Kinh nghiệm thực hiện quản lý tài chính công ở một số đơn vị

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại ban cơ yếu chính phủ (Trang 39 - 42)

1.3.1.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính của Cục Hậu cần - Bộ Tổng Tham mưu

Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về quản lý tài chính ở đơn vị dự toán quân đội, công tác tổ chức, quản lý tài chính ở một số đơn vị tương đồng, có thể rút ra một số kinh nghiệm như sau:

- Về Bộ máy quản lý tài chính tại đơn vị: Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong công tác quản lý tài chính, nâng cao năng lực quản lý và điều hành ngân sách của người chỉ huy đơn vị. Để quản lý tài chính ở các đơn vị dự toán quân đội được tốt thì phải coi trọng cải cách cơ chế quản lý tài chính - ngân sách cho phù hợp với nhiệm vụ, điều kiện thực tế của đơn vị; tập trung sử dụng có hiệu quả công cụ quản lý tài chính để khai thác có hiệu quả nguồn thu từ làm kinh tế kết hợp, huy động mọi nguồn lực cho thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh và phát triển quân đội theo hướng chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại.

- Về công tác lập dự toán: Chú trọng công tác phân tích, dự báo tình hình kinh tế - chính trị phục vụ cho việc hoạch định chính sách chi tiêu cho các nhiệm vụ trọng yếu nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ cho an ninh quốc phòng một cách toàn diện và vững chắc. Trên cơ sở đó ban hành những tiêu chuẩn định mức và các chế độ cho các khoản chi được hợp lý và khoa học, từ đó lập dự toán một cách chính sách khoa học cho các khoản chi.

- Công tác quản lý chi: Thống nhất chỉ đạo và phân cấp quản lý tài chính cho các đơn vị cấp dưới trên cơ sở thống nhất chính sách, chế độ, tạo điều kiện cho cấp dưới phát huy được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo các quy định của pháp luật, thực hiện quản lý tài chính và sử dụng linh hoạt nguồn lực tài

chính, cho phép thi hành những biện pháp tài chính cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của từng đơn vị. Các đơn vị, các ngành nghiệp vụ đều thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ, có hiệu quả trên toàn bộ các khâu của chu trình ngân sách, từ khâu lập, chấp hành dự toán và quyết toán NSNN.

- Làm tốt công tác công khai, minh bạch trong quản lý tài chính ở các đơn vị sẽ góp phần giảm thiểu tham nhũng, lãng phí và chi sai mục đích. Nhưng cũng cần nghiên cứu để quy định công khai những nội dung gì, công khai như thế nào để cán bộ, nhân viên được tiếp cận thông tin một cách dễ dàng và hiểu được nội dung các chỉ số công khai mang tính minh bạch.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình nhận và sử dụng kinh phí tại mỗi đơn vị được cấp có hệ thống sao cho mỗi khoản chi tiêu kinh phí đảm bảo theo đúng dự toán, đúng định mức, tiêu chuẩn, đúng chế độ và thủ tục chi tiêu theo quy định hiện hành.

1.3.1.2 . Kinh nghiệm thực hiện quản lý tài chính công tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phủ Chủ tịch.

Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phủ Chủ tịch là đơn vị sự nghiệp có chức năng bảo quản và phát huy giá trị các di tích, tài liệu, hiện vật về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phủ Chủ tịch thời kỳ từ năm 1954 đến tháng 9 năm 1969.

Đây là cơ quan sự nghiệp có thu thuộc hệ thống các cơ quan nhà nước, do đó cơ chế phân bổ ngân sách cũng như các cơ quan nhà nước nói chung. Hàng năm, căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính của năm trước liền kề và khối lượng công việc trong năm kế hoạch, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phủ Chủ tịch lập dự toán trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Hoạt động quản lý chi NSNN trong những năm qua, đặc biệt là những năm gần đây đã có những bước đáng kể và đạt được nhiều thành công nhất định góp phần vào hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phủ Chủ tịch.

* Những ưu điểm trong quản lý tài chính công tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phủ Chủ tịch.

- Qua việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, chủ động trong công tác đa dạng hóa nguồn thu; chủ động trong các quyết định về tài chính và gắn liền với thực tiễn. Hiệu quả quả công việc tốt, nguồn tài chính huy động được ngày càng phong phú và đa dạng.

- Xây dựng các phương án, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu trong công tác thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Góp phần tăng tính chủ động của đơn vị, sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí, tiết kiệm chi.

Chủ động chú trọng đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác nghiệp vụ chuyên môn của đơn vị... trên cơ sở tiết kiệm, phù hợp với nguồn kinh phí của đơn vị.

- Công tác lập, phân bổ và giao dự toán đảm bảo tính công khai, minh bạch, cơ bản đảm bảo thời gian theo quy trình, từng bước nâng cao chất lượng lập dự toán. Từng bước nâng dần ý thức thực hiện Luật NSNN. Công tác xét duyệt, thẩm định quyết toán ngân sách được cơ quan tài chính quan tâm, tập trung nhân lực để thực hiện tốt nhiệm vụ.

* Những mặt hạn chế trong quản lý tài chính tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phủ Chủ tịch.

- Cơ cấu chi ngân sách nguồn không thường xuyên trong tổng chi ngân sách của đơn vị hàng năm tuy có tăng về số tuyệt đối nhưng chiếm tỷ lệ còn thấp trong tổng chi ngân sách. Tuy nhiên, do nguồn vốn ngân sách của đơn vị chưa cân đối được nhiệm vụ chi thường xuyên nên đã sử dụng nguồn chi này để bổ sung dự toán cho các đơn vị.

- Chuyển từ thực hiện cơ chế do NSNN cấp kinh phí sang thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đòi hỏi toàn thể cán bộ, viên chức phải tiếp cận và làm quen với cách thức làm việc mới đặc biệt là thủ trưởng đơn vị và các bộ phận tham mưu. Mặc dù là đơn vị sự nghiệp có thu nhưng thực tế triển khai hoạt

động có tính chất tương tự như các đơn vị hoạt động kinh doanh. Mọi hoạt động của đơn vị đều phải cân nhắc, cân đối kinh phí và tính toán đến cả hiệu quả kinh tế. Đơn vị chưa thực sự chủ động, tích cực thực hiện cơ chế mới.

- Chưa chủ động xây dựng kế hoạch chi tiêu trong ngắn hạn và phương án sử dụng kinh phí dài hạn; Chưa thực hiện thường xuyên công tác phân tích, đánh giá cụ thể về kết quả hoạt động của đơn vị. Trên cơ sở đó cân đối thu chi phù hợp dẫn tới mức tiết kiệm chưa được nhiều; hiệu quả khai thác tài sản cố định còn thấp; hoạt động liên doanh liên kết với các tổ chức cá nhân để tạo nguồn thu còn nhiều hạn chế; Việc tính hao mòn và trích khấu hao tài sản cố định cho các hoạt động trong đơn vị còn bất cập.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại ban cơ yếu chính phủ (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w