AN TOÀN LAO ĐỘN G VỆ SINH XÍ NGHIỆP

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp thiết kế nhà máy chế biến rau quả (Trang 154 - 159)

- Năng suất công đoạn bài khí là: 1538,10 kg/h [Bảng 4.10, trang 42].

AN TOÀN LAO ĐỘN G VỆ SINH XÍ NGHIỆP

9.1. An toàn lao động

Vấn đề an toàn lao động được đặc biệt chú trọng và được đưa vào tiêu chuẩn thi đua hàng đầu. Vì có làm tốt vấn đề an toàn lao động thì năng suất lao động mới cao, giá thành sản phẩm hạ.

- Một trong những phương pháp bảo hiểm lao động tốt nhất là vấn đề tổ chức, kỷ luật. Trong nhà máy, phải thường xuyên phổ biến rộng rãi kỹ thuật an toàn lao động

đồng thời giáo dục cho mọi người có ý thức giữ an toàn lao động trong sản xuất. Việc

tổ chức lao động, bố trí hợp lý và nâng cao trình độ kỹ thuật của dây chuyền

cũng góp

phần làm giảm các tai nạn lao động.

- Vấn đề an toàn lao động cần chú ý khi sản xuất là ở khu vực có nhiệt độ cao như khu thanh trùng, vì vậy vần có hệ thống an toàn thích hợp.

- Trang bị ủng, bảo hộ lao động cho công nhân nấu nồi hai vỏ, điều khiển palăng thanh trùng.

- Phải chú ý đến vấn đề bỏng khi thao tác sản xuất khu vực có nhiệt độ cao.

- Đối với công nhân sản xuất ở phân xưởng chính, vấn đề đòi hỏi là phải có chế độ

chiếu sáng cho sản xuất vì công nhân ở khâu bóc vỏ xếp hộp yêu cầu mức độ

phân biệt

màu sắc, trạng thái cao hơn.

- Đối với công nhân lò hơi: phục vụ sản xuất cần có chế độ an toàn lao động khi làm việc ở áp suất cao của nồi hơi và chú ý vấn đề hỏa hoạn.

- Đối với bao bì, kho sản phẩm: cần phải có chế độ bảo vệ an toàn khi xếp hộp, bảo quản đóng thùng nhập kho sản phẩm. Tình trạng gây đổ vỡ, làm hư hỏng

sản phẩm

và tai nạn xảy ra.

Vấn đề an toàn lao động cần được chú ý khi sản xuất trong tất cả các khâu, yêu cầu công nhân phải chấp hành đúng nội quy vận hành thiết bị. Hằng năm nhà máy tổ chức kiểm tra, phổ biến an toàn lao động cho tất cả công nhân. Đây là một trong những

thi đua hàng đầu và có như vậy mới nâng cao tiến trình sản xuất, đảm bảo sức khỏe cho người lao động.

Vệ sinh công nghiệp đối với nhà máy sản xuất thực phẩm nói chung và nhà máy sản xuất đồ hộp nói riêng là vấn đế cần thiết và yêu cầu nghiêm ngặt vì ảnh hưởng đếnchất lượng sản phẩm, đến sự ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân,

hàng hoá sản xuất ra ăn ngay, hoặc để lâu sau thời gian bảo quản.

Đối với công nhân làm việc trực tiếp, tiếp xúc với sản phẩm thực phẩm nên quá trình lây nhiễm vi sinh vật một phần do công nhân mang vào. Do vậy, khâu vệ sinh phải

chú ý đến vệ sinh cá nhân.

Vấn đề vệ sinh công nghiệp trong nhà máy cần phải thực hiện đúng quy trình công

nghệ, chấp hành đúng nội quy của nhà máy, nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm, nâng cao năng suất làm việc. Để đảm bảo vệ sinh xí nghiệp cần chú ý:

9.2.1. Yêu cầu vệ sinh cá nhân của công nhân

Khi làm việc phải có áo quần bảo hộ lao động, đối với công nhân lao động trực tiếp phải có áo choàng trắng. Khi làm việc phải gọn gàng, sạch sẽ, đầu tóc (công nhân nữ) phải có mũ che kín tóc, móng tay cắt ngắn. Tác phong làm việc nghiêm túc.

Chỗ làm việc của công nhân sạch sẽ và thường xuyên dọn dẹp trước khi bắt tay vào làm việc trước khi nghỉ giữa ca hay cuối ca.

Công nhân làm việc phải định kỳ khám bệnh và đặc biệt không mắc bệnh ngoài da

và truyền nhiễm.

9.2.2. Yêu cầu vệ sinh máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc, cấp — thoát nước

Máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc tiếp xúc trực tiếp với với sản phẩm. Vì vậy đối với máy móc thiết bị cần có yêu cầu vệ sinh sau:

- Máy móc làm việc như băng tải, máy chà, rót lọ, xoắn nắp,... cần phải

làm vệ sinh định kỳ và thường xuyên trước khi vào ca, kỳ nghỉ giữa ca, cuối ca. Phải vệ sinh rửa, lau chùi sạch sẽ nhất là các bộ phận hoạt động tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm.

- Dụng cụ làm việc như: bàn thao tác, dao, khay đựng phải làm vệ sinh sạch sẽ sắp

xếp gọn gàng trước và sau khi làm việc xong, dao thiếc, khay nhôm cần sát

trùng trước

mỗi ca làm việc, cứ sau 1 - 2 giờ thì dội bàn và tráng lại bằng nước nóng 1 lần. - Máy móc, nhà sản xuất phải vệ sinh sạch sẽ hằng ngày, cuối mỗi ca sản xuất, vì

sản phẩm rất dễ bị vi sinh vật xâm nhập gây ô nhiễm nhà máy.

- Các chỗ làm việc đòi hỏi vệ sinh cao như: bóc vỏ cần phải có chổ thoát nước tốt tránh ẩm ướt nhà sản xuất và bụi bặm.

- Các máy làm việc nơi nhiều nước như: máy rửa băng chuyển, máy rửa thổi khí cần có hệ thống thoát nước tốt để cho sản xuất được an toàn, không gây ẩm ướt, trơn

trượt khi thao tác.

- Nền nhà xưởng: cọ rửa bằng Ca(OH)2 hoặc nước xà phòng và rửa lại bằng nước để tránh trơn trượt và hệ thống thoát nước phải tuyệt đối đảm bảo.

9.3. Phòng chống cháy nổ

Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới có hai mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 1 - 7 và mùa mưa từ tháng 8 - 12. Mùa khô có tốc độ gió lớn từ 2 - 5 m/s, nên việc phòng cháy cần đề cao.

Do vậy khoảng cách giữa các nhà phải thích hợp, đường giao thông trong nhà máy

phải đảm bảo không tắc khi có sự cố xảy ra. Phương tiện phòng chống cháy là các vòi cứu hoả, bình chữa cháy và các dụng cụ liên quan khác.

Cần thành lập và huấn luyện đội cứu hoả tại nhà máy, các dụng cụ cứu hoả cần bố trí gần nơi dễ xảy ra cháy nổ. Phải có hệ thống còi cứu hoả và trữ lượng nước có thể cứu

hoả trong 3 giờ. Cần bố trí các khu vực dễ cháy nổ ở cuối hướng gió nhằm giảm thiệt hại nếu xảy ra cháy nổ.

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp thiết kế nhà máy chế biến rau quả (Trang 154 - 159)