Khái quát về phiên tòa giả định

Một phần của tài liệu Kỹ năng viết bài biện hộ tại Moot 2021 HUL (Trang 83 - 86)

2.1. Khái niệm

Thuật ngữ “phiên tòa giả định” (“Moot Court” hay “Mooting”) được sử dụng phổ biến tại các trường luật trên thế giới như một mô hình hình về hoạt động nghiên cứu và thực hành pháp lý của các sinh viên luật, trong đó các sinh viên đóng vai luật sư tranh luận về nội dung của một vụ việc giả định trước các thẩm phán. Tại PTGĐ, sinh viên không chỉ cần hiểu và trình bày các quy định pháp luật, nguyên tắc hay các học thuyết pháp lý là đủ, mà còn phải biết cách diễn giải và thuyết phục thẩm phán về các lập luận của mình. Qua các phiên điều trần giả định, sinh viên đã được bồi dưỡng kiến thức trong lĩnh vực pháp luật liên quan, đồng thời hình thành nhiều kỹ năng mềm quan trọng.

81

Tại Việt Nam, trong những năm qua đã có một số trường như Trường Đại học Kinh tế - Luật, Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Luật Hà Nội, Học viện Ngoại giao đã và đang quan tâm tới hoạt động này, đồng thời, đã cử đội tuyển sinh viên tham gia các cuộc thi PTGĐ quốc tế và đạt được một số thành tích đáng tuyên dương.34

PTGĐ là mô hình học tập phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt là sinh viên ngành Luật. Đây là hình thức phổ biến mang tính trực quan và sinh động, giúp sinh viên tiếp thu các nội dung pháp lý một cách tự nhiên, dễ hiểu, dễ nhớ. Và đây cũng là cơ hội để những sinh viên chuyên ngành luật trực tiếp tham gia nghiên cứu những vụ việc thực tế của ngành học. Từ đó, rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, làm việc nhóm… Bên cạnh đó, PTGĐ còn là kênh giáo dục có tác động mạnh tới việc nhận thức pháp luật, ý thức tôn trọng, ứng xử và chấp hành pháp luật đối với tất cả các đối tượng được phổ biến.

2.2. Đặc điểm của mô hình phiên tòa giả định

Một đặc điểm nổi bật của phiên tòa giả định là ban tổ chức sẽ công khai đề thi trước khi bắt đầu cuộc thi, và chính các thí sinh sẽ là người tự nghiên cứu, định hình và xây dựng nên các lập luận một cách thuyết phục nhất, chứ không hề có sẵn kịch bản như những phiên “diễn tòa” mà ta vẫn hay thấy. Nói cách khác, sinh viên sẽ phải đóng vai như một luật sư và thực hiện tất các công việc cơ bản của luật sư khi tham gia vào thủ tục giải quyết tranh chấp như thu thập thông tin, chứng cứ, tìm quy định pháp luật, xây dựng luận điểm, chuẩn bị bài biện hộ, bảo vệ luận điểm của mình trước tòa…

Qua đó, sinh viên không những được trau dồi thêm về kiến thức pháp luật mà còn rèn luyện được nhiều kỹ năng làm việc rất bổ ích, có thể kể đến như kỹ năng nghiên cứu tài liệu, tư duy phản biện, kỹ năng xây dựng luận điểm pháp lý, chọn lọc thông tin, viết bài biện hộ trong thời gian ngắn nhất (thông thường ban tổ chức chỉ cho các đội thi một tháng để chuẩn bị bài biện hộ) và đặc biệt chính là kỹ năng tranh tụng trước tòa (phong thái, giọng điệu, cách thức trả lời câu hỏi của toà…).35

34 “Moot Court là gì?”, https://lracuel.org/2017/07/14/moot-court-la-gi/, truy cập ngày 25/10/2021

35 “MOOT COURT - Một trong những cuộc thi danh giá dành cho sinh viên Luật”,

https://lawnet.thukyluat.vn/posts/t6109-moot-court-mot-trong-nhung-cuoc-thi-danh-gia-danh-cho-sinh-vien- luat, truy cập ngày 25/10/2021.

82

2.3 Một số loại hình phiên tòa giả định

Hiện nay, trên thế giới và Việt Nam đã xuất hiện rất nhiều loại hình PTGĐ. Và với mỗi loại hình PTGĐ khác nhau thì sẽ có những cuộc thi đa dạng với nhiều hình thức.

Nổi bật trong số đó phải kể đến mô hình trọng tài giả định. Đây là một phần không thể thiếu của PTGĐ. Một trong những cuộc thi quốc tế lớn nhất về Trọng tài giả định là Willem C. Vis Moot, được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1994 tại Vienna. Nhiều học giả đã đánh giá đây là “kỳ thi Olympics môn Luật Thương mại quốc tế”.

Một cuộc thi về trọng tài giả định danh giá khác là FDI Moot (Foreign Direct Investment International Arbitration Moot) - cuộc thi Trọng tài giả định quốc tế về Đầu tư trực tiếp nước ngoài được hình thành vào năm 2006. Cuộc thi từ lâu đã trở thành hoạt động thường niên được tổ chức rộng rãi trên thế giới, tạo điều kiện cho sinh viên chuyên ngành luật ở khắp nơi trải nghiệm vai trò là luật sư tranh tụng trước hội đồng trọng tài giả định.

Hiện nay, hình thức Trọng tài giả định đã có mặt và đang dần trở nên phổ biến tại Việt Nam. Trong đó, phải kể đến là vòng thi cấp Quốc gia của FDI Moot được tổ chức lần đầu tại Việt Nam vào năm 2018. Ngay từ lần đầu tiên tổ chức, cuộc thi đã nhận được sự quan tâm của đông đảo các bạn sinh viên luật trên cả nước. Bên cạnh đó, cộng đồng Mooting của Việt Nam không thể không kể đến Vietnam CISG Pre- Moot, một cuộc thi Trọng tài giả định về CISG đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Cuộc thi đã và đang là một trong những sân chơi trí tuệ bổ ích dành cho sinh viên có niềm đam mê về luật. Ngoài ra, nhiều cuộc thi Trọng tài giả định khác trên cả nước đã dần được hình thành và đạt được những thành công nhất định như Alfred Deakin, ICA Moot, cuộc thi Diễn án Luật Nhân đạo Quốc tế,...

Nếu như nhắc đến trọng tài giả định thì không thể nào không nhắc đến hòa giải giả định. Trong đó, phải kể đến cuộc thi International Mediation Singapore (IMSG) được tổ chức bởi Viện hòa giải quốc tế Singapore (Singapore International Mediation Institute) - trực thuộc Đại học Quốc gia Singapore. Cuộc thi ra đời với mục tiêu thúc đẩy việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế cũng như các hoạt động đào tạo và nghiên cứu về hòa giải. Đây là một trong những cuộc thi diễn án giả tưởng tập trung vào hai

83

kỹ năng chính, đó là kỹ năng hòa giải của một hòa giải viên và kỹ năng tranh tụng của luật sư đại diện cho các bên tranh chấp thương mại quốc tế. Sinh viên tham gia cuộc thi sẽ được trải nghiệm cả hai vai trò là hòa giải viên và luật sư tranh tụng trong một phiên hòa giải giả định về một vụ việc giả định. Cuộc thi mang tính chuyên môn khá cao, quy tụ nhiều đội tuyển mạnh với các thí sinh tài năng đến từ nhiều quốc gia và ban giám khảo là các chuyên gia hàng đầu quốc tế về giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa giải thương mại quốc tế.36

Ngoài mô hình giả định trên, thì mô hình thẩm vấn chéo cũng đang dần phát triển và rất được quan tâm. Nổi bật của loại hình giả định này là Cross-examination Moot, một dự án được tổ chức bởi một nhóm các nhà thực hành và học giả với mục đích đóng góp vào việc giáo dục thế hệ luật sư trọng tài tiếp theo. Đây là một cuộc thi dành cho các đội thi đến từ các trường đại học với đặc điểm là kiểm tra chéo trong trọng tài quốc tế. Sinh viên sẽ tham dự nhiều vòng điều trần khác nhau, trong đó họ sẽ kiểm tra chéo các nhân chứng và chuyên gia của nhau.37

Một phần của tài liệu Kỹ năng viết bài biện hộ tại Moot 2021 HUL (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)