Quá trình hình thành và phát triển của Ban Cơ yếu Chính phủ

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại ban cơ yếu chính phủ (Trang 48 - 50)

Hoạt động cơ yếu là một thành phần chức năng không thể thiếu của hệ thống bảo vệ an ninh quốc gia; hoạt động cơ yếu luôn luôn gắn liền với lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang nhân dân; “Hoạt động cơ yếu là hoạt động cơ mật đặc biệt, thuộc lĩnh vực an ninh quốc gia, sử dụng nghiệp vụ mật mã, kỹ thuật mật mã và các giải pháp có liên quan để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước, do lực lượng chuyên trách đảm nhiệm” (Luật Cơ yếu, 2011). Nói đến hoạt động cơ yếu là nói đến một lĩnh vực hết sức đặc thù với chức năng giữ gìn bí mật, chuyển tải bí mật các nội dung thông tin lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy của Đảng, nhà nước và các ngành, các cấp, các địa phương.

- Các văn bản liên quan đến quản lý tài chính tại Ban Cơ yếu Chính phủ

Căn cứ vào Nghị định số 60/2003/NĐCP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn Luật NSNN; Ban cơ yếu Chính phủ đã chỉ đạo Vụ Kế hoạch - Tài chính lập dự toán ngân sách. Dự toán được đảm bảo xây dựng trên cơ sở các nguồn thu được hướng theo phân cấp, nguồn bổ sung cân đối của Bộ Tài chính đã giao cho ngân sách của Ban Cơ yếu Chính phủ trong thời kỳ ổn định ngân sách và nguồn bổ sung cho các chương trình mục tiêu, chế độ chính sách mới. Đối với các khoản chi thường xuyên, việc lập dự toán được dựa trên cơ sở các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức do chính phủ và Bộ tài chính quy định. Đối với các khoản chi đầu tư phát triển trên cơ sở bố trí kế hoạch cho các dự án có đủ điều kiện, bố trí phù hợp khả năng ngân sách đồng thời ưu tiên bố trí vốn để trả nợ và đầu tư cho các dự án đang thực hiện.

Trải qua 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, ngày nay Ngành Cơ yếu Việt Nam đã trở thành một ngành khoa học kỹ thuật cơ mật đặc biệt, được tổ chức thống nhất, chặt chẽ. Hiện nay, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định, bất trắc, khó lường. Trong nước, tình hình kinh tế - xã hội cơ bản ổn định, quốc phòng, an ninh và đối ngoại được giữ vững, tuy nhiên cũng còn nhiều khó khăn, thách thức. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và viễn thông, các thế lực thù địch tăng cường các thủ đoạn nhằm đánh cắp nội dung thông tin bí mật Nhà nước, chiến tranh mạng đã trở nên hiện hữu. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, văn bản quan trọng, với chủ trương đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ thông tin và tăng cường công tác bảo mật, an toàn thông tin trong tình hình mới.

Bối cảnh trên đã đặt ra cho Ngành Cơ yếu Việt Nam những thách thức to lớn và những nhiệm vụ mới trong việc bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn thông tin lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước trong mọi tình huống. Với tư cách là một Ngành khoa học kỹ thuật cơ mật, đặc biệt của lĩnh vực an ninh quốc gia, trong giai đoạn hiện nay, Ngành Cơ yếu cần quan tâm và ưu tiên đầu tư tạo sự đột phá để đưa Ngành tiến nhanh lên chính quy, hiện đại. Đồng thời, Ngành Cơ yếu cần tiếp tục phát huy vai trò của một lực lượng chuyên trách bảo vệ thông tin bí mật Nhà nước; chủ động tham mưu cho Đảng, Nhà nước những nội dung liên quan đến định hướng, chiến lược phát triển trong lĩnh vực bảo mật, an toàn thông tin quốc gia.

Tổ chức cơ yếu đầu tiên ra đời ngày 12/9/1945 là Ban Mật mã – Phòng Thông tin liên lạc - Bộ Tổng tham mưu - Quân đội nhân dân Việt Nam. Qua 70 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, tới nay, Cơ yếu Việt Nam trở thành một ngành dọc, có tổ chức thống nhất, chặt chẽ từ Trung ương tới các cơ sở rộng khắp trong và ngoài nước. Cán bộ, chiến sĩ, nhân viên cơ yếu là

những người lính chiến đấu trên mặt trận thầm lặng, ngày đêm bảo mật thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy được bí mật, chính xác, kịp thời trong mọi tình huống. Nhiều thế hệ cơ yếu, bằng mồ hôi, xương máu, trí tuệ của mình đã hun đúc nên truyền thống 10 chữ vàng được BCH Trung ương Đảng trao tặng: “Trung thành, tận tụy, đoàn kết, kỷ luật, sáng tạo”.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại ban cơ yếu chính phủ (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w