Giải pháp nâng cao kỹ năng tranh tụng thông qua phiên toà giả định trực tuyến trong bối cảnh covid-

Một phần của tài liệu Kỹ năng viết bài biện hộ tại Moot 2021 HUL (Trang 77 - 82)

trực tuyến trong bối cảnh covid-19

Nâng cao kỹ năng tranh tụng là việc làm hết sức cần thiết đối với sinh viên Luật, trong đó phiên tòa giả định là một biện pháp nâng cao kỹ năng tranh tụng hiệu quả. Thế nhưng với tình hình dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp và chưa có chiều hướng giảm đi, việc tổ chức phiên tòa giả định trực tiếp là điều khó có thể thực hiện, Do đó, nhóm tác giả đề ra giải pháp tổ chức phiên tòa giả định trực tuyến nhằm đáp ứng nhu cầu của sinh viên cũng như đáp ứng được điều kiện thực tế. Để thực hiện được điều này, cần có những giải pháp cụ thể:

Thứ nhất, đề xuất xây dựng mô hình phiên tòa giả định trực tuyến (online) Với một mô hình phiên tòa giả định trực tuyến cần có kế hoạch thực hiện rõ ràng, thống nhất về hình thức, đối tượng tham gia, cách thức hoạt động và sử dụng.

Một là, về hình thức của mô hình này sẽ thực hiện chủ đạo qua hai ứng dụng chủ đạo là Zoom và Meet. Với ứng dụng Zoom, kết nối dễ dàng trên máy tính để bàn, thiết bị di động và hệ thống phòng để kết nối liền mạch các phòng ban, văn phòng và những người tham gia từ xa, một công cụ hội nghị đa nền tảng có khả năng chạy trên các hệ điều hành Windows, Mac, Linux, iOS và Android. Tạo phông nền phiên tòa giả định linh động, sáng tạo và không giới hạn số lượt tham gia trình bày tài liệu cùng một lúc. Tuy nhiên thời gian sử dụng Zoom bị giới hạn, theo như quá trình học online, sinh viên chỉ sử dụng tối đa 40 phút đến 1 giờ đồng hồ và bị giới hạn số thành viên tham gia cuộc họp.

Với ứng dụng Meet, không giới hạn số thành viên tham gia và thời gian duy trì cuộc họp. Tuy nhiên lại không thể set up (tổ chức) phong nền phiên tòa linh hoạt như ứng dụng Zoom, có thể gây nhàm chán vì mỗi lần chỉ được trình chiếu tài liệu 1 người/lần.

Mỗi ứng dụng sẽ có ưu điểm và hạn chế nhất định, vì vậy nhóm tác giả đề nghị đối với phiên tòa giả định dưới một giờ đồng hồ nên sử dụng ứng dụng Zoom để đạt

75

được hiệu quả tốt nhất. Với phiên tòa giả định kéo dài thời gian, nên sử dụng ứng dụng Meet để tránh trường hợp phiên tòa bị ngắt quãng.

Hai là, đối tượng tham gia sẽ là sinh viên Trường Đại học Luật, Đại học Huế. Cụ thể đối với sinh viên các khóa K42, 43, 44, 45 đang theo học tại trường có nhu cầu tham gia phiên tòa giả định theo hình thức trực tuyến

Ba là, cách thức hoạt động phiên tòa giả định trực tuyến

Đầu tiên, giảng viên sẽ đưa ra chủ đề, tình huống thực tế cho phiên tòa. Tình huống có thể tìm ở trên sách báo, hay thông qua trao đổi với luật sự, thẩm phán, kiểm sát viên để lấy vụ án cụ thể. Cần đa dạng chủ đề các vụ án vừa thu hút được sự tò mò, vừa nâng cao kĩ năng giải quyết tình huống trong nhiều lĩnh vực của sinh viên.

Tiếp đến, sinh viên đăng kí tham gia phiên tòa giả định sẽ tự lập nhóm thành ba nhóm lớn, hoặc giảng viên trực tiếp phân công sinh viên vào nhiệm vụ cụ thể, phiên tòa giả định sẽ gồm ba nhóm lớn: Nhóm Luật sư bào chữa cho nguyên đơn/bị đơn; Bị đơn, bị cáo (hoặc kiểm sát viên và bị cáo); Thẩm phán.

Sinh viên sẽ có khoảng thời gian nhất định theo yêu cầu của giảng viên để tìm hiểu nội dung vụ án, và lập bài biện luận tương ứng với nhiệm vụ được giao. Ví dụ nếu là biện luận cho nguyên đơn, thì sinh viên phải tìm căn cứ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn.

Sau đó, phiên tòa giả định trực tuyến được diễn ra, sinh viên tham gia trực tuyến bằng hình thức được thông báo qua ứng dụng Meet hoặc Zoom. Phiên tòa giải định giúp phát triển tư duy logic và khả năng đưa ra phán quyết, đặc biệt là khả năng tranh tụng.

Thứ hai, giải pháp hỗ trợ thực hiện phiên tòa giả định trực tuyến

Một là,đối với nhà trường cần phổ biến rộng rãi hình thức học tập phiên tòa giả định trực tuyến

Để tăng hiệu quả, chất lượng một phiên tòa giả định, cần có hoạt động truyền thông nhằm thu hút sự chú ý của sinh viên quan tâm. Số lượng sinh viên tham dự càng đông hiệu quả giáo dục, nâng cao kĩ năng càng cao. Để tạo sự thu hút, hiệu ứng tác động cho những người tham gia trước khi đi vào quá trình xét xử, nhà trường cũng xây dựng những đoạn clip tái hiện sinh động quá trình vi phạm pháp luật của các bị cáo trong vụ án, nguyên nhân dẫn đến con đường phạm tội. Quá trình truyền thông

76

hình thức này có thể thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo… Đẩy mạnh công tác phổ biến phiên tòa giả định trực tiếp đến tất cả các bạn sinh viên

Cơ sở vật chất phải đáp ứng nhu cầu của sinh viên tham gia, ví dụ như bảo đảm không truyền, lưu trữ các dữ liệu phát sinh trong quá trình xét xử trực tuyến cho các đối tượng không được cấp quyền truy cập; đảm bảo chất lượng âm thanh và hình ảnh theo chuẩn SD, HD.

Tổ chức tập huấn cho giảng viên phụ trách, tổ chức các diễn đàn giải đáp thắc mắc của sinh viên, truyền đạt kinh nghiệm thực hiện phiên tòa giả định hiệu quả, tập huấn chuyên đề chuyên sâu về kĩ năng tranh tụng; có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng tranh luận, đối đáp cho sinh viên.

Hai là, đối với giảng viên phụ trách

Bất cứ làm một công việc gì thì cũng cần có kế hoạch, mục tiêu cụ thể. Đối với phiên tòa giả định trực tuyến cũng không ngoại lệ. Kế hoạch phiên tòa giả định ở cấp trường học cần phải có mục tiêu, tiến độ cụ thể. Vì vậy, kế hoạch càng cụ thể, chi tiết, càng tạo điều kiện thuận lợi khi triển khai thực hiện. Trong từng giai đoạn kế hoạch phiên tòa giả định phải bám sát tình hình, nhu cầu tham gia. Có như vậy thì phiên tòa giả định mới thực sự có hiệu quả.

Giai đoạn, chuẩn bị đề cương vụ án: Đề cương của một buổi phiên tòa giả định trực tuyến cần đầy đủ về nội dung, thích hợp với đối tượng, chặt chẽ về bố cục, sắc sảo về lập luận.

Giai đoạn phân công vụ án: Giảng viên thực hiện phiên tòa giả định cho sinh viên, xét xử vụ án được dàn dựng dựa trên tình huống có thật trong tình tiết vụ án, nhằm đưa ra những đề tài tranh luận trong việc chấp hành pháp luật. Trong một phiên tòa giả định gồm có Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Viện kiểm sát, Thư ký, Công an, Luật sư, người phạm tội và người có nghĩa vụ liên quan... Từ đó, giảng viên có thể phân công nhiệm vụ cho sinh viên tham gia phiên tòa thực hiện những nội dung đã học, đã tìm hiểu. Để khuyến khích tinh thần của sinh viên, giảng viên có thể trao giải thưởng cho nhóm sinh viên giải quyết tình huống, tranh tụng tốt nhất.33

33 Nguyễn Trung Tín, Phan Ngọc Hà, Trần Võ Như Ý (2020), Áp dụng phiên tòa giả định để nâng cao kỹ năng thực hành pháp luật cho sinh viên Luật tại Đại học Duy Tân, Tạp chí khoa học & Công nghệ Đai học năng thực hành pháp luật cho sinh viên Luật tại Đại học Duy Tân, Tạp chí khoa học & Công nghệ Đai học Duy Tân, tr 106

77

Khi diễn ra phiên tòa giả định trực tuyến, giảng viên cần kiểm soát chặt chẽ thành viên tham gia, hỗ trợ tối đa trong việc sinh viên đăng kí tham gia và giải đáp những thắc mắc của sinh viên trong quá trình thực hiện.

Ba là, Câu lạc bộ Luật gia Tương lai đã từng tổ chức phiên tòa giả định, vì vậy cần phổ biến cách thức tham gia cho các bạn sinh viên. Phối hợp với giảng viên phụ trách để hỗ trợ các bạn sinh viên học tập, rèn luyện kĩ năng tranh tụng thông qua phiên tòa giả định hiệu quả.

Đối với sinh viên Luật cần tận dụng cơ hội tham gia học hỏi, kỹ năng tranh trụng trong phiên tòa giả định trực tuyến, sử dụng các kiến thức pháp lý đã học giải quyết tình huống. Phổ biến mô hình phiên tòa giả định đến các bạn sinh viên khác, cùng nhau trao đổi, học tập hiệu quả nhất.

5. Kết luận

Nhận thấy, việc nâng cao kỹ năng tranh tụng cho sinh viên thông qua phiên tòa giả định là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, để phù hợp với tình hình dịch Covid -19 đang diễn ra phức tạp, khó lường, cần có giải pháp hữu hiệu cho sinh viên, trong đó nhóm tác giả đề xuất mô hình phiên tòa giả định trực tuyến.

Không chỉ được trang bị thêm những kiến thức pháp luật thực tế, thông qua phiên tòa giả định trực tuyến sinh viên trường Đại học Luật, Đại học Huế sẽ có cái nhìn đa chiều hơn trong các vấn đề xã hội. Bên cạnh đó, các giảng viên phụ trách cũng sẽ đúc kết những bài học và các kiến thức pháp luật thu được qua phiên toà cũng như giải đáp những thắc mắc của các bạn sinh viên một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Chính vì vậy, nhà trường cần chú trọng, áp dụng và phổ biến rộng rãi mô hình phiên tòa giả định trực tuyến đến sinh viên trong thời gian sắp tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đoàn Đức Lương (2015) “Giáo trình thực hành nghề nghiệp”, Đại học Huế - Trường Đại học Luật, Nxb Đại học Huế.

2. Nguyễn Trung Tín, Phan Ngọc Hà, Trần Võ Như Ý (2020), Áp dụng phiên tòa giả định để nâng cao kỹ năng thực hành pháp luật cho sinh viên Luật tại Đại học Duy Tân, Tạp chí khoa học & Công nghệ Đai học Duy Tân, tr 106;

78

3. Trung Tâm Hợp Tác Phát Triển Trường Đại học Kinh Tế Tài Chính (2021), 5 kỹ năng cơ bản của một luật sư tranh tụng giỏi cần phải có, https://www.uef.edu.vn/qhdn/hanh-trang-nghe-nghiep/5-ky-nang-co-ban-cuamot- luat-su-tranh-tung-gioi-can-phai-co-11477, truy cập ngày 15/10/2021;

4. Trần Việt Dũng (2020), Áp dụng mô hình phiên tòa giả định trong giảng dạy kiến thức và kỹ năng pháp lý cho sinh viên luật, https://iluatsu.com/hoc-luat/ap-dung- mo-hinh-phien-toa-gia-dinh-trong-giang-day-luat/, truy cập ngày 15/10/2021.

5. Trung Tâm Hợp Tác Phát Triển Trường Đại học Kinh Tế Tài Chính (2021), 5 kỹ năng cơ bản của một luật sư tranh tụng giỏi cần phải có, https://www.uef.edu.vn/qhdn/hanh-trang-nghe-nghiep/5-ky-nang-co-ban-cua-mot- luat-su-tranh-tung-gioi-can-phai-co-11477, truy cập ngày 15/10/2021

79

Một phần của tài liệu Kỹ năng viết bài biện hộ tại Moot 2021 HUL (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)