Định hướng quản lý tài chính tại Ban Cơ yếu Chính phủ

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại ban cơ yếu chính phủ (Trang 90 - 95)

Một là, hoàn thiện quản lý tài chính tại Ban Cơ yếu Chính phủ theo cơ chế tài chính mới

Luật NSNN 2015 đã được xây dựng và Quốc Hội thông qua. Luật có những đặc điểm mới tác động rất lớn đến quản lý tài chính của các CQNN, trong đó có Ban Cơ yếu Chính phủ. Cụ thể là:

Về nguyên tắc quản lý NSNN: NSNN được quản lý thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng, bình đẳng; có phân công, phân cấp quản lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp. Toàn bộ các khoản thu, chi ngân sách phải được dự toán, tổng hợp đẩy đủ vào NSNN. Các khoản thu ngân sách thực hiện theo quy định của các luật thuế và chế độ theo quy định của pháp luật. Các khoản chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có thẩm quyền giao và phải đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Luật NSNN 2015 đã quy định về nội dung, hình thức, thời hạn công khai quá trình lập dự toán, dự thảo ngân sách, dự toán, chấp hành, quyết toán, kết quả kiểm toán NSNN. Đồng thời thể hiện khá đầy đủ các yêu cầu về nội dung công khai, phạm vi công khai, hình thức công khai và trách nhiệm phải thực hiện công khai.

Các đơn vị và cá nhân làm công tác quản lý tài chính tại Ban Cơ yếu Chính phủ cần nghiên cứu kỹ cơ chế tài chính mới để vận dụng vào công tác chuyên môn của mình. Về lập dự toán NSNN hằng năm: Dự toán NSNN phải tổng hợp theo từng khoản thu, chi và theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi dự trữ quốc gia, chi trả nợ và viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách. Đối với các cơ quan như Ban Cơ yếu Chính phủ, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm gồm các nội dung: mục tiêu, nhiệm vụ, chế độ, chính sách chủ yếu của ngành, cơ quan, đơn vị; dự báo các nguồn lực tài chính, trong đó dự báo về số thu được giao quản lý, yêu cầu về chi ngân sách để thực hiện; thể hiện nguyên tắc và cách thức xác định, sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách và dự kiến phân bổ kinh phí trong tổng mức trần chi tiêu được cơ quan có thẩm quyền xác định trước; các giải pháp chủ yếu để cân đối giữa nhu cầu chi ngân sách và trần chi tiêu trong thời hạn 3 năm.

Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định, đơn vị sự nghiệp công lập được quyết định các biện pháp thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch của đơn vị, kế hoạch của cơ quan cấp trên giao, đảm bảo chất lượng, tiến độ; tham dự đấu thầu các hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của đơn vị sự nghiệp công được cấp có thẩm quyền giao; liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để cung ứng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội theo quy định của pháp luật…

Hai là, định hướng hoàn thiện quản lý tài chính tại Ban Cơ yếu Chính phủ

trực thuộc phải được hoàn thiện và đổi mới theo phương châm nhất quán với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác quản lý tài chính nói chung, đồng thời đảm bảo nguồn lực thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm do Đảng và Nhà nước giao về công tác cơ yếu, đẩy mạnh các hoạt động cơ yếu, xây dựng, sửa chửa, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động QLNN về cơ yếu, hạn chế tác động tiêu cực, lộ lọt thông tin cơ mật của Nhà nước. Để hoàn thành tốt chủ trương, chính sách của ngành cơ yếu đối với Đảng và Nhà nước, phương hướng hoàn thiện quản lý tài chính tại Ban Cơ yếu Chính phủ đòi hỏi phải làm tốt những nội dung sau:

* Hoàn thiện quản lý tài chính từ nguồn NSNN tại Ban Cơ yếu Chính phủ

Mục tiêu của quản lý tài chính từ nguồn NSNN tại Ban Cơ yếu Chính phủ trong thời gian tới là không ngừng củng cố, nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo tốt chức năng nhiệm vụ của Ban và các cơ quan đơn vị trực thuộc, hoàn thiện các mục tiêu xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ công tác cơ yếu, góp phần nâng cao chất lượng công tác cơ yếu tại Ban Cơ yếu Chính phủ và các đơn vị trực thuộc.

- Hoàn thiện quản lý NSNN tại Ban Cơ yếu Chính phủ phải quán triệt đường lối, chính sách ngành cơ yếu và pháp luật về quản lý tài chính nói chung và nhiệm vụ của Ban Cơ yếu nói riêng.

- Tập trung cơ cấu lại NSNN theo hướng phân định rõ nguồn thu và nhiệm vụ chi của NSNN tại các cơ quan đơn vị sự nghiệp. Đồng thời đa dạng hóa nguồn thu, mở rộng nguồn thu, nuôi dưỡng nguồn thu tại các đơn vị sự nghiệp để đảm bảo tính ổn định lâu dài của thu ngân sách.

- Đổi mới và nâng cao hiệu quả điều hành ngân sách tại Ban Cơ yếu Chính phủ, triệt để tiết kiệm trong chi thường xuyên, ưu tiên chi đầu tư phát triển.

- Hoàn thiện quản lý NSNN phải đi đôi với hoàn thiện bộ máy, tăng cường chức năng, quyền hạn của bộ máy quản lý NSNN. Nâng cao trình độ,

năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài chính. Hoàn thiện chế độ thông tin báo cáo, công tác tài chính kế toán và giải trình về kết quả của đơn vị cung ứng sự nghiệp công.

Cần nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý lao động, biên chế và tài chính, thúc đẩy việc sắp xếp tổ chức bộ máy hợp lý, tinh giản biên chế, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác quản lý hành chính nhà nước và cung ứng sản phẩm mật mã liên quan đến cơ yếu tại Ban Cơ yếu Chính phủ và các đơn vị trực thuộc.

Nâng cao năng lực và hiệu quả thanh tra, kiểm tra, giám sát tài chính, đảm bảo sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát các nguồn lực tài chính, tài sản quốc gia.

Cần tạo nguồn kinh phí chủ động cho các hoạt động cơ yếu tại Ban Cơ yếu Chính phủ.

* Hoàn thiện quản lý nguồn tài chính hoạt động sự nghiệp công lập của Ban Cơ yếu Chính phủ

Đổi mới hoạt động cung ứng các sản phẩm mật mã cho các hệ quân sự và dân sự là thúc đẩy các hoạt động của ngành cơ yếu phát triển mạnh mẽ dưới sự quản lý của Nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập về ngành cơ yếu, thúc đẩy sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; xóa bỏ tình trạng bao cấp tràn lan; huy động được các nguồn lực của xã hội để từ đó tái cơ cấu và sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách. Cụ thể là:

- Ban Cơ yếu Chính phủ và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc cần nghiên cứu, bổ sung và đề xuất các quy định cụ thể về tổ chức bộ máy, quản lý biên chế và cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp. Trong đó, về biên chế cần chuyển đổi theo hướng có quy định tổng mức biên chế hoặc ràng buộc điều kiện để đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm trong quản lý số lượng biên chế. Về

cơ chế tài chính, cần có quy định về tổng hợp các nguồn thu của đơn vị sự nghiệp, trong đó nguồn NSNN đặt hàng cũng được coi là một nguồn thu, để phân loại và quy định mức độ tự chủ của đơn vị sự nghiệp công.

- Cần xây dựng những quy định mức trần tối đa về tiền lương, căn cứ kết quả hoạt động và dịch vụ cung cấp của đơn vị sự nghiệp, đơn vị được quyết định mức chi trả tiền lương theo mức độ tự chủ, nhưng không quá trần tối đa nhằm giúp các đơn vị sự nghiêp công lập tự chủ trong việc trả lương cho cán bộ, viên chức, người lao động và tránh việc sử dụng lao động quá khả năng chi trả của đơn vị.

- Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức một cách chính đáng từ các hoạt động dịch vụ có thu của đơn vị và tiết kiệm từ nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên do NSNN cấp. Chủ động tăng nguồn thu, mở rộng và tăng cường chất lượng các sản phẩm mật mã phục vụ cho hệ dân sự, các dịch vụ kiểm định (tăng cường hợp tác và liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học về mật mã với các tổ chức trong nước và nước ngoài; xuất bản các loại sách, các ấn phẩm, tạp chí an toàn thông tin được Nhà nước cho phép hoạt động...) để cải thiện và tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức, người lao động của Ban Cơ yếu Chính phủ một cách hợp lý.

- Đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên đối với các hoạt động sự nghiệp công lập về cơ yếu đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc.

- Hoàn thiện thể chế về cơ chế đặt hàng, mua hàng, giao nhiệm vụ cung ứng dịch vụ công với các đơn vị sự nghiệp công về cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ. Xây dựng, hoàn thiện và ban hành hệ thống định mức và tiêu chí, tiêu chuẩn của từng loại hình dịch vụ sự nghiệp công. Cùng với đó, đổi mới cơ chế tính giá đặt hàng sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công; Từng bước tính đúng, tính đủ các chi phí hợp lý trong giá dịch vụ sự nghiệp, phù hợp với thị trường và khả năng của NSNN.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại ban cơ yếu chính phủ (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w