Một số giải pháp để hạn chế sự ảnh hưởng của yếu tố cảm xúc của sinh viên trong việc tranh tụng tại phiên tòa giả định.

Một phần của tài liệu Kỹ năng viết bài biện hộ tại Moot 2021 HUL (Trang 55 - 59)

viên trong việc tranh tụng tại phiên tòa giả định.

Dựa trên kết quả phân tích cũng như ý kiến khách quan thì tác giả đã có một số đề xuất cụ thể về giải pháp để hạn chế tối thiểu sự tác động của các yếu tố cảm xúc cũng như giúp đỡ sinh viên Trường Đại học Luật, Đại học Huế trong việc làm chủ cảm xúc của bản thân trong việc tranh tụng tại phiên tòa giả định.

Thứ nhất: Tham gia nhiều phiên tòa giả định. Thực tế đã chứng minh, không có cách thức nào làm quen tốt hơn bằng việc lặp lại. Khi mỗi sinh viên lặp đi lặp lại việc tham gia phiên tòa giả định thì qua mỗi lần kinh nghiệm về kiến thức, kỹ năng cũng như cách để làm chủ cảm xúc sẽ ngày một nhiều hơn. Đến một ngày nó trở thành thói quen thì bản thân mỗi sinh viên lúc này sẽ cảm thấy việc tham gia phiên tòa giả định không khác gì so với việc đi học thông thường. Mọi tâm lý, mọi cảm xúc tiêu cực sẽ

53

đều được gỡ bỏ. Tạo ra một sự bình tĩnh đáng kinh ngạc trong trường hợp này. Tuy nhiên, điều này là không dễ dàng đạt được khi nó phải trải qua thời gian rất dài trước khi trở thành thói quen. Vậy nên trước mắt thì các sinh viên nên bắt đầu bằng việc tham gia càng nhiều phiên tòa giả định càng tốt để có thể tích lũy được các kinh nghiệm để ngày càng hoàn thiện bản thân hơn trong quá trình tranh tụng tại phiên tòa giả định.

Thứ hai: Học tập cách làm chủ cảm xúc bản thân tại các talkshow, các hội thảo có liên quan đến vấn đề này do Trường Đại học Luật, Đại học Huế tổ chức. Bên cạnh đó cần nổ lực học tập từ những nguồn tài liệu đáng tin cậy từ những cơ sở đào tạo giáo dục về vấn đề này. Nguyên nhân là bởi cảm xúc là của mỗi người và ai cũng có tuy nhiên cách để làm chủ cảm xúc thì không phải ai cũng biết. Do đó, mỗi sinh viên nếu muốn tối ưu trong việc rèn luyện cách để làm chủ cảm xúc thì trước hết họ cần có một lượng kiến thức vững vàng về vấn đề này. Từ đó mới hình thành nên cơ sở, lộ trình đúng đắn trong việc rèn luyện cách để làm chủ cảm xúc của bản thân. Thông qua đó, không chỉ biết cách hạn chế được tối thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố cảm xúc đến bản thân mà còn có khả năng dùng chính các yếu tố cảm xúc làm động lực để đạt được ưu thế trước đối thủ trong tranh tụng tại phiên tòa giả định

Thứ ba: Tập từ bỏ những cảm xúc tiêu cực. Sau khi tiếp thu khiến thức thì rõ ràng việc rèn luyện là việc cần phải làm liên tục nếu các sinh viên mong muốn bản thân mình tốt hơn. Như ta đã biết các cảm xúc tiêu cực tác động xấu đến ta như thế nào do đó khi ta tập từ bỏ những cảm xúc tiêu cực để chừa chỗ cho những cảm xúc tích cực. Thì nó không chỉ giúp đỡ ta trong việc tranh tụng tại phiên tòa giả định mà nó còn gián tiếp khiến cuộc sống của mỗi sinh viên trở nên tốt đẹp hơn. Con người sẽ trở nên tử tế hơn. Việc tập từ bỏ cảm xúc tiêu cực nên được đi theo lộ trình làm quen. Đầu tiên là thử gạt bỏ những cảm xúc tiêu cực rất nhỏ trong đời sống hằng ngày. Qua dần dần ta nâng mức độ những tiêu cực mà ta gạt bỏ lên cao hơn đối với những khó khăn ta gặp phải trong cuộc sống. Và đến một khoảng thời điểm mà bản thân mỗi sinh viên thấy vừa đủ thì họ có thể áp dụng thử trong phiên tòa giả định. Thông qua đó, nếu không thể gạt bỏ được tiêu cực thì mức độ chịu dựng tiêu cực của ta cũng tăng cao một cách đáng để, qua đó giảm thiểu được tác động của những yếu tố cảm xúc đến quá trình tranh tụng tại phiên tòa giả định.

54

Thứ tư: Làm quen với việc không bộc lộ cảm xúc và hạn chế sự ảnh hưởng của nó trong một số trường hợp bất khả kháng. Mặt dù, không khuyến khích việc kiềm nén những cảm xúc tiêu cực tuy nhiên trong một trường hợp bất ngờ thì ta không thể nào triệt tiêu ngay lập tức các yếu tố tiêu cực nếu chúng quá sức chịu dựng với ta. Do đó, việc rèn luyện khả năng chịu dựng và hạn chế tác động ảnh hưởng của tiêu cực đến chúng ta cũng là một vấn đề nên được quan tâm. Việc rèn luyện chúng có thể kết hợp với phương pháp tập từ bỏ những cảm xúc tiêu cực. Cụ thể là khi trong quá trình tập từ bỏ cảm xúc tiêu cực, thì nếu gặp phải một vấn đề nào ta không kiềm chế được thì trước mắt ta cần tập kiềm chế cảm xúc đó lại trong khoảng thời gian ngắn, có thể là 5 phút trước khi bộc lộ ra ngoài. Những lần sau đó thì có thể càng ngày càng tăng thời gian chịu đựng lên. Tuy nhiên việc chịu dựng chỉ nên diễn ra trong một khoảng thời gian cụ thể, còn sau đó ta cần giải tỏa những tiêu cực trong lòng đi. Khi luyện tập theo phương pháp này, điều cần tránh nhất là giấu cảm xúc trong lòng và không bao giờ bộc lộ ra. Bởi lẽ điều này là phản tác dụng khi nó có sẽ mang lại sự tiêu cực càng ngày càng lớn trong cơ thể và rất dễ dẫn đến các triệu chứng tâm lý có hại cho sức khỏe về lâu về dài.

5. Kết luận

Tóm lại, từ những phân tích trên, chúng ta có thể thấy được những ảnh hưởng to lớn của yếu tố cảm xúc của sinh viên trong việc tranh tụng tại phiên tòa giả định và tầm quan trọng của việc hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của yếu tố tâm lý trong việc tranh tụng tại phiên tòa giả định ở Trường Đại học Luật, Đại học Huế. Chính vì vậy, mỗi sinh viên khi muốn tham gia và đạt kết quả tốt từ phiên tòa giả định thì điều cần thiết là phải làm chủ được cảm xúc của bản thân thông qua học lập từ trường lớp, từ các nguồn tài liệu đáng tin cậy cộng với sự nỗ lực rèn luyện của bản thân từng sinh viên. Qua quá trình đó tác giả tin chắc rằng việc sinh viên làm chủ được cảm xúc của mình không chỉ mở rộng cơ hội của sinh viên trong tranh tụng tại phiên tòa giả định mà còn là bước khởi đầu cho sinh viên trong việc chạm tay đến với cánh cửa cơ hội việc làm sau khi ra trường.

55

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Sandra E. Hockenbury, Don H. Hockenbury (2012), Discovering Psychology, Worth Publishers.

2.Trần Việt Dũng (2014), Đào Tạo Luật Thông Qua Mô Hình Phiên Tòa Giả Định, NXB Đại Học Quốc Gia.

3.Daniel Goleman (1998), Working with Emotional Intelligence, Bantam Publishing.

4.Travis Bradberry, Greaves Greaves Jean (2009), Emotional Intelligence 2.0, TalentSmartPublishing.

5.Kerry Goyette (2019), The Non-Obvious Guide to Emotional Intelligence, Ideapress Publishing.

56

Một phần của tài liệu Kỹ năng viết bài biện hộ tại Moot 2021 HUL (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)