2.1. Kỹ năng lập luận
Trích dẫn nghiên cứu GS. TS. Đỗ Hữu Châu trong Đại cương ngôn ngữ học - Tập 2 ngữ dụng học, theo đó “Lập luận là đưa ra những lý lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đấy mà người nói muốn đạt tới”.51 Do đó, ta có thể thấy những lý lẽ được đưa ra để thành lập luận không hạn chế trong bất kỳ hoàn cảnh, hay trường hợp cụ thể nào cả. Vậy nên, ta có thể chia lập luận thành hai nhóm như sau:
Một là, lập luận không theo hình thức. Đây được xem là loại lập luận dễ tìm thấy nhất khi nó xuất hiện trong các mối quan hệ xã hội hằng ngày. Theo những ngôn ngữ tự nhiên, theo lý lẽ đời thường dùng để thuyết phục người nghe trong quan hệ xã hội giữa người với người. Việc lập luận ở đây không tuân theo bất kì khuôn mẫu nào cả. Tại đây, việc đánh giá lập luận phần lớn dựa vào việc lắng nghe lời nói, diễn dạt suy nghĩ của người nói và quyết đình chấp nhận các ý kiến đó sẽ dựa trên suy nghĩ
109
của bản thân người nghe, dựa trên trên quan điểm về lối sống, văn hóa, đạo đức, thói quen trong các mối quan hệ của cộng đồng từ trước đến nay.
Hai là, lập luận theo hình thức. Đây là loại lập luận đòi hỏi một phương pháp suy luận theo khuôn mẫu, phương pháp suy luận một cách chặt chẽ. Theo loại lập luận này thì người nghe đánh giá lập luận dựa trên tiêu chí là sự chặt chẽ và chính xác trong các quan điểm, tính liên kết và thuyết phục của từng quan điểm trên cơ sở logic và có dẫn chứng một cách khoa học. Ngôn ngữ trình bày cũng được thể hiện một cách hoàn toàn khác biệt so với hình thức lập luận thông thường.
Từ hai yếu tố phân loại kể trên ta có thể thấy được lập luận theo hình thức thường có tính thuyết phục cao hơn, logic chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, điều này cũng đi cùng với việc xử lý thông tin và xây dựng lý lẽ trong trường hợp này khó khăn hơn rất nhiều nếu so với lập luận không theo hình thức trong ngôn ngữ đời thường. Vậy nên, loại lập luận này sẽ thường được sử dụng trong nghiên cứu khoa học, trong phân tích các yếu tố pháp lý,... Và rất hiếm khi được sử dụng trong các mối quan hệ xã hội thông thường vì tính phức tạp trong việc áp dụng của chúng.
Tuy phân loại thành hai hình thức lập luận khác nhau, nhưng về nội tại của một lập luận thì không có gì khác nhau trong cả hai loại. Khi mỗi lập luận đều phải có luận điểm, luận cứ và kết luận. Một lý lẽ không được coi là lập luận khi nó không có luận điểm, luận cứ tức có nghĩa là lý lẽ đó chỉ đưa ra kết quả mà không đưa ra suy luận đến kết quả. Trong trường hợp này, thì lý lẽ đưa ra sẽ trở thành một câu khẳng định bình thường mà không còn là một lập luận. Điều này cũng tương tự với việc không có kết quả mà chỉ có luận điểm và luận cứ. Trong trường hợp này thì lý lẽ đưa ra lại không hướng về bất kì điều gì, việc này là hoàn toàn sai với bản chất của một lập luận khi sự lập luận là luôn hướng đến việc thuyết phục người nghe một quan điểm nào đó. Do đó, khi người nghe cũng không thể biết là họ đang được thuyết phục về quan điểm gì thì cũng không thể gọi chuỗi luận điểm luận cứ là một lập luận được. Vậy nên, cần phải có đầy đủ 3 yếu tố chính trong một lập luận ở bất kỳ trường hợp nào.
2.2. Kỹ năng lập luận pháp lý trong việc tranh tụng tại phiên tòa giả định
Trước hết để hiểu kỹ năng lập luận pháp lý trong tranh tụng tại phiên tòa giả định thì ta cần phải hiểu bản chất quá trình tranh tụng tại phiên toàn giả định là gì.
110
Theo quá trình tìm hiểu thì tác giả đúc kết được rằng tranh tụng tại phiên tòa giả định nói một cách ngắn gọn là việc các bên tham gia tham gia tố tụng tại phiên tòa giả định đưa ra những lập luận để bảo vệ luận điểm, ý kiến của bên mình và bác bỏ luận điểm, ý kiến của bên kia nhằm mang lại kết quả có lợi nhất, hạn chế những bất lợi cho bên mình dựa trên quyết định từ tòa án, trọng tài giả định. Những luận điểm, lập luận của hai bên trong trường hợp này mang tính khoa học, cần sự chặt chẽ. Không đơn thuần là việc thuyết phục đơn phương, mà trong trường hợp này ta còn cần phải bác bỏ quan điểm của bên đối phương và thuyết phục bên thứ ba cho tính đúng đắn về luận điểm của mình và tính sai sót trong luận điểm của đối phương. Điều này yêu cầu sự liên kết, nhất quán, logic, mang tính thuyết phục cao. Do đó, trong tranh tụng tại phiên tòa giả định thì lập luận theo hình thức luôn được khuyến khích và thường xuyên được sử dụng. Còn lập luận không theo hình thức không được khuyến khích sử dụng nhiều vì thiếu tính khoa học, đồng thời cũng không dễ dàng trong việc thuyết phục người nghe khi lập luận của mình chưa chắn chắc.
Từ những vấn đề kể trên thì ta có thể phát thảo ra một số yêu cầu bắt buộc phải có và tác động của nó đối với các lập luận trong việc tranh tụng tại phiên tòa giả định.
Một là, tính khách quan. Được xem là yếu tố quan trọng nhất trong các lập luận pháp lý khi nó liên quan mật thiết đến quyền và lợi ích của các bên, nếu không đảm bảo được tính khách quan trong lập luận thì nó sẽ làm sai lệch sự việc, các lập luận không còn mang tính thuyết phục cao và rất khó để có thể có lợi thế so với bên còn lại. Điều này rất dễ dẫn đến việc có những quyết định bất lợi của tòa án hay trọng tài giả định đối với thân chủ mà bên đưa ra lập luận không khách quan bảo vệ. Tuy với mức độ là phiên tòa giả định vì việc quyết định bất lợi không có hậu quả quá lớn, nhưng nếu đây là thực tế thì hậu quả không thể đoán định được, nó có thể dẫn đến việc tố tụng lâu dài qua các thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, vừa mất chi phí, mất thời gian. Trong một số trường hợp, thậm chí nó có thể thay đổi cuộc đời của cả một con người. Do đó, đối với mỗi luật sư thì tính khách quan luôn cần đặt lên hàng đầu để bảo đảm bảo vệ được đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình. Cho nên, muốn thể hiện được tính khách quan trong lập luận thì người lập luận cần phải tập thể hiện được quan điểm của mình thông qua những chứng cứ thực tế, những quy định cụ thể của pháp luật, viện dẫn các tình tiết một cách chính xác, thể hiện mối
111
quan hệ nhân quả dựa trên sự phân tích đánh giá thực tế và cần hạn chế tối thiểu việc đưa các yếu tố chủ quan vào trong lập luận pháp lý của mình.
Hai là, tính logic của lập luận. Không chỉ riêng lập luận pháp lý trong tranh tụng tại phiên tòa giả định thì hầu như các lập luận muốn thuyết phục người nghe thì đều cần phải đảm bảo tính logic trong các trình bày và kết luận vấn đề của mình. Tính logic trong việc lập luận pháp lý hiển nhiên cũng khác biệt so với logic trong những lập luận thông thường. Trong lập luận pháp lý thì ta cần đảm bảo được sự ngắn gọn, tính liên kết, sự logic của những lập luận, kết hợp với sự kiện pháp lý và cách thức viện dẫn các quy định của pháp luật. Sự liên kết này cần làm nổi bật lên tính liên quan và sự tác động qua lại lẫn nhau, mối quan hệ giữa sự kiện pháp lý, lập luận và quy định pháp luật. Bên cạnh đó đối với mỗi vấn đề pháp lý, mỗi lập luận thì cần rất nhiều những luận điểm, luận cứ để chứng minh vấn đề vậy nên ta còn cần phải chú ý đến tính logic, sự liên kết của những luận điểm trong lập luận để khi ta đi từ những luận điểm đầu tiên đến những luận điểm cuối cùng thì ta có thể có đủ các yếu tố chúng minh cho tính thuyết phục trong kết luận của mỗi lập luận pháp lý. Bởi lẽ đó, để cân bằng và giữ vững được tính logic ở mỗi lập luận pháp lý trong quá trình tranh tụng tại phiên tòa giả định là một điều không hề dễ dàng và cần sự học hỏi, rèn luyện trong thời gian lâu dài.
Ba là, tính pháp lý. Đây được xem như là đặc trưng cơ bản nhất để phân biệt lập luận pháp lý với các lập luận khác. Trong tranh tụng tại phiên tòa giả định thì hiển nhiên mọi lập luận, mọi lý lẽ đều phải hình thành dựa trên quy định cụ thể của pháp luật và không thể nào đưa ra những lập luận dựa trên các yếu tố tâm linh, xã hội, thói quen, ... như trong các lập luận đời sống thông thường được. Mỗi lập luận cần phải thực sự chính xác, tỉ mỉ và đúng với quy định của pháp luật. Từ đó mới xây dựng được cơ sở để thuyết phục tòa án, trọng tài giả định trong tranh tụng tại phiên tòa giả định. Khi chú ý đến đặc trưng này thì một vấn đề cần rút ra được đó chính là tập trung đến sự ngắn gọn và đầy đủ thông tin xoay quanh các sự kiện pháp lý và quy định của pháp luật. Cần đặc biệt tránh những phân tích chủ quan không dựa trên quy định của pháp luật bởi lẽ nó vừa không mang đặc trưng của lập luận pháp lý, vừa không mang tính thuyết phục và làm giảm đi sự gãy gọn, tính cụ thể trong mỗi lập luận pháp lý mà sinh viên đưa ra trong quá trình tranh tụng tại phiên tòa giả định.
112