Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại ban cơ yếu chính phủ (Trang 44 - 45)

Phương pháp này được thu thập từ nguồn thông tin thu thập được tại những tài liệu tham khảo tại Ban Cơ yếu Chính phủ, dữ liệu sơ cấp được sử

dụng trong đề tài bao gồm: Dữ liệu về số liệu nguồn vốn NSNN qua các năm của toàn Ban Cơ yếu Chính phủ. Trong đó bao gồm các khoản thu chi, các khoản phát sinh của năm hoạt động thu-chi ngân sách và các ý kiến đánh giá về mức độ thu-chi.

Ý kiến đánh giá về khó khăn, thuận lợi, kiến nghị, giải pháp. Ý kiến về nguyên nhân thu-chi không đúng. Các dữ liệu này được thu thập từ các nghiên cứu điển hình và xin tham vấn, ý kiến của lãnh đạo và cán bộ quản lý của Vụ Kế hoạch – Tài chính về các nội dung, thuận lợi, khó khăn và kiến nghị của đại diện đơn vị.

- Điều tra khảo sát: Mục đích là cung cấp các thông tin số liệu sơ cấp nhằm đánh giá việc quản lý tài chính tại Ban Cơ yếu Chính Phủ như thế nào, công tác quyết toán, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính. Tác giả điều tra khảo sát 40 phiếu/40 người, đối tượng điều tra gồm: Cán bộ quản lý tài chính của Ban Cơ yếu Chính phủ: (5 phiếu), bộ phận kế hoạch, kế toán phòng ban (10 phiếu), và đại diện các đơn vị làm công tác thanh quyết toán (25 phiếu) cá nhân tại các Cục, Vụ và các đơn vị; Phương thức điều tra trực tiếp qua bảng hỏi, kết hợp các câu hỏi định tính, định lượng và các điểm qua thang đo likert.

- Nội dung khảo sát: Được thể hiện trong mẫu phiếu khảo sát (xem mẫu phiếu điều tra, khảo sát tại phụ lục). Mẫu phiếu điều tra, khảo sát gồm các nội dung sau: Đánh giá về công tác lập dự toán; Đánh giá về công tác thực hiện dự toán; Đánh giá về công tác quyết toán và Đánh giá về công tác kiểm tra giám sát. Ở mỗi nội dung được đánh giá theo 3 mức: Đồng ý, Trung lập và Không đồng ý.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại ban cơ yếu chính phủ (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w