Cơ sở lý luận

Một phần của tài liệu Kỹ năng viết bài biện hộ tại Moot 2021 HUL (Trang 71 - 74)

2.1. Khái niệm về kỹ năng tranh tụng thông qua phiên tòa giả định trực tuyến trong bối cảnh Covid-19. trong bối cảnh Covid-19.

Phiên tòa giả định (moot court) là một hoạt động ngoại khóa của sinh viên trường luật theo truyền thống thông luật, trong đó sinh viên phải tranh luận về một vấn đề pháp lý giả định dưới dạng diễn án tại tòa. Hiện nay, phiên tòa giả định là hoạt động đặc biệt quan trọng trong chương trình giảng dạy luật của nhiều quốc gia trên thế giới.30

Kỹ năng tranh tụng thông qua phiên tòa giả định trực tuyến hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể nào, tuy nhiên có thể hiểu kỹ năng tranh tụng thông qua phiên tòa giả định ở đây, đó là chúng ta sẽ tổ chức một phiên tòa giả định thông hình thức trực tuyến (Online) trên các nền tảng như Zoom hoặc Meet.

Thông qua phiên tòa giả định theo hình thức trực tuyến này chúng ta sẽ giúp cho các bạn sinh viên hiểu rõ hơn về vai trò của kĩ năng tranh tụng trong một phiên tòa có ảnh hướng lớn như thế nào. Đồng thời sẽ giúp cho các bạn sinh viên nói chung và sinh viên tại Trường Đại học Luật, Đại học Huế nói riêng nâng cao được các kĩ năng mềm như kĩ năng phản biện, kĩ năng tư duy v.v.

Tiếp đến, thông qua phiên tòa giả định trực tuyến thì các bạn sinh viên ngành Luật học cũng như Luật Kinh tế sẽ được rèn luyện các cách để nâng cao được kĩ năng tranh tụng như vận dụng những quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề mà mình đang gặp phải và phải biết cách diễn đạt tình tiết sự việc bằng cách sử dụng ngôn ngữ pháp lý một cách logic nhằm đưa ra các luận điểm, luận chứng chặt chẽ có căn cứ, chứng cứ rõ ràng, khẳng định hoặc bác bỏ một vấn đề mà mình đang bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình. Bên cạnh đó các bạn sẽ sinh viên Luật sẽ được rèn luyện cách sử dụng ngôn từ thuyết phục, dễ hiểu, rõ ràng và cô

30 Trần Việt Dũng (2020), Áp dụng mô hình phiên tòa giả định trong giảng dạy kiến thức và kỹ năng pháp lý cho sinh viên luật, https://iluatsu.com/hoc-luat/ap-dung-mo-hinh-phien-toa-gia-dinh-trong-giang-day-luat/, cho sinh viên luật, https://iluatsu.com/hoc-luat/ap-dung-mo-hinh-phien-toa-gia-dinh-trong-giang-day-luat/, truy cập ngày 15/10/2021.

69

đọng đồng thời hiểu thêm được kĩ năng nhìn nhận vấn đề một cách khái quát để nhằm tận dụng triệt để những mâu thuẫn hoặc những tình tiết trong vụ án để biến thành ưu điểm, lợi thế cho thân chủ của mình.

Và để làm được điều đó thì các bạn sinh viên Luật cần phải có sự tự tin, bản lĩnh vững vàng nhất định. Trong quá trình tranh tụng, chúng ta là dân Luật vì vậy các bạn sinh viên Luật cần nên lưu ý không nên thể hiện thái độ lấn át lý trí hay dùng ngôn từ đả kích, xúc phạm những người khác trong lúc tranh tụng để tránh vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp cũng như ảnh hưởng đến lợi ích của thân chủ trong vụ việc.31

2.2. Ý nghĩa của việc nâng cao kỹ năng tranh tụng thông qua phiên tòa giả định trực tuyến trong bối cảnh hiện nay định trực tuyến trong bối cảnh hiện nay

Trong thời buổi dịch bệnh Covid-19 có dấu hiệu ngày càng bùng phát như hiện nay, thì việc làm sao để tổ chức nên những phiên tòa giả định theo hình thức trực tuyến vừa cung cấp được kiến thức pháp lý cho sinh viên Luật cũng như nâng cao được kỹ năng tranh tụng thông qua phiên tòa giả định online thì là một bài toán lớn, và ý nghĩa của kỹ năng tranh tụng thông qua phiên tòa giả định trực tuyến được hiểu như sau:

Một là, tạo điều kiện cho sinh viên ngành Luật và Luật Kinh tế rèn luyện kỹ năng tranh tụng thông qua một phiên tòa giả định trực tuyến dành riêng cho sinh viên học Luật.

Mô hình phiên tòa giả định theo hình thức trực tuyến là mô hình phiên tòa được xây dựng như một phiên tòa thực tế dành cho sinh viên tại trường Đại học Luật, Đại học Huế theo hình thực trực tuyến qua Zoom hoặc Meet. Thông qua các phiên tòa giả định trực tuyến thì các bạn sinh viên Luật bên cạnh việc học hỏi được nhiều kiến thức pháp lý quan trọng và cần thiết. Sinh viên Luật sẽ được bồi dưỡng và tiếp thu thêm nhiều kĩ năng mềm như kĩ năng giải quyết tình huống v.v. trong đó kĩ năng tranh tụng được xem là một trong những kĩ năng quan trọng nhất trong một phiên tòa bởi vì các vị trí như luật sư, kiểm sát viên, họ sẽ là những người sử dụng khả năng tranh tụng của bản thân để bảo vệ thân chủ của mình, người bị hại hoặc buộc tội bị cáo, những

31 Trung Tâm Hợp Tác Phát Triển Trường Đại học Kinh Tế Tài Chính (2021), 5 kỹ năng cơ bản của một luật sư tranh tụng giỏi cần phải có, https://www.uef.edu.vn/qhdn/hanh-trang-nghe-nghiep/5-ky-nang-co-ban-cua- sư tranh tụng giỏi cần phải có, https://www.uef.edu.vn/qhdn/hanh-trang-nghe-nghiep/5-ky-nang-co-ban-cua- mot-luat-su-tranh-tung-gioi-can-phai-co-11477, truy cập ngày 15/10/2021

70

kẻ phạm tội ra trước vành móng ngựa. Có thể nói những phiên tòa giả định theo hình thức trực tuyến được lập ra sẽ giúp cho các bạn sinh viên Luật có thêm rất nhiều kĩ năng, kinh nghiệm và kiến thức trong đó việc bổ sung kiến thức pháp lý và nâng cao kĩ năng tranh tụng trong thời buổi mà ngành Luật đang hot như hiện nay thì việc trang bị cho mình kĩ năng đặc biệt này là vô cùng cần thiết.

Hai là, tạo nên một môi trường cho sinh viên có thể thực hành được ngay trên hình thức trực tuyến, vừa tạo nên một chương trình pháp lý, học thuật thường niên dành cho các bạn sinh viên đam mê tranh tụng.

Thông thường khi học trên giảng đường, thì đa số sinh viên Luật sẽ rất ít được tiếp cận với những kĩ năng mềm như kĩ năng tranh tụng, bởi vì đa số hiện nay sinh viên Luật trong thời gian học tập trên lớp thì chỉ học kiến thức chuyên môn về ngành học của mình mà không có nhiều thời gian để rèn luyện và trao dồi những kĩ năng mềm, mà điều quan trọng trong việc nâng cao kiến thức bản thân đó là “học phải đi đôi với hành”. Những chương trình, hội thảo về những kĩ năng mềm cần thiết cho một sinh viên Luật thì hầu như có rất ít và số lượng sinh viên tham gia không nhiều dẫn đến việc kiến thức và kĩ năng về tranh tụng của các bạn chưa được hiệu quả.

Bên cạnh đó, khi thời buổi dịch bệnh đang kéo dài như hiện nay thì nhu cầu muốn tìm hiểu, học hỏi thêm những kĩ năng mềm là vô cùng cần thiết, những phiên tòa giả định trực tuyến sẽ là nơi giúp các bạn sinh viên Luật học và Luật Kinh tế tại trường Đại học Luật, Đại học Huế có thể học hỏi và tiếp thu được rất nhiều kiến thức pháp lý quan trọng, biết được cách sử dụng kĩ năng tranh tụng sao cho hiệu quả để có thể áp dụng vào trong quá trình học tập như thuyết cũng như công việc sau này, và khi đã học hỏi và tiếp thu được những kiến thức và kĩ năng tranh tụng như vậy thì sẽ giúp cho các bạn sinh viên Luật sẽ tự tin hơn, thôi thúc niềm đam mê của các bạn khi học tập hơn và điều này sẽ tạo tiền đề cho những chương trình phiên tòa giả định theo hình thức trực tuyến khác với nhiều chủ đề như Hình sự, Dân sự, Hôn nhân gia đình v.v..

Ba là, định hình những kĩ năng, kinh nghiệm cho sinh viên sắp ra trường có thể áp dụng vào thực tiễn công việc.

Thông qua những kiến thức, kỹ năng được bồi dưỡng từ các phiên tòa giả định trực tuyến như vậy, sẽ giúp cho sinh viên năm 4 sắp ra trường nhưng vẫn còn yếu các

71

kĩ năng mềm hay kiến thức pháp lý thì có thể tham gia các phiên tòa giả định theo hình thức trực tuyến cũng như trang bị cho chúng ta những kĩ năng mềm để phục vụ cho công việc sắp tới, trong đó việc trang bị kĩ năng tranh tụng sẽ giúp những sinh viên sắp ra trường khi làm việc trong các cơ quan tố tụng thì các bạn sẽ có lợi thế đó là các bạn sẽ có kinh nghiệm và kĩ năng từ trước dẫn đến các bạn sẽ rất thành thạo trong lĩnh vực tố tụng.

Một phần của tài liệu Kỹ năng viết bài biện hộ tại Moot 2021 HUL (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)