2. Thực trạng trong áp dụng rèn luyện kỹ năng tranh tụng tại phiên toà giả định
3.2 Từ phía sinh viên
Thứ nhất, chủ động trang bị kiến thức về lý luận pháp lý
Để quá trình tranh tụng đạt hiệu quả tối đa, áp dụng kỹ năng tranh tụng của bản thân một cách hiệu quả nhất thì sinh viên phải chủ động trang bị cho mình hệ thống kiến thức về lý luận pháp lý. Đây là một trong những điều kiện cơ bản cần có của mỗi sinh viên Luật.
Việc có đầy đủ kiến thức pháp lý, sinh viên sẽ dễ dàng tiếp cận đề tài giả định, nhìn nhận vấn đề trên phương diện pháp luật và đưa ra các quan điểm, chứng cứ một cách khách quan, đúng pháp luật. Việc nhìn nhận rõ đề tài giả định sẽ giúp sinh viên tự tin hơn, tranh tụng thuyết phục hơn, đưa ra các luận điểm, luận cứ xác thực. Điều này góp phần quá trọng trong quá trình tranh tụng của sinh viên tại phiên tòa giả định. Kỹ năng tranh tụng sẽ trở nên tiến bộ hơn khi có hệ thống lý luận pháp lý đầy đủ
Thứ hai, chuẩn bị nội dung cho đề tài tranh tụng kỹ lưỡng trước “phiên toà giả định”
Mỗi phiên tòa giả định sẽ mang một vụ việc giả định khác nhau, với vai trò là người sẽ tham gia vào quá trình tố tụng tại phiên tòa, sinh viên phải chuẩn bị thật kỹ về đề tài giả định được đưa ra. Kỹ năng tranh tụng có đạt hiệu quả cao hay không là
64
phụ thuộc vào việc người tranh tụng có kiến thức, sự hiểu biết và các lập luận về vụ việc giả định đó hay không.
Chuẩn bị nội dung cho đề tài giả định, người tranh tụng sẽ chủ động đặt ra các câu hỏi và các luận điểm quan trọng cho đề tài giả định. Để có thể góp phần trang bị cho bản thân về kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa giả định thì vấn đề về sự hiểu biết, sự chuẩn bị đề tài để tranh luận đóng vai trò hết sức quan trọng trong củng cố kỹ năng tranh tụng.
Thứ ba, linh hoạt kết hợp giữa ngôn ngữ tranh luận với ngôn ngữ hình thể khi tranh luận tại phiên toà giả định
Vận dụng biểu cảm trong tranh luận là một kỹ năng cần thiết. Thông qua biểu cảm, sinh viên khi tranh tụng tại phiên tòa giả định sẽ thể hiện rõ về thái độ của mình đối với quan điểm cần tranh luận. Kết hợp điều này khi tranh tụng góp phần làm kỹ năng tranh tụng của sinh viên trở nên thuyết phục, bày tỏ rõ ràng về quan điểm của bản thân, dễ dàng giúp cho những người tham gia tại phiên tòa hiểu rõ về tính chất của quan điểm mà người nói đang muốn truyền tải.
Linh hoạt kết hợp giữa ngôn ngữ tranh luận với biểu cảm tranh luận một phần cũng thể hiện rõ sinh viên là người có kỹ năng tranh tụng tốt, hơn nữa, điều này sẽ giúp kỹ năng tranh tụng của sinh viên được cải thiện đáng kể khi những gì sinh viên truyền tải người khác có thể hiểu một cách chuẩn xác nhất. Qua đó biểu hiện sự tự tin, không lúng túng, lo lắng trong kỹ năng tranh tụng của sinh viên.
Thứ tư, tích cực trau dồi thêm kỹ năng mềm
Việc chủ động trong việc tìm tòi, học hỏi để bản thân có được những kỹ năng mềm cần thiết góp phần cải thiện kỹ năng tranh tụng khi tham gia tranh tụng tại phiên tòa giả định.
Kỹ năng mềm hay còn gọi là kỹ năng thực hành xã hội là tập hợp những kỹ năng liên quan đến các hoạt động trong cuộc sống và được áp dụng trong đời sống hằng ngày. Có thể kể đến một số kỹ năng cần thiết như: kỹ năng giao tiếp, hành vi ứng xử, thuyết trình, thuyết phục và giải quyết xung đột…
Kỹ năng mềm là kỹ năng hết sức quan trọng trong nhiều lĩnh vực kể cả đời sống hoặc làm việc. Đó cũng là một trong những kỹ năng góp phần quyết định cho kỹ năng tranh tụng của mỗi sinh viên Luật. Là sinh viên đang được học tập và rèn luyện trên
65
giảng đường thì giảng viên hết sức chú trọng về việc rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên. Vận dụng các kỹ năng mềm cần thiết và tranh tụng kỹ năng tranh tụng sẽ cải thiện rất đáng kể.
Việc tranh tụng đòi hỏi phải đưa ra các quan điểm, lập luận chặt chẽ, nên bên cạnh các kiến thức pháp lý và sự chuẩn bị về đề tài giả định thì việc kết hợp thêm kỹ năng mềm thì kỹ năng tranh tụng của sinh viên khi tham gia vào phần tranh luận sẽ chặt chẽ và thuyết phục đáng kể. Các kỹ năng cơ bản của kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết phục, thuyết trình kết hợp với các quan điểm, luận điểm cần đưa ra thì quá trình tranh tụng tại phiên tòa giả định sẽ trở nên thuyết phục những người nghe. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa giả định cho sinh viên.
Thứ năm, rèn luyện để tăng khả năng tư duy nhạy bén, tranh luận sắc bén và phân tích sâu sắc.
Khả năng tư duy nhạy bén, tranh luận sắc bén và phân tích sâu sắc góp phần làm cho các quan điểm, lập luận được đưa ra trong quá trình tranh tụng tại phiên tòa giả định mang tính thuyết phục cao. Những điều này góp phần hoàn thiện về mặt kỹ năng tranh tụng một cách hoàn chỉnh. Để rèn luyện kỹ năng tranh tụng sinh viên phải bắt đầu rèn luyện những kỹ năng cơ bản liên quan đến kỹ năng này.
Kết hợp có hiệu quả việc tư duy, tranh luận, phân tích sâu sắc vào kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa giả định giúp sinh viên kịp thời đưa ra các quan điểm, bảo vệ quan điểm của mình. Ý thức được tầm quan trọng trong việc rèn luyện các khả năng này nói riêng và rèn luyện kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa nói chung thì sinh viên nên tích cực chủ động, tiếp xúc và rút kinh nghiệm thực tế, để hình thành tư tưởng tích cực tìm hiểu và rèn luyện, phát triển bản thân, tích cực chủ động trong việc rèn luyện bản thân.
Thứ sáu, sẵn sàng tích cực tham gia hoạt động ngoại khoá về “phiên toà giả định” trong và ngoài Nhà trường
Học tập phải đi với rèn luyện và thực hiện. Việc tham gia vào hoạt động ngoại khoá về phiên tòa giả định trong và ngoài Nhà trường sinh viên sẽ được tìm hiểu và học tập thêm nhiều điều mới mẻ qua các phiên tòa giả định. Kỹ năng tranh tụng là một kỹ năng đặc biệt cần phải có trong quá trình tranh tụng. Thông qua việc tham gia
66
nhiều vào các phiên tòa giả định, sinh viên sẽ học hỏi được những kỹ năng để rèn luyện cho kỹ năng tranh tụng của mình.
Trực tiếp tham gia vào các phiên tòa giả định, sinh viên sẽ thể hiện khả năng tranh tụng của mình trước nhiều người và tiếp thu từ người khác. Qua đó, sinh viên dễ dàng nhận ra những điểm bản thân còn yếu, cần khắc phục và học hỏi nhiều kinh nghiệm để góp phần ngày càng hoàn thiện kỹ năng tranh tụng của mình. Đây là phương pháp thực tế và gần gũi nhất để sinh viên tham gia trải nghiệm.
Kết luận
Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ như hiện nay, kỹ năng tranh tụng tại phiên toà giả định ngày càng được khẳng định là một kỹ năng đặc biệt quan trọng đối với chương trình đào tạo cử nhân Luật cho dù đó là nước phát triển, đang phát triển hay là nước kém phát triển. Và quá trình đào tạo thông qua hệ thống chương trình dựa trên nền tảng chất lượng đào tạo là một giải pháp hiệu quả đảm bảo chất lượng đầu ra cũng như rèn luyện kỹ năng tranh tụng tại phiên toà giả định cho sinh viên Luật.
DANH MỤC THAM KHẢO
1. Tạp chí khoa học pháp lý Việt Nam: https://tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn 2. Kết nối cộng đồng ngành Luật: https://lawnet.thukyluat.vn
3. Báo pháp luật của Bộ Tư pháp, số từ tháng 1/2018 đến tháng 8/2019
4. Cổng thông tin điện tử của Toà án nhân dân tối cao, Nghiên cứu về các vụ việc xét xử lưu động, phiên toả giả định.
5. Đoàn Đức Lương (2015) “Giáo trình thực hành nghề nghiệp” Đại học Huế- Trường Đại học Luật, Nxb Đại học Huế
6. Phạm Duy Nghĩa (2014), Phương pháp nghiên cứu luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
67