- Năng suất công đoạn bài khí là: 1538,10 kg/h [Bảng 4.10, trang 42].
TÍNH XÂY DỰNG VÀ QUY HOẠCH MẶT BẰNG
7.2.8. Phân xưởng cơ điện
Phân xưởng cơ điện có nhiệm vụ sửa chữa các thiết bị máy móc trong nhà máy, đồng thời còn gia công chế tạo, cải tiến kỹ thuật, phát huy sáng kiến mới.
Chọn kích thước: 9x6x6 (m). Diện tích xưởng: 9 X 6 = 54(m2).
7.2.9. Nhà đặt máy phát điện
Diện tích nhà phụ thuộc chủ yếu vào kích thước máy phát điện Chọn kích thước: 6x6x6 (m). Diện tích trạm : 6 X 6 = 36(m2).
7.2.10. Nhà nồi hơi
Diện tích nhà phụ thuộc chủ yếu vào kích thước nồi hơi. Kích thước nồi hơi: 4165x 2295x 2030 mm. [mục 5.3.3, tr 46] Số lượng nồi hơi: 2 chiếc.
Chọn kích thước: 10x6x6 (m). Diện tích trạm: 10 x 6 = 60 (m2).
7.2.11. Kho hóa chất, nhiên liệu, kho nhớt
Là nơi chứa hóa chất dùng cho vệ sinh, dầu FO, DO, nhớt dùng để bôi trơn các chi tiết máy trong nhà máy.
Chọn kích thước: 6x6x6 (m). Diện tích kho: 6 x 6 = 36(m2).
7.2.12. Kho phế liệu khô và ướt
Đây là nơi chứa các loại phế liệu do các máy móc, thiết bị hư hỏng của nhà máy, được chia làm hai phần là khu vực chứa phế liệu khô và phế liệu ẩm ướt.
Chọn kích thước kho: 6x6x6 (m). Diện tích kho là: 6 x 6 = 36(m2).
7.2.13. Khu cung cấp nước và xử lí nước cho sản xuất
> Bể dự trữ nước
Được xây dưới đất và nhô lên mặt đất 0,5 m.
Tổng lượng nước dùng cho nhà máy trong 1 ngày là: Mn = 22,98 x 24 = 551,52 (m3)
Vậy chọn kích thước bể là 552 m3, có DxRxC = 15x8x3 (m).
> Trạm bơm
Mục đích là lấy nước từ dưới lòng đất qua xử lí, kiểm tra rồi đưa vào sử dụng.
> Khu xử lí nước
Làm mềm nước để cung cấp nước đạt yêu cầu công nghệ cho sản xuất. Bể chứa nước để xử lí có thể tích bằng bể dự trữ nước.
Chọn kích thước khu cấp nước: 15x8x5 (m). Diện tích: 15 x 8= 120 (m2).
7.2.14. Khu xử lí nước thải
Lưu lượng nước thải công nghiệp dao động phụ thuộc vào quy mô, tính chất của sản phẩm, quy trình công nghệ của từng nhà máy nhưng nói chung đều có đặc điểm là
hệ thống bể xử lí nước thải bao gồm nhiều bể như bể gôm, bể điều hòa, bể sinh học, và bể lắng.
Đây là khu vực xử lí nước thải từ khâu vệ sinh các thiết bị, và nền nhà trong nhà xưởng, ngoài ra còn có cả nước thải từ quá trình xử lí nguyên liệu. Nước thải sau khi xử
lí đạt tiêu chuẩn hạng A được thải ra môi trường để đảm không ô nhiễm cho khu vực xung quanh.
Chọn kích thước khu xử lí nước thải: 12x6 (m). Diện tích: 12 X 6 = 72(m2).
7.2.15. Tháp nước
Nước ở đây là nước thủy cục để cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt. Chọn tháp:
- Độ cao chân tháp 14m. - Đường kính của tháp là 4m. - Chiều cao tháp nước 4m.
- Diện tích tháp: S = n.r2 = 3,14 X 4 2 = 50,24(m2).
7.2.16. Phòng chứa dụng cụ cứu hỏa
Ngoài việc đặt các dụng cụ cứu hỏa ở các góc tường của từng phân xưởng, các nơi dễ xảy ra cháy nổ như lò hơi, nhà máy có lắp đặt một hệ thống đường ống khắp nhà máy để kịp thời xử lý khi có sự cố, ngoài ra nhà máy xây dựng thêm phòng để lưu trữ thêm các dụng cụ cứu hỏa để dự phòng cho cả nhà máy, nó được xây dựng ở vị trí thuận
lợi để kịp thời xử lý khi có cháy xảy ra.
- Phòng này chứa khoảng 10 bình trong đó mỗi bình có đường kính 180mm. - Diện tích mỗi bình chiếm: Sb = n.r2 = 3,14 X 0,18 2 = 0,102(m2).
Vậy diện tích của các bình là: S’ = 0,102 X 10 = 1,02(m2). Kích thước của các cuộn dây chọn 5 m2.
Chọn 1 phòng có kích thước: 4x3x4 (m). Diện tích của phòng: 4 X 3 = 12(m2).
7.2.17. Khu đất mở rộng
Để thuận tiện cho việc mở rộng sản xuất sau này thì trong nhà máy có một phần đất
mở rộng.
Diện tích đất mở rộng bằng 75% diện tích của phân xưởng sản xuất chính: Smr = 0,75 X 972 = 729 (m2).
Với 972 là diện tích của khu sản xuất chính. [Mục 7.2.2.2 chương 7]