Tổng quan về yếu tố cảm xúc

Một phần của tài liệu Kỹ năng viết bài biện hộ tại Moot 2021 HUL (Trang 50)

Theo quan điểm của Don Hockenbury và Sandra E.Hockenbury trong cuốn sách “Khám phá tâm lý học”, cảm xúc là một trạng thái tâm lý phức tạp bao gồm ba thành phần riêng biệt: trải nghiệm chủ quan, phản ứng sinh lý và phản ứng hành vi hoặc biểu cảm.24 Tức là để một cảm xúc được hình thành thì trước hết là phải có sự tác động của một yếu tố ngoại cảnh để con người xuất hiện sự trải nghiệm một cách chủ quan đối với sự tác động này. Qua đó, tùy thuộc vào từng vấn đề gặp phải mà não bộ sẽ tiết ra các hormone để khiến con người có những cảm xúc đối với sự tác động ngay bên trong cơ thể. Để rồi nó thông qua hành vi, biểu cảm, trạng thái của con người mà thể hiện ra bằng nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả thì cảm xúc là các yếu tố bên trong, nó bao gồm sự phản ứng bằng nhiều hình thức hành vi, biểu cảm, tâm trạng, ... của con người trước tác động của ngoại cảnh tức yếu tố bên ngoài.

Bàn về phân loại cảm xúc thì có rất nhiều loại cảm xúc khác nhau như: Sợ hãi, giận dữ, bất ngờ, vui vẻ, buồn bã, ... Mỗi cảm xúc thì sẽ điều hướng hành động của con người, tùy thuộc vào tác động của ngoại cảnh. Nhưng về cơ bản thì ta có thể sẽ phân loại thành hai nhóm cảm xúc chủ yếu.

Thứ nhất: Cảm xúc tích cực: Là những cảm xúc mang đến sự thoải mái, tác động tốt lên con người. Trong đời sống hằng ngày ta nhận được những cảm xúc này thông qua tình yêu, thông qua sự tác động của những sự kiện ngoại cảnh khiến bản thân ta cảm thấy vui vẻ, thoải mái. Trong mỗi môi trường khác nhau thì những cảm xúc tích cực nhận được sẽ có thể xuất phát từ nhiều hành động khác nhau. Tuy nhiên, tác động mà mỗi cảm xúc tích cực mang lại cho chúng ta đều giống nhau khi chúng

Một phần của tài liệu Kỹ năng viết bài biện hộ tại Moot 2021 HUL (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)