Mục tiêu quản lý tài chính tại Ban Cơ yếu Chính phủ

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại ban cơ yếu chính phủ (Trang 88 - 90)

Tài chính là công cụ quan trọng để các đơn vị quản lý các hoạt động của các đơn vị trong việc thực hiện chức năng điều hành hoạt động chuyên môn, hướng tới thực hiện tốt nhiệm vụ được giao của đơn vị, thông qua chính sách chế độ để quản lý nguồn lực tài chính. Để góp phần thực hiện thành công mục tiêu, kế hoạch của công tác cơ yếu được Đảng và nhà nước giao, hệ thống quản lý tài chính ở Ban Cơ yếu Chính phủ cần hoàn thiện để góp phần đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới cụ thể:

- Củng cố, xây dựng hệ thống tổ chức ngành cơ yếu thống nhất, chặt chẽ, chính quy phù hợp với yêu cầu lãnh đạo của Đảng, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về cơ yếu đối với các Bộ, ngành, địa phương. Nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo Ngành, tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch phát triển các mạng liên lạc cơ yếu, kế hoạch triển khai sử dụng các loại thiết bị, mật mã, máy chuyên dụng đến năm 2020; tập trung đổi mới, phát triển đồng bộ, vững chắc các tổ chức cơ yếu và hệ thống kỹ thuật mật mã. Thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về mật mã dân sự; đầu tư mở rộng hệ thống chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị; triển khai hiệu quả giám sát an toàn thông tin trên mạng công nghệ thông tin trọng yếu của các cơ quan Đảng, Chính phủ.

- Tiếp tục thực hiện Đề án đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngành Cơ yếu Việt Nam đến năm 2025, tổng kết và đề xuất phát triển cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

- Chuyển giao công nghệ phục vụ thiết kế chế tạo một số thiết bị mật mã dựa trên nền công nghệ tiên tiến (tập trung vào triển khai các sản phẩm mật mã trong các hệ thống): vũ khí công nghệ cao; Hệ thống thông tin chỉ huy điều hành; Thiết bị Mã thoại di động...

- Chương trình nghiên cứu phát triển khoa học - công nghệ mật mã của ngành Cơ yếu Việt Nam đến năm 2030 theo định hướng: tiên tiến, hiện đại, đủ

năng lực nghiên cứu, sản xuất, cung cấp các sản phẩm mật mã và an toàn thông tin dựa trên cơ sở công nghệ cao, bảo đảm an toàn tuyệt đối; kiểm định, đánh giá được sản phẩm mật mã và an toàn thông tin trước khi cấp phép đưa vào sử dụng.

- Xây dựng được các hệ thống thông tin mật mã quốc gia tự động, hiện đại, đồng bộ đáp ứng yêu cầu bảo mật và an toàn thông tin phục vụ Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và các Bộ Ngành, địa phương. Triển khai các sản phẩm mật mã trong các hệ thống thông tin chỉ huy (Di động, sóng ngắn – sóng cực ngắn); sản phẩm bảo mật mới, công nghệ thông tin...

- Triển khai hệ thống chứng thực điện tử và chữ ký số chuyên dùng (CA) phục vụ Chính phủ điện tử theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2012, đồng thời nâng cấp trung tâm giám sát an ninh mạng để thực hiện kiểm soát giao dịch điện tử và phòng ngừa, chủ động chống xâm nhập, bảo đảm an toàn mạng.

- Củng cố phát triển các Trung tâm đảm bảo kỹ thuật mật mã hiện có và các địa bàn chiến lược. Bố trí dự phòng, dự trữ kỹ thuật mật mã đủ sức ứng cứu kịp thời trong mọi tình huống.

- Bảo đảm điều kiện làm việc theo tiêu chuẩn cho các tổ chức cơ yếu trong toàn quốc; tăng cường trang bị kỹ thuật mật mã hiện đại, tự động cho người chỉ huy trực tiếp sử dụng.

- Tăng cường đầu tư công nghệ cao cho các cơ sở sản xuất - cung cấp sản phẩm mật mã và an toàn thông tin.

- Phát triển mở rộng hệ thống chứng thực điện tử mang tầm cỡ quốc gia, quy mô hiện đại; đầu tư hiện đại hóa các cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực, kiểm tra, kiểm định sản phẩm bảo mật và an toàn thông tin.

- Quy hoạch cơ sở đào tạo, nghiên cứu, sản xuất mật mã phù hợp với Quy hoạch của địa phương nơi đóng quân.

- Hoàn thiện văn bản pháp quy quản lý ngành, đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng tập trung xây dựng các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Cơ yếu, các tiêu chuẩn mật mã Việt Nam và cơ chế quản lý giữa Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Quốc phòng với các Bộ, ngành, địa phương về quản lý nhân lực, chuyên môn nghiệp vụ cơ yếu, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật.

- Tăng cường các hoạt động quản lý nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng mật mã phục vụ kinh tế xã hội.

- Nghiên cứu, sản xuất, cung cấp các sản phẩm dịch vụ bảo mật và an toàn thông tin theo nhu cầu cho các hoạt động kinh tế xã hội, các tổ chức, đoàn thể công dân.

- Thực hiện nghĩa vụ hợp tác Quốc tế với ngành Cơ yếu Lào, Campuchia và CuBa.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại ban cơ yếu chính phủ (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w