phiên tòa giả định
3.1. Những khó khăn trong việc áp dụng kỹ năng lập luận pháp lý trong phiên tòa giả định tòa giả định
Trên cơ sở phân tích về bản chất của lập luận pháp lý trong tranh tụng tại phiên tòa giả định. Những đòi hỏi tối cần thiết về một lập luận pháp lý được thể hiện dưới nhiều yêu cầu khác nhau. Do đó, đối mỗi sinh viên Trường Đại học Luật, Đại học Huế tham gia vào phiên tòa giả định muốn áp dụng được kỹ năng lập luận pháp lý là một chuyện không hề dễ dàng và càng khó hơn nữa khi việc áp dụng phải thực sự hiệu quả. Vậy nên, để tạo bước đà cho việc áp dụng kỹ năng lập luận pháp lý trong phiên toà giả định, thì trước hết ta cần phải biết được những trở ngại mà sinh viên gặp phải trong quá trình này để từ đó tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề này. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, kinh nghiệm của bản thân khi tham gia phiên tòa giả định tại Trường Đại học Luật, Đại học Huế thì tác giả nhận thấy một khó khăn lớn có thể kể đến như:
Một là, sinh viênchưa tiếp cận nhiều với việc lập luận một cách khoa học, khách quan. Khó khăn này là đa phần nằm ở sinh viên mới vào trường. Chưa làm quen với cách lập luận pháp lý và vẫn luôn dùng những lập luận thông thường khi giải quyết các vấn đề pháp luật. Đôi khi, đối tượng này còn mở rộng đến những sinh viên năm hai, năm ba những người không luyện tập, không chú ý lắng nghe, học hỏi từ những hướng dẫn từ thầy cô, những talkshow, những hội thảo được tổ chức thường xuyên về các vấn đề này tại trường.
Hai là, một số sinh viên còn thiếu tư duy logic. Tức là nhiều sinh viên có kiến thức, nhưng họ lại không hệ thống được mình nên nói những gì mà đơn giản là họ bộc lộ hết tất cả suy nghĩ của mình không theo một quy chuẩn nào cả. Điều này dẫn đến người nghe sẽ rất khó khăn trong việc đúc kết các quan điểm họ đã trình bày. Đôi khi họ sẽ bỏ qua những chi tiết quan trọng mà sinh viên đã đề cập đến. Do đó, giải thích quá dài trong trường hợp này là một điểm trừ, khác với giáo dục, một môi trường cần sự giảng giải chi tiết để bất cứ ai cũng có thể hiểu. Tranh tụng tại tòa án diễn ra bởi những người có sự am hiểu về pháp luật nhất định, vậy nên việc diễn tả quá dông dài, thiếu logic là một thói quen không tốt.
113
Ba là, một bộ phận sinh viên thiếu kiến thức chuyên sâu về pháp luật. Đặc trưng của chương trình đào tạo hai chuyên ngành Luật và Luật Kinh tế tại trường đó chính là chia làm nhiều học phần để học trong nhiều học kỳ. Do đó, nhiều sinh viên chưa tiếp thu được đầy đủ các kiến thức pháp luật về các học phần. Chính điều này dễ dẫn đến việc áp dụng lập luận pháp lý sai đối với các quy định pháp luật mà bản thân sinh viên còn chưa hiểu một cách tường tận. Chưa kể đến việc không ít sinh viên vẫn còn thụ động trong việc tiếp thu kiến thức mặc dù nhà trường đã tạo điều kiện rất nhiều để các sinh viên có thể tiếp thu được nhiều kiến thức pháp luật cơ bản nhất ngay từ năm một. Chính điều này đã góp phần không nhỏ trong việc gây nên khó khăn này.
Bốn là, không ít sinh viên chưa chủ động tham gia vào phiên toàn giả định vì tâm lý sợ phiên tòa giả định mang yếu tố học thuật quá cao. Điều này là quan niệm sai lầm của một số sinh viên, rõ ràng quy mô của các phiên tòa giả định được bao phủ rộng khắp từ quy mô nhỏ trong các bài tập thảo luận của lớp học, đến quy mô của các câu lạc bổ tổ chức, hay quy mô cấp trường. Mỗi mô hình phiên tòa giả định kể trên đều sẽ phù hợp với mọi đối tượng theo học tại trường. Thông qua những mô hình này sinh viên mới có cơ hội để rèn luyện và cọ sát. Hiển nhiên, quan trọng nhất của việc áp dụng tốt kỹ năng vẫn là luyện tập. Nếu không có môi trường để luyện tập mà chỉ dựa trên việc tiếp thu các kiến thức thì sẽ không bao giờ có thể áp dụng một các có hiệu quả kỹ năng lập luận pháp lý trong việc tranh tụng tại phiên tòa giả định.
3.2. Áp dụng hiệu quả kỹ năng lập luận pháp lý trong việc trang tụng tại phiên tòa giả định tòa giả định
Thông qua việc nghiên cứu những khó khăn gây cản trở quá trình áp dụng hiệu quả kỹ năng lập luận pháp lý trong tranh tụng tại phiên tòa giả định của sinh viên ngành Luật và ngành Luật Kinh tế tại Trường Đại học Luật, Đại học Huế. Ta có thể thấy được rằng nguyên do gây ra những khó khăn có thể đến từ nhiều phía, do đó để việc áp dụng kỹ năng lập luận pháp lý một cách có hiệu quả trong trường hợp này thì cần có sự phối hợp giữa nhiều bên khác nhau. Trên phương hướng đó, tác giả đã cho ra một số gợi mở về những giải pháp để có thể áp dụng hiệu quả kỹ năng lập luận pháp lý trong tranh tụng tại phiên tòa giả định ở Trường Đại học Luật, Đại học Huế như sau:
114
Một là, khuyến khích sinh viên chủ động học hỏi nhiều kiến thức pháp luật có liên quan thường được sử dụng trong các phiên tòa giả định và phân loại phiên tòa giả định một cách đa dạng như phiên tòa giả định dân sự, hình sự, ... để nhiều hơn những sinh viên có thể tham gia vào tùy thuộc vào việc học tập và tìm hiểu các quy định pháp luật của từng khóa sinh viên. Việc khuyến khích hiển nhiên phải luôn đi kèm với việc tạo điều kiện cho sinh viên tìm hiểu. Như ta đã biết thì trong một tình huống xảy ra thì có thể phải dùng nhiều quy định pháp luật liên quan để giải quyết. Do đó, một giải pháp khá hay từ đặc trưng này đó chính là giảng viên có thể chủ động đưa ra những bài tập đa dạng, một mặt vẫn nâng cao chất lượng giảng dạy, khả năng tư duy, mặt khác nó còn giúp sinh viên vững vàng hơn với các kiến thức mình đang có, tự tin hơn trong việc tham gia phiên tòa giả định và học tập các học phần khác tại trường.
Hai là, rèn luyện khả năng tư duy logic cho sinh viên. Trong quá trình theo học tại Trường Đại học Luật, Đại học Huế thì môn học tư duy logic chỉ là một môn tự chọn do đó số lượng người theo học chưa thực sự nhiều. Trong khi môn học này lại có liên quan mật thiết đến việc tạo ra một lập luận pháp lý phù hợp. Do đó, ta cũng có thể cân nhắc biến môn học này thành một học phần bắt buộc hoặc dễ dàng hơn là việc biến môn học này thành các buổi sinh hoạt ngoại khóa bắt buộc sinh viên tham gia. Để thông qua đó, các sinh viên tiếp thu với kiến thức để hình thành và rèn luyện tư duy logic trong quá trình học tập tại trường nói chung và việc rèn luyện tư duy logic để đưa vào các lập luận pháp lý trong tranh tụng tại phiên tòa giả định nói riêng.
Ba là, điều quan trọng hơn cả là phải thay đổi quan điểm của sinh viên về nhiều mặt. Bởi lẽ khi xét cho cùng các khó khăn được đề cập đến thì đa phần nguyên nhân sâu xa đều đến từ sự thiếu chủ động, thiếu tinh thần học hỏi của sinh viên. Nhà trường chỉ có thể tạo điều kiện, cơ hội tuy nhiên việc nhận lấy cơ hội đó hay không là nằm ở bản thân mỗi sinh viên. Do đó, bản thân mỗi sinh viên phải cố gắng trong việc thay đổi về tư tưởng, về thái độ học tập, rèn luyện của bản thân đối với việc chủ động nắm những kiến thức kỹ năng cần thiết về pháp lý và trước mắt là kỹ năng lập luận pháp lý để có thể rèn luyện chúng một cách tốt nhất thông qua việc tham gia tranh tụng tại phiên tòa giả định.
115
Bốn là, cần truyền thông rộng rãi các talkshow, các hội thảo liên quan trực tiếp tại vấn đề này để mỗi sinh viên theo học tại Trường Đại học luật, Đại học Huế đều biết và có thể tiếp thu kiến thức một cách trực tiếp, thay đổi quan niệm sai lầm trước giờ của bản thân mỗi sinh viên, để họ cố gắng phấn đấu hơn trong việc tiếp thu và rèn luyện những kỹ năng, kiến thức cần thiết để có thể áp dụng một cách có hiệu quả kỹ năng lập luận pháp lý trong tranh tụng tại phiên tòa giả định.
4. Kết luận
Từ những phân tích kể trên, ta có thể thấy được những giải pháp để mỗi sinh viên có thể áp dụng hiệu quả kỹ năng lập luận pháp lý trong tranh tụng tại phiên tòa giả định. Những giải pháp đó tạo điều kiện giải quyết những khó khăn mà sinh viên gặp phải trong quá trình này tại Trường Đại học Luật, Đại học Huế. Tạo dựng được bược khởi đầu cho các sinh viên có thể hoàn thiện và phát triển các kỹ năng, phát triển bản thân, chuẩn bị đầy đủ cho quá trình tham gia, học hỏi và rèn luyện bản thân tại phiên tòa giả định.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Hữu Châu (2007), Đại cương ngôn ngữ học - Tập 2 ngữ dụng học, Nhà xuất bản Giáo dục.
2. Lê Thị Hồng Vân (2011), Kỹ năng nghiên cứu và lập luận, Trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh.
3. Võ Văn Thắng (2007), Kỹ năng tư duy có logic, Trường Đại học An Giang. 4. Courtney Lee, Tim Naccarato (2008), Legal skills for Law School & Legal practice, University of the Pacific McGeorge School of Law.
5. Trần Việt Dũng (2014), Đào Tạo Luật Thông Qua Mô Hình Phiên Tòa Giả Định, NXB Đại Học Quốc Gia.
6. Nguyễn Trung Tín, Phan Ngọc Hà, Trần Võ Như Ý(2020), Áp dụng phiên tòa giả định để nâng cao kỹ năng thực hành pháp luật cho sinh viên Luật tại Đại học Duy Tân, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân.