Kiểm tra, giám sát quản lý tài chính tại Ban Cơ yếu Chính phủ

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại ban cơ yếu chính phủ (Trang 75 - 78)

Về công tác giám sát (kiểm soát) tài chính: về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu nghiệp vụ. Đối với công tác giám sát chi, việc giao nhận hồ sơ (quản lý hồ sơ) giữa đơn vị sử dụng ngân sách với nhà thầu hay chứng từ nộp

KBNN được thực hiện trực tiếp qua cán bộ kiểm soát chi, mỗi đơn vị giao dịch tất cả các khoản thu chi ngân sách bằng dự toán hoặc tiền gửi đều trực tiếp giao dịch với cán bộ chuyên quản của phòng Kiểm soát chi. Qua đó, góp phần giảm đầu mối trong kiểm soát chi, đáp ứng được yêu cầu cải cách thủ tục hành chính. Đồng thời, cũng giúp từng cán bộ kiểm soát chi nắm bắt được tất cả các phần hành nghiệp vụ (thu, chi, tiền gửi...). Bên cạnh đó, mỗi cán bộ kiểm soát chi thông qua việc kiểm soát các nghiệp vụ của đơn vị sử dụng ngân sách hiểu rõ cơ cấu, chức năng nhiệm vụ và báo cáo tài chính cụ thể của từng đơn vị phục vụ tốt cho việc cung cấp số liệu cho thanh tra, kiểm toán.

Các khoản bị từ chối thanh toán xuất phát từ nhiều nguyên nhân, như sai sót, nhầm lẫn trong quá trình lập hồ sơ của đơn vị sử dụng ngân sách, một số khoản chi mua sắm phát sinh nhưng chưa có trong dự toán, chi sai đơn vị hưởng, sai chế độ, định mức, thiếu hồ sơ.

Về công tác kiểm tra: thực hiện chặt chẽ theo định kỳ và kiểm tra đột xuất: Vụ Kế hoạch – Tài chính, Thanh tra Cơ yếu kiểm tra công tác thực hiện kế hoạch, dự án, Báo cáo KTKT, Thuyết minh KTKT, Kế toán tại phòng Kế hoạch – Tài chính của các cơ quan/đơn vị.

Nội dung kiểm tra về kế toán NSNN gồm có: Nội dung thực hiện các gói thầu, tình hình thu/chi, số liệu, chứng từ, tài liệu lưu trữ; các loại báo cáo, sổ sách, nhập sổ tăng/giảm tài sản; tổ chức bộ máy hoạt động và nghiệp vụ liên quan đến hệ thống thông tin: người sử dụng, bảo mật thông tin, tiếp nhận và phản hồi thông tin... Thông tin đó phát hiện được những thiếu sót của đơn vị. Vụ Kế hoạch – Tài chính được kiểm tra để đưa ra được nhận xét, kiến nghị kịp thời giúp các cơ quan/đơn vị: Đối với sai sót nhỏ có thể yêu cầu đơn vị bổ sung: thiếu sót nội dung chứng từ, bổ sung hồ sơ... Đối với những sai sót nghiêm trọng: Cố tình thực hiện sai, chi khống, giả mạo chứng từ, để lộ thông tin mật ... sẽ báo cáo lãnh đạo Ban có ý kiến xử lý, có thể yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc cùng điều tra.

Các lỗi sai chủ yếu của cơ quan đơn vị thường tồn tại ở khâu tài liệu lưu trữ, hoặc phê duyệt chưa đúng thẩm quyền, điều chỉnh dự án khi chưa có quyết định (chủ yếu là sai ở mục thời gian phê duyệt và thời gian thi công).

Kiểm tra công tác quản lý việc thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật phòng chống tham nhũng; việc chấp hành quy định về tiếp công dân, nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; việc thực hiện công tác tự kiểm tra theo quy định.

Kiểm tra thường xuyên và đột xuất tại các đơn vị trực thuộc.

Ngoài ra, Vụ Kế hoạch – Tài chính thường xuyên kiểm tra các cơ quan đơn vị trực thuộc về các nội dung: các khoản thu, chi NSNN, các báo cáo. Tổng số cuộc kiểm tra nội bộ và của Kiểm toán nhà nước qua các năm cho thấy số đợt kiểm tra được thực hiện định kỳ theo các quý/cả năm (không tính các đợt kiểm tra, giám sát nhỏ) được duy trì từ 5-6 đợt/năm/cơ quan đơn vị (qua 3 năm số cuộc kiểm tra nội bộ là 16 cuộc, 0 đợt kiểm toán nhà nước).

Bảng 3.11. Tình hình thanh kiểm tra quản lý ngân sách tại Ban Cơ yếu Chính phủ

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Kiểm tra nội bộ Kiểm toán NN Kiểm tra nội bộ Kiểm toán NN Kiểm tra nội bộ Kiểm toán NN Số lần kiểm tra 6 0 5 0 5 0 Số lần vi phạm 1 0 2 0 0 0 Xử lý vi phạm 1 0 3 0 1 0 Cảnh cáo 0 0 0 0 0 0 Nhắc nhở 1 0 3 0 0 0

Qua ý kiến khảo sát về công tác kiểm tra, giám sát quản lý tài chính tại Ban Cơ yếu Chính phủ cho thấy: Công tác kiểm tra, giám sát quản lý ngân sách được thực hiện thường xuyên; kiểm tra, giám sát quản lý ngân sách đảm bảo chặt chẽ, đúng quy trình, quy định; chế tài xử lý vi phạm đủ nghiêm minh. Tuy nhiên vẫn còn có 6 ý kiến cho rằng cần tích cực kiểm tra nội bộ thường xuyên, giám sát chặt chẽ hơn nữa; 8 ý kiến cần xử lý các trường họp vi phạm nghiêm hơn nữa (Bảng 3.12)

Bảng 3.12. Ý kiến đánh giá về quyết toán ngân sách tại Kho bạc nhà nước Hà Nội

ĐVT: người Nội dung Đồng ý Trung lập Không đồng ý

Kiểm tra, giám sát quản lý ngân sách được

thực hiện thường xuyên 32 2 6

Kiểm tra, giám sát quản lý ngân sách đảm

bảo chặt chẽ, đúng quy trình, quy định 33 1 6

Chế tài xử lý vi phạm đủ nghiêm minh 30 2 8

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2020

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại ban cơ yếu chính phủ (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w