Thực trạng về hoạt động nâng cao kỹ năng tranh tụng thông qua phiên tòa giả định tại Trường Đại học Luật, Đại học Huế

Một phần của tài liệu Kỹ năng viết bài biện hộ tại Moot 2021 HUL (Trang 74 - 77)

tòa giả định tại Trường Đại học Luật, Đại học Huế

3.1. Những mặt tích cực mà hoạt động kỹ năng tranh tụng thông qua phiên tòa giả định mang lại tòa giả định mang lại

Phiên toà giả định là một phương pháp giảng dạy sáng tạo đòi hỏi đầu tư, chuẩn bị công phu về cả hình thức và nội dung. Trong quá trình chuẩn bị và thực hiện, sinh viên được thực hành, rèn luyện các kỹ năng chuyên ngành, như: quy trình mở phiên tòa, kỹ năng tranh tụng, kỹ năng điều hành phiên tòa, kỹ năng hành nghề luật sư,… Đồng thời, thông qua đó giúp sinh viên củng cố và nâng cao kiến thức chuyên môn, phương pháp vận dụng các điều khoản pháp luật vào tình huống cụ thể. Thông qua việc giải quyết và xử lý các tình huống phát sinh, sinh viên sớm có cái nhìn trực quan về hoạt động thực tiễn của nghề nghiệp và định hướng sau này.

Trong nhiều năm học vừa qua, Trường Đại học Luật, Đại học Huế đã tổ chức nhiều phiên tòa giả định, thu hút nhiều sinh viên tham gia. Cụ thể là Cuộc thi VMOOT – Phiên tòa giả định được tổ chức hàng năm với sự tham gia của nhiều đội thi. Các đội thi được trải nghiệm và rèn luyện các kỹ năng về viết bài biện hộ, tranh tụng, đưa ra quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn. Hằng năm, Câu lạc bộ Luật gia tương lai cũng tổ chức các phiên tòa giả định nhằm đem đến những cơ hội cho các bạn thành viên câu lạc bộ rèn luyện các kỹ năng về thực hành luật, thu hút sự theo dõi của đông đảo sinh viên toàn trường. Trong năm học 2020 – 2021, Câu lạc bộ Luật gia tương lai đã tổ chức Phiên tòa giả định tại trường THCS Thủy Dương, thị xã Hương Thủy.

Các phiên tòa giả định là cơ hội để sinh viên luật có cơ hội tìm hiểu, rèn luyện các kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng tranh tụng và nâng cao kỹ năng tư duy phản biện. Khi tham gia các phiên tòa giả định, sinh viên được củng cố các kiến thức chuyên

72

môn như phân tích vụ việc, nâng cao các kỹ năng thực hành, chuẩn bị cho việc xét xử. Trong phiên tòa, sinh viên còn được rèn luyện và nâng cao kỹ năng tranh tụng thông qua trình bày các sự kiện và lập luận pháp lý, hỏi - đáp chứng cứ, kỹ năng tranh luận, đối đáp và bảo vệ quan điểm.

Mô hình phiên tòa giả định được xem là một dạng phát triển cao của phương pháp diễn án và phương pháp giảng dạy bằng vụ việc (Case study) và mang tính chất đặc thù của việc giảng dạy các học phần về luật pháp, trong đó, người học phải đặt mình vào vị trí một bên liên quan (bên nguyên đơn, bên bị đơn, bên cơ quan tư pháp) trong một vụ việc cho trước. Thông qua việc đóng vai những nhân vật có thật hoặc giả định để giải quyết các tình huống “có vấn đề”, người học sẽ được rèn luyện kỹ năng giao tiếp và cách ứng phó, xử lý các tình huống có thể gặp trong tương lai.32

Nhiều sinh viên Trường Đại học Luật, Đại học Huế trực tiếp tham gia Phiên tòa giả định đã được học hỏi thêm nhiều kiến thức và kỹ năng về tổ chức phiên tòa cũng như rèn luyện kỹ năng tranh tụng. Việc lựa chọn nội dung pháp luật để xây dựng phiên tòa giả định được thực hiện linh hoạt, phù hợp với chương trình đào tạo của sinh viên năm hai, năm ba. Do đó, hoạt động đã thu hút được nhiều sinh viên quan tâm và mong muốn tham gia. Các sinh viên khác khi theo dõi phiên tòa giả định cũng sẽ có sự quan sát về cách bố trí phòng xử án, trình tự diễn ra của phiên tòa. Điều này tạo cho sinh viên nhiều hứng thú và bổ trợ rất nhiều trong quá trình học tập, đặc biệt là trong các học phần về tố tụng.

3.2. Những điểm hạn chế trong quá trình thực hiện

Việc tổ chức các Phiên tòa giả định tại Trường Đại học Luật, Đại học Huế đã tạo ra sân chơi bổ ích cho các bạn sinh viên. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn gặp phải nhiều khó khăn, hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động.

Thứ nhất, số lượng Phiên tòa giả định được tổ chức còn quá ít. Mỗi năm, chỉ

có 2 – 3 Phiên tòa giả định được tổ chức tại trường. Điều này cho thấy đây là hoạt động chưa được tổ chức thường xuyên, chưa được quan tâm là một hoạt động bổ trợ cho công tác giảng dạy chính khóa. Bên cạnh đó, Phiên tòa giả định do Câu lạc bộ Luật gia tương lai tổ chức thì chỉ thành viên câu lạc bộ được tham gia đóng nên các

32 Trần Việt Dũng (2020), Áp dụng mô hình phiên tòa giả định trong giảng dạy kiến thức và kỹ năng pháp lý cho sinh viên luật, https://iluatsu.com/hoc-luat/ap-dung-mo-hinh-phien-toa-gia-dinh-trong-giang-day-luat/, cho sinh viên luật, https://iluatsu.com/hoc-luat/ap-dung-mo-hinh-phien-toa-gia-dinh-trong-giang-day-luat/, truy cập ngày 15/10/2021.

73

sinh viên khác không thể tham gia được. Điều này đã làm hạn chế khả năng tham gia Phiên tòa giả định của nhiều sinh viên khác. Hiện nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên không thể tổ chức Phiên tòa giả định trực tiếp nên yêu cầu đặt ra là xây dựng Phiên tòa giả định trực tuyến để phù hợp với yêu cầu của thực tiễn hiện nay.

Thứ hai, quá trình tổ chức Phiên tòa giả định sinh viên gặp nhiều khó khăn

trong khâu chuẩn bị, làm việc nhóm và các kỹ năng thực hành. Hiện nay, do chưa có sự đầu tư về trang phục sẵn nên khi tổ chức, sinh viên gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm và chuẩn bị trang phục. Nhiều sinh viên tham gia phiên tòa nhưng gặp rất nhiều khó khăn về kỹ năng viết bài biện hộ, kỹ năng soạn thảo các văn bản như bản cáo trạng, bản án,…Nhiều sinh viên tham gia phiên tòa nhưng còn thiếu kiến thức chuyên môn nên gặp khó khăn trong quá trình nghiên cứu nội dung vụ án.

Thứ ba, một hạn chế trong các Phiên tòa giả định tại Trường Đại học Luật, Đại

học Huế là mang tính “diễn” lại theo kịch bản nên không tạo được sự bất ngờ và không phát huy được kỹ năng giải quyết tình huống của sinh viên tham gia. Sinh viên tham gia còn bị động với các tình huống và phụ thuộc quá nhiều vào tài liệu nên không mang lại sự hấp dẫn cho phiên tòa. Điều này đã làm hạn chế hiệu quả của Phiên tòa giả định trong việc nâng cao kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa.

3.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quá trình thực hiện

Thứ nhất, mô hình Phiên tòa giả định chỉ mới được xem là một hoạt động ngoại

khóa nên chưa có nhiều sự quan tâm từ nhà trường, giảng viên và sinh viên. Việc tổ chức Phiên tòa giả định hiện nay chủ yếu do Câu lạc bộ luật gia tổ chức nên số lượng còn hạn chế, số lượng sinh viên tiếp cận với hoạt động này còn ít. Cơ sở vật chất phục vụ cho việc tổ chức Phiên tòa giả định vẫn còn nhiều hạn chế.

Thứ hai, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nên không thể tổ chức các

Phiên tòa giả định trực tiếp. Do đó, đặt ra vấn đề phải nghiên cứu và xây dựng kế hoạch tổ chức Phiên tòa giả định thông qua hình thức online. Đây là một thách thức lớn đối với các sinh viên thực hiện. Bởi vì việc xây dựng bối cảnh như phiên tòa trực tiếp trên nền tảng online đòi hỏi sinh viên phải có trình độ về công nghệ thông tin và ứng dụng phải đảm bảo về thời gian tổ chức phiên tòa.

Thứ ba, các hoạt động rèn luyện kỹ năng cho sinh viên chưa được quan tâm đúng mức và triển khai thường xuyên. Chương trình học của sinh viên còn nặng về

74

lý thuyết mà thiếu tính thực hành. Do đó, khi sinh viên tham gia hoạt động thực hành vẫn còn nhiều bỡ ngỡ và rụt rè, chưa vận dụng được các kiến thức vào thực tiễn giải quyết tình huống.

Một phần của tài liệu Kỹ năng viết bài biện hộ tại Moot 2021 HUL (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)