Phan Hoàng Trung Nguyễn Phạm Hoàng Vy Lương Thị Thu Thảo
TÓM TẮT
Phiên tòa giả định (“PTGĐ”) (Moot court) là một hoạt động ngoại khóa mà trong đó, sinh viên đóng vai luật sư tranh luận về nội dung của một vụ việc giả định trước các thẩm phán. Qua hình thức mô phỏng phiên tòa, sinh viên sẽ có cơ hội nghiên cứu ở đa dạng lĩnh vực, rèn luyện cũng như trau dồi các kỹ năng pháp lý một cách hiệu quả. Việc các thí sinh tham gia những cuộc thi PTGĐ nhưng chưa nắm vững các nguyên tắc cơ bản khi tranh tụng sẽ khiến phần bài làm thiếu chuyên nghiệp cả về hình thức lẫn nội dung dẫn đến việc không đạt được kết quả như ý.
Trong bài viết này, nhóm tác giả sẽ trình bày một số nguyên tắc cơ bản khi tranh tụng tại PTGĐ có thể kể đến như phần tranh tụng cần ngắn gọn, đơn giản, hợp lý; rõ ràng, đúng trọng tâm; thí sinh cần thích nghi qua từng vòng thi; thể hiện thái độ đúng mực và chú trọng hình thức khi tham gia thi đấu. Từ đó, giúp các thí sinh hoàn thiện kỹ năng giao tiếp và hành xử chuyên nghiệp để có thể tự tin tiếp cận những phiên điều trần và thực hiện tranh tụng một cách hiệu quả.
Từ khóa: Nguyên tắc cơ bản, phiên tòa giả định, tranh tụng 1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, các cuộc thi về “phiên tòa giả định" (Moot Court) đang dần trở nên phổ biến và thu hút đông đảo sự quan tâm của nhiều sinh viên luật. Các trường đại học trong nước đã liên tục cử các đội tuyển tham gia các cuộc thi PTGĐ cấp quốc gia, quốc tế được tổ chức hàng năm và đều đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Qua những khảo sát sơ bộ, có thể thấy đa phần các sinh viên khi tham gia vào những những mô hình hoạt động PTGĐ trong và ngoài nước đều cảm
Sinh viên Khoa Luật - Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TP.HCM) - Email: trungph20503@st.uel.edu.vn
Sinh viên Khoa Luật - Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TP.HCM) - Email: vynph20503@st.uel.edu.vn
80
thấy hứng thú trong việc nghiên cứu cũng như học hỏi được nhiều kỹ năng mềm cần thiết.
Bên cạnh những thành quả đáng khích lệ mà các đội tuyển đã đạt được, không thể phủ nhận rằng chất lượng nguồn nhân lực trong các cuộc thi vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các giám khảo quốc tế. Một trong những nguyên nhân chính là các sinh viên chưa trang bị đầy đủ cho mình những kỹ năng để thích ứng và vượt qua những rào cản bắt đầu khi bước vào những cuộc thi PTGĐ. Bởi lẽ, trong bối cảnh các cuộc thi về PTGĐ xuất hiện ngày càng nhiều và mỗi cuộc thi lại có những quy định riêng cũng như mô phỏng các loại hình giả định khác nhau. Việc thích ứng và tiếp xúc liên tục các mô hình khác nhau có thể sẽ giúp các thí sinh học được nhiều kỹ năng hơn. Tuy nhiên, việc tham gia những cuộc thi PTGĐ mà chưa nắm vững các nguyên tắc cơ bản khi tranh tụng cũng sẽ khiến các thí sinh có phần bài làm thiếu chuyên nghiệp cả về hình thức lẫn nội dung dẫn đến việc không đạt được kết quả như ý.
Vậy nên, việc nghiên cứu, học tập những nguyên tắc cơ bản thông qua PTGĐ của các quốc gia trên thế giới chính là tiền đề tốt để vận dụng vào thực tiễn tại Việt Nam. Trong bài viết này, nhóm tác giả đưa ra một số nguyên tắc cơ bản khi tranh tụng tại PTGĐ. Từ đó, giúp các thí sinh hoàn thiện kỹ năng giao tiếp và hành xử chuyên nghiệp để có thể tự tin tiếp cận những phiên điều trần và thực hiện tranh tụng một cách hiệu quả.