Một số vấn đề khái quát về kỹ năng tranh tụng của sinh viên tại phiên tòa giả định.

Một phần của tài liệu Kỹ năng viết bài biện hộ tại Moot 2021 HUL (Trang 105 - 110)

tòa giả định.

2.1. Định nghĩa kỹ năng tranh tụng.

Tranh tụng là việc vận dụng quy định pháp luật và tình tiết sự việc tạo thành hoạt động sử dụng ngôn từ pháp lý một cách logic, đưa ra các luận điểm, luận cứ, luận chứng chặt chẽ có căn cứ, chứng cứ rõ ràng nhằm khẳng định hoặc bác bỏ một vấn đề.

Theo nghĩa rộng: Tranh tụng là một quá trình được bắt đầu từ khi các đương

sự thực hiện quyền khởi kiện và kết thúc khi bản án, quyết định của Tòa án.

Theo nghĩa hẹp: Tranh tụng là sự đối đáp, đấu tranh giữa các bên đương sự với

nhau về chứng cứ, yêu cầu và phản đối yêu cầu của mỗi bên để từ đó nhằm chứng minh cho đối phương và Tòa án rằng yêu cầu và phản đối yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Đồng thời, theo như định nghĩa về kỹ năng đã được trình bày ở phần trước, có thể rút ra định nghĩa về kỹ năng tranh tụng là việc người biện hộ vận dụng những hiểu biết, kiến thức và tiềm lực của bản thân vào trong quá trình tranh tụng tại phiên tòa giả định nhằm bảo vệ những lập luận trong bài biện hộ đã được chuẩn bị trước đó.

2.2.Một số kỹ năng cần thiết trong quá trình tranh tụng.

Thứ nhất, kỹ năng trình bày:

Trình bày là một kỹ năng cơ bản trong quá trình tranh tụng. Nội dung bài biện hộ cần ngắn gọn, tập trung và phải đáp ứng một nhu cầu thông tin cụ thể. Biện hộ chỉ

103

thành công khi các bên đều tích cực tham gia tranh luận, phân tích và chấp nhận những ý kiến vừa được trình bày, mang lại lợi ích tốt nhất cho thân chủ. Vì vậy, để bài biện hộ dễ dàng được tất cả người nghe tiếp thu thì việc trình bày cần đảm bảo rõ ràng, xác định đúng trọng tâm vấn đề, ngôn từ chính xác, thái độ tự tin và giữ chừng mực trong cử chỉ.

Thứ hai, kỹ năng quan sát:

Quan sát là một kỹ năng quan trọng trong giao tiếp và thu thập thông tin. Một số nhà nghiên cứu đã kết luận rằng có đến 2/3 lượng thông tin được thu nhận thông qua đôi mắt. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả trong buổi tranh tụng tại phiên tòa giả định, sinh viên cần quan sát để biết những người tham gia phản ứng như thế nào với những nội dung mà mình đang trình bày; phân loại từng nhóm hành vi; phân tích nhanh ý nghĩa, nguyên nhân của từng hành vi và sau đó có cách ứng xử và can thiệp phù hợp.

Thứ ba, kỹ năng lắng nghe:

Lắng nghe không thể thực hiện cùng lúc với những hoạt động khác, có nghĩa là khi lắng nghe cần tạm dừng những suy nghĩ và lời lẽ của mình. Khi lắng nghe, người tranh tụng sẽ hiểu rõ và chính xác những diễn biến trong phiên tòa nhằm có những đáp ứng kịp thời và phù hợp. Người tranh tụng không những lắng nghe những thông tin, ý kiến mà còn phải lắng nghe cả những cảm xúc, động cơ mong muốn của người tham gia để kịp thời đáp ứng nhu cầu của họ.

Khi lắng nghe, người tranh tụng không nên lơ đãng với người nói, coi thường câu chuyện của họ; cắt ngang lời nói hoặc giục họ kết thúc nhanh câu chuyện; liếc nhìn đồng hồ hay đưa ra những nhận xét mang tính đả kích mà cần giữ yên lặng, thể hiện sự đồng cảm và tôn trọng những ý kiến, vấn đề mà chủ thể khác trình bày.

Thứ tư, kỹ năng đàm phán:

Người biện hộ khi tham gia tranh tụng cần dựa trên nguyên tắc mềm mỏng nhưng cứng rắn. Cụ thể là mềm mỏng về yếu tố con người. Cứng rắn về bản chất sự việc và giải pháp mang tính thuyết phục. Người biện hộ cần xác định được mục tiêu hướng đến và mục tiêu có thể chấp nhận được trong cuộc đàm phán, cần xây dựng những chiến lược đàm phán phù hợp và có phương án thay đổi linh hoạt phù hợp với từng giai đoạn trong phiên tòa cũng như thái độ của phía đối diện đối với vấn đề.

104

Thứ năm, kỹ năng giữ bình tĩnh tốt và các kỹ năng mềm khác:

Trong quá trình tranh tụng, không thể tránh khỏi những xung đột, xuất hiện những căn cứ mâu thuẫn với nhau, những lập luận mang tính đả kích hay những vấn đề không có lợi cho phía mình thì bản thân người biện hộ cần giữ bình tĩnh, kiểm soát cảm xúc và xử lý linh hoạt, mềm dẻo, tránh tức giận hay tỏ thái độ rõ rệt về vấn đề vừa xảy ra.

3. Một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng viết bài biện hộ và tranh tụng tại phiên tòa giả định dành cho sinh viên ngành luật và ngành luật kinh tế. tại phiên tòa giả định dành cho sinh viên ngành luật và ngành luật kinh tế.

3.1.Về phía Nhà trường.

Thứ nhất, cần tăng cường số lượng các phiên tòa giả định.

Cần tăng cường việc tổ chức các phiên tòa giả định, tăng cường về số lượng phiên tòa sẽ tạo cơ hội cho sinh viên tham gia nhiều hơn. Chính việc được có cơ hội tham gia sẽ thúc đẩy tinh thần năng động, tích cực trong sinh viên trong quá trình học tập tại Trường.

Thứ hai, cần sớm đưa phiên tòa giả định vào chương trình đào tạo của Nhà trường.

Phiên tòa giả định nên trở thành một học phần trong quá trình đào tạo học viên tại nhà trường. Học phần này được sắp xếp vào năm thứ hai là phù hợp nhất. Bởi lẽ, đây là khoảng thời gian sinh viên đã được tiếp cận những học phần lý luận cơ bản về pháp luật. Vào năm thứ hai, khi sinh viên tiếp cận với học phần này sẽ giúp họ có cái nhìn tổng quan về phiên tòa giả định, biết được vấn đề nào bản thân cần bổ sung, ngay từ đây họ dễ dàng cảm nhận được mình có phù hợp với hoạt động này hay không, nếu có thì đây sẽ là cơ hội tốt để theo đuổi trong khoảng thời gian hai năm còn lại khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Thứ ba, cần thiết tạo nên nhiều cuộc thi viết bài biện hộ cho sinh viên.

Về phía Đoàn, Khoa, các Câu lạc bộ đội nhóm cần mang việc viết bài biện hộ thành một cuộc thi. Tổ chức các cuộc thi về viết bài biện hộ trong một tình huống cụ thể trong phiên tòa giả định sắp tới, kết quả của cuộc thi sẽ là những bài biện hộ xuất sắc nhất. Thông qua đó thì hiệu quả của phiên tòa giả định sẽ đạt kết quả cao hơn, đồng thời thu hút được sự quan tâm của nhiều sinh viên.

105

3.2.Về phía sinh viên.

Thứ nhất, tăng cường tham gia các phiên tòa giả định:

Sinh viên cần chủ động đăng ký tham gia những phiên tòa giả định do các câu lạc bộ, nhà trường tổ chức. Bởi đây là cơ hội tốt để bản thân thử sức, được trau dồi kiến thức và những kỹ năng cần thiết cho hoạt động sự nghiệp sau này.

Thứ hai, tích cực tham gia vào các câu lạc bộ đội nhóm:

Sinh viên nên tham gia vào các câu lạc bộ đội nhóm nhằm học hỏi kinh nghiệm từ những anh chị đi trước, đặc biệt hoạt động của Câu lạc bộ Luật gia tương lai là một trong những câu lạc bộ tiêu biểu trong việc tổ chức các phiên tòa giả định cho sinh viên. Việc tham gia và trở thành thành viên câu lạc bộ phải thật sự dựa trên ý chí của cá nhân, không chạy theo đám đông và tham gia cho lấy lệ. Khi bản thân sinh viên thật tâm tham gia vào hoạt động phiên tòa giả định mà câu lạc bộ đội nhóm tổ chức thì kết quả đạt được cao hơn rất nhiều vì ngoài sự cố gắng của bản thân thì còn nhận được sự giúp đỡ rất lớn từ phía những anh chị đi trước.

Thứ ba, tự giác rèn luyện nâng cao kỹ năng:

Việc rèn luyện kỹ năng không phải là vấn đề một sớm một chiều mà có được, vì vậy sinh viên cần kiên trì học hỏi không những ở trường, ở lớp mà còn có thể tham khảo trên các trang thông tin điện tử hay những phiên tòa thực tế tại địa phương của Tòa án nhân dân các cấp.

4. Kết luận

Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi cử nhân luật khi ra trường phải đáp ứng những kỹ năng cơ bản để bắt kịp thời đại. Với xu hướng đó, việc tham gia phiên tòa giả định sẽ là một bước đi đúng đắn, là hành trang vững chắc để những sinh viên của trường Đại học Luật – Đại học Huế khi ra trường có thể sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu của xã hội. Với mục tiêu đó, bài tham luận đã trình bày những vấn đề cơ bản về bài biện hộ, kỹ năng viết bài biện hộ và kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa giả định, từ đó đề ra những biện pháp nhằm giúp nâng cao kỹ năng viết bài biện hộ và tranh tụng dành cho sinh viên ngành Luật và ngành Luật kinh tế.

106

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Trần Việt Dũng, Nguyễn Chí Hằng Hải, “Áp dụng mô hình phiên tòa giả định trong giảng dạy kiến thức và kỹ năng pháp lý cho sinh viên luật”, Tạp chí khoa học pháp lý Việt Nam, tr 74 – 80.

2. “5 kỹ năng cơ bản của một luật sư tranh tụng giỏi cần phải có”, Global Vietnam Lawyers, https://gvlawyers.com.vn/, https://gvlawyers.com.vn/5-ky-nang- co-ban-cua-mot-luat-su-tranh-tung-gioi-can-phai-co/?lang=vi, truy cập ngày 11/10/2021.

3. “Cấu trúc câu trả lời phần tranh luận và phần viết memorandum”, Legal Research & Advisory Club, https://lracuel.org/, https://lracuel.org/2017/07/14/cau- truc-c-u-tra-loi-phan-tranh-luan-va-phan-viet-memorandum/, truy cập ngày 11/10/2021.

4. “Nâng cao kỹ năng tranh tụng của Luật sư Việt Nam bên thềm hội nhập”,

Công ty Luật TNHH Đại Việt, http://www.luatdaiviet.vn/xem-tin-tuc/nang-cao-ky- nang-tranh-tung-cua-luat-su-viet-nam-ben-them-hoi-nhap, truy cập ngày 15/10/2021.

5. “Kỹ năng biện hộ”, Trung tâm nghiên cứu – Tư vấn CTXH & PTCĐ, TaiLieu.TV, http://tailieu.tv/, http://tailieu.tv/tai-lieu/ky-nang-bien-ho-30206/, truy cập ngày 09/10/2021.

6. “Khái niệm tranh tụng là gì”, Luật sư Bảo hộ, https://luatsubaoho.com/, https://luatsubaoho.com/phapluat/khai-niem-tranh-tung-la-gi/, truy cập ngày 10/10/2021.

107

Một phần của tài liệu Kỹ năng viết bài biện hộ tại Moot 2021 HUL (Trang 105 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)