Từ phía Nhà trường

Một phần của tài liệu Kỹ năng viết bài biện hộ tại Moot 2021 HUL (Trang 64 - 66)

2. Thực trạng trong áp dụng rèn luyện kỹ năng tranh tụng tại phiên toà giả định

3.1 Từ phía Nhà trường

Thứ nhất, tạo nền tảng kiến thức lý luận cho sinh viên để có kỹ năng tranh tụng

tại các phiên toà giả định

Viết và lập luận pháp lý được xem là học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo cử nhân Luật của các cơ sở đào tạo Luật. Viết báo cáo pháp lý, phân tích vụ án để đưa ra căn cứ pháp lý xử lý tình huống là nền tảng lý luận vận dụng cần được giảng dạy và trau dồi nhiều hơn nữa cho sinh viên.

Việc tạo nền tảng chắc chắn về mặt lý luận không phải chỉ được tạo ra bằng các phương pháp thuyết trình truyền thống mà phải được đổi mới qua các phương pháp mà ở đó quan điểm lập luận sinh viên được thể hiện mạnh mẽ.

Các hình thức kiểm tra đánh giá về mặt lý luận pháp lý cho sinh viên phải được đánh giá thường xuyên và khách quan để sinh viên cũng như giảng viên thấy được nhưng sai lần trong cách hiểu, cách truyền đạt mà khắc phục bổ sung

Kiến thức- Kỹ năng- Thái độ phải là mục tiêu của chương trình đào tạo. Kiến thức chuyên ngành là hành trang quan trọng và là trọng tâm để vận dụng vào thực tiễn từ đó những tranh luận sắc bén rèn luyện cho kỹ năng tranh tụng tại các phiên toả giả định nói riêng và phiên toà thực tế nói chung.

Thứ hai, khuyến khích và tạo môi trường để sinh viên có cơ hội vận dụng kỹ năng tranh tụng qua làm việc nhóm

62

Kỹ năng làm việc nhóm là một yêu cầu quan trọng và cần thiết đối với các nhà tuyển dụng trong thời đại hiện nay. Những điều mà sinh viên có thể rèn luyện được qua lamg việc nhóm như giao tiếp, giải quyết xung đột, giải quyết vấn đề, tư duy phản biện và đặc biệt qua các cuộc tranh luận thì phần nào đã củng cố kiến thức và tăng khả năng tranh biện sau khi giải quyết vấn đề.

Ngoài tham gia các buổi thuyết trình, được đứng trước lớp thuyết trình về đề tài của nhóm mình, sinh viên sẽ trau dồi được kỹ năng nói cho bản thân, giúp bản thân mạnh dạn, tự tin hơn khi đứng trước đám đông. Bên cạnh đó, qua những câu hỏi mang tính gợi mở của giảng viên, sinh viên sẽ rèn cho mình được kỹ năng tư duy pháp lý, trau dồi được cho bản thân trong cách sử dụng ngôn ngữ chính xác, logic và khoa học hơn. Thông qua những hoạt động này, sinh viên sẽ được rèn luyện kỹ năng giao tiếp và kỹ năng tư duy pháp lý, đây cũng là mộ trong số các kỹ năng cần thiết trong hoạt động tranh tụng

Thứ ba, đưa “phiên toà giả định” là học phần trong hệ thống chương trình đào tạo

Như nhóm tác giả đã đề cập ở trên thì “phiên toà giả định” là phương pháp tiếp cận mới trong giảng dạy luật giúp sinh viên phát triển các kỹ năng pháp lý cần thiết của nghề luật. Sinh viên cần được tạo cơ hội để rèn luyện kỹ năng tranh tụng ngay từ khi ở bậc Đại học để tránh được bước “hẫng” khi bắt đầu làm việc

Việc đưa vào hệ thống chương trình đào tạo là cách để sinh viên được thường xuyên rèn luyện kỹ năng tranh tụng của mình. Phiên toà giả định đòi hỏi sinh viên phải tiếp xúc vụ án, nghiên cứu xây dựng lập luận, viết bài biện hộ đến khi tranh tụng tại phiên toà giả định.

Khi đưa vào học phần đào tạo sinh viên sẽ nghiêm túc tham gia rèn luyện. Từ đó kỹ năng viết và nói lần lượt được vận dụng. Điều đó sẽ đạt hiệu quả cao trong việc năng cao kỹ năng tranh tụng cho sinh viên.

Thứ tư, thường xuyên tổ chức nhiều cuộc thi liên quan đến “phiên toà giả định” để sinh viên có cơ hội vận dụng, rèn luyện kỹ năng trang tụng

Việc tổ chức sàn đấu trí tuệ thường xuyên cho sinh viên sẽ tạo sân chơi năng động giúp sinh viên phát huy trình độ tranh tụng, khối kiến thức cũng như kỹ năng

63

của mình. Những tình huống bất ngờ trong phiên toà giả định sẽ phần nào giúp sinh viên đưa ra những lập luận sắc bén nhằm giải quyết vấn đề.

Tạo cuộc thi nhằm tăng độ cọ sát mức độ gay cấn, hồi hộp và yếu tố bất ngờ nhiều hơn cho sinh viên trở nên bản lĩnh hơn. Tuy có hạn chế về mặt kiến thức, kỹ năng nhưng sự nổ lực trong cuộc thi sẽ giúp cho sinh viên nhìn nhận và khắc phục khuyết điểm của mình để hoàn thiện hơn trong các phiên toà chính thức.

Các cuộc thi giữa các lớp, các khoa hay thậm chí các câu lạc bộ, đội, nhóm với nhau sẽ tạo sân chơi vô cùng thú vị vừa để trải nghiệm, giao lưu, học hỏi vừa thi đua phong trào vừa nâng cao khả năng rèn luyện kỹ năng tranh tụng cho sinh viên. Việc tạo những cuộc thi trong trường không chỉ tạo khả năng tranh tụng mà còn giúp tìm ra nhân tố cho các cuộc thi quy mô lớn hơn.

Ngoài ra, việc mở rộng quy mô cuộc thi cũng là một phương pháp rèn luyện hiệu quả tuy nhiên vần có quá trình cũng như nhiều yếu tố.

Một phần của tài liệu Kỹ năng viết bài biện hộ tại Moot 2021 HUL (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)