Củng cố: Nắm: Những thành công về nội dung và nghệ thuật của bài thơ 5 Dặn dò: Tiết sau học Tiếng Việt.

Một phần của tài liệu GA NV 12 cả năm (Trang 54 - 58)

C. Chuẩn bị giáo cụ.

4. Củng cố: Nắm: Những thành công về nội dung và nghệ thuật của bài thơ 5 Dặn dò: Tiết sau học Tiếng Việt.

5. Dặn dò: Tiết sau học Tiếng Việt.

Tiết thứ: 30 Ngày soạn: ...

Luật thơ (Tiếp)

A. Mục tiêu:

Giúp học sinh hiểu đợc các đặc điểm của các thể thơ phổ biến hiện nay trong thơ Việt Nam. Biết vận dụng sự hiểu biết về các đặc điểm đó vào việc cảm nhận và tìm hiểu các tác phẩm cụ thể.

B. Phơng pháp giảng dạy:

-Phát vấn Đàm thoại - Nêu vấn đề.

C. Chuẩn bị giáo cụ:

* Giáo viên : Soạn giáo án. * Học sinh : Soạn bài.

D. Tiến trình bài dạy:

1. ổn định lớp - kiểm tra sĩ số:2. Kiểm tra bài cũ: 2. Kiểm tra bài cũ:

3. Nội dung bài mới:

a. Đặt vấn đề: ở tiết học trớc ta đã hiểu thế nào là luật thơ của một thể thơ và những thể thơ chính của Việt Nam. Tiết học này sẽ tập trung đi vào việc tìm hiểu luật thơ của một số thể thơ phổ biến hiên nay.

b. Triển khai bài dạy:

Hoạt động thầy và trò Nội dung kiến thức

- Luật thơ là gì ? Yếu tố nào có vai trò quan trọng trong việc hình thành luật thơ Việt Nam ?

* Luật thơ của một thể thơ là toàn bộ những quy tắc gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh…đợc khái quát theo một kiểu mẫu ổn định.

- Một số thể thơ phổ biến hiện nay? -Giáo viên cung cấp cho học sinh một bài thơ ngũ ngôn cách luật để so sánh với thể thơ 5 chữ hiện nay.

-Thơ 5 chữ có đặc điểm gì về số câu, số tiếng, vần thơ, ngắt nhịp?

- Giáo viên cung cấp một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt và cho học sinh phân biệt với thơ 7 chữ hiện nay.

-Ví dụ: "Bánh trôi nớc".

Giáo viên lấy ví dụ và yêu cầu học sinh xác định các loại vần.

Giáo viên phát vấn và yêu cầu học sinh xác định thanh điệu trong các thi liệu cho sẵn và nhận xét về sự phối hợp bằng trắc.

Giáo viên cung cấp một số thi liệu về thơ 8 tiếng và yêu cầu học sinh nhận xét về khổ thơ, vần, thanh điệu và nhịp điệu.

-Yêu cầu học sinh lấy ví dụ.

-Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại bài "Đất nớc" (Nguyễn Đình Thi) và phân tích các đặc điểm của thể thơ tự do…

1. Thể năm chữ. a. Khổ thơ:

- Có thể có hoặc không có khổ, mỗi khổ có thể có từ 4 dòng trở lên.

-Số khổ trong bài có thể nhiều hoặc ít … + Ví dụ: Tiếng thu.

b. Vần thơ: đa dạng (gián cách,vần liền,vần giao nhau).

c. Hài thanh và ngắt nhịp:

- Thanh điệu: Tuy không giống thơ cổ song vẫn đảm bảo sự hài hoà về thanh điệu.

-Ví dụ: Trớc sân anh thơ thẩn Đăm đắm trông nhạn về Mây chiều còn phiêu bạt Lang thang trên đồi quê

(Tình quê - Hàn Mặc Tử)

-Nhịp điệu: Có thể ngắt nhịp giống thơ ngũ ngôn truyền thống (2-3) hoặc ngắt nhịp khác (3-2). 2. Thể bảy tiếng.

a. Khổ thơ: có thể chia khổ hoặc khôngmỗi khổ thờng có 4 dòng3 lần điệp vần …

b. Vần:

- Mỗi khổ 1 vầnvần liền ở 2 dòng đầugián cách ở dòng 3và điệp lại ở dòng 4(gần với thơ thất ngôn tứ tuyệt).

c. Hài thanh và ngắt nhịp:

- Thanh điệu có sự đối xứng, hài hoà trong một dòng hoặc giữa hai dòng với nhau, sự hài hoà thanh điệu bằng- trắc thể hiện cố định ở các tiếng 2, 4. 6.

3. Thể tám tiếng:

a. Khổ thơ: Thơ 8 tiếng ít chia khổ. b. Vần: Dùng vần chân là chủ yếu.

*Ví dụ: "Đây những tháp gầy mòn vì mong đợi

Những đền xa đổ nát dới thời gian Những sông vắng lê mình trong bóng tối.

Những tợng chàm lở lói rỉ rên than."

c. Hài thanh và ngắt nhịp:

- Thanh điệu có sự hài hòa bằng trắc, thể hiện ở các tiếng 3, 6, 8 của dòng thơ …

4. Thơ tự do:

a. Khổ thơ và dòng thơ: Phần lớn không chia khổ, nếu chia khổ thì không đều, dòng thơ không hạn định số tiếng …

b. Vần: Thơ tự do có thể có vần hoặc không có vần.

c. Hài thanh và ngắt nhịp:

-Thanh điệu không có luật nhng vẫn nhịp nhàng, cân đối.

cảm xúc, ý nghĩa của mỗi dòng thơ và bài thơ.

4. Củng cố: Nắm: Luật thơ của một số thể thơ phổ biến của Việt Nam. 5. Dặn dò: Tiết sau học Tiếng Việt.

Tiết thứ: 31 Ngày soạn: ...

Thực hiện một số biện pháp tu từ ngữ âm

A. Mục tiêu:

Giúp học sinh:

-Biết cách phát hiện, phân tích vận dụng một số phếp tu từ ngữ âm quen thuộc.

B. Phơng pháp giảng dạy:

-Phát vấn. Đàm thoại.

C. Chuẩn bị giáo cụ:

* Giáo viên : Soạn giáo án. * Học sinh : Soạn bài.

D. Tiến trình bài dạy:

1. ổn định lớp - kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ: Nêu khái niệm về "Luật thơ" và một số thể thơ phổ biến hiện nay?3. Nội dung bài mới: 3. Nội dung bài mới:

a. Đặt vấn đề:

b. Triển khai bài dạy:

Hoạt động thầy và trò Nội dung kiến thức

-Hoạt động 1: Thực hành về phép tu từ tạo nhịp điệu và âm hởng thích hợp.

Giáo viên hớng dẫn học sinh làm bài tập:

Bài tập 1: đoạn văn trích đọc trong

"Tuyên ngôn độc lập" của Hồ Chí

Minh.

-Sự phối hợp nhịp ngắn và nhịp dài trong đoạn văn.

Giáo viên đọc đoạn văn, phát hiện và nhận xét về cách ngắt nhịp.

-Sự thay đổi thanh bằng, thanh trắc cuối mỗi nhịp và tính chất mở hay đóng của âm tiết kết thúc mỗi nhịp Giáo viên phát hiện và nhận xét về thanh điệu và tính chất cảu các âm tiết cuối nhịp

-Thực hành về phép điệp âmđiệp thanhđiệp vần

Giáo viên hớng dẫn học sinh tìm hiểu tác dụng gợi hình tợng của biện pháp điệp phụ âm đầu trong các câu thơ.

I. Tạo nhịp điệu và âm hởng thích hợp. Bài tập 1:

-Đoạn văn gồm bốn nhịp (hai nhịp dài trớc, hai nhịp ngắn sau) phối hợp với nhau để diễn tả nội dung của đoạn:

+Hai nhịp dài thể hiện lòng kiên trì và ý nghĩa quyết tâm của dân tộc ta trong việc đấu tranh vì tự do (gan góc) với một thời gian dài (hơn 80 năm nay, mấy năm nay).

+Hai nhịp ngắn khẳng định dứt khoát và đanh thép về quyền tự do và độc lập của dân tộc ta (phải đợc).

-Kết thúc ba nhịp đầu là các thanh bằng không dấu với ba âm tiết mở (nay, nay, do) tạo ra âm h- ởng ngân vang, lan xa. Kết thúc nhịp thứ bốn là một thanh trắc với một âm tiết kép (lập) tạo ra sự lắng đọng trong lòng ngời đọc (ngời nghe).

-Nhịp điệu và sự phối hợp âm thanh cùng với phép lặp cú pháp (một dân tộc đó…), lặp từ ngữ (dân tộc đã gan góc, nay phải đợc) đã tạo ra âm hởng hùng hồn đanh thép cho lời tuyên ngôn. II. Điệp âm, điệp vần, điệp thanh.

1.Bài tập 1:

a. "Dới quyên trăng quyên đã gọi hè Đầu tờng lửa lựu lập loè đơm bông"

Âm đầu (l) đợc lặp lại bốn lần gợi ra những hình tợng bông hoa lựu đỏ lấp ló trên cành những đốm lửa lập loè. ánh lửa đó nh đang phát sáng lung linh lập loè trên ngọn cây.

b. " Làn ao long lánh bóng trăng loe"

-Câu thơ cũng xuất hiện 4 lần phụ âm đầu "l" - Sự cộng hởng của 4 lần lặp lại tạo nên hình tợng bóng trăng lấp lánh và phát tán cả không gian rộng lớn trên mặt ao phản chiếu của mặt nớc … 2. Bài tập 2:

Giáo viên hớng dẫn học sinh đọc bài thơ và doạn thơ đã cho. Xác đinh vần và nhận xét về tác dụng của biện pháp điệp vần.

Giáo viên hớng dẫn học sinh rút ra nhận xét về phạm vi sử dụng của các phép tu từ ngữ âm đã thực hành.

a. trong bài "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến vần "eo" là vần chủ đạo (xuất hiện 5 lần trong thơ). Điều đó góp phần khắc hoạ hình tợng mùa thu yên tĩnh, trong trẻo ở làng quê Bắc Bộ - đồng thời cũng bộc lộ một tâm hồn thơ thanh khiết đắm say với thiên nhiên của nhà thơ.

b. Trong đoạn thơ của Tố Hữu vần "ang" xuất hiện 7 lần. Đây là vần chứa một nguyên âm rộng và âm tiết thuộc loại nửa mở (kết thúc bằng phụ âm mũi). Vần "ang" vì vậy gợi cảm giác rộng mở và chuyển động thích hợp với sắc thái miêu tả sự chuyển động mùa (từ mùa đông sang mùa xuân). III. Tổng kết:

Phép tu từ tạo nhịp điệu và âm hởng thờng đợc dùng trong văn xuôi nhất là văn chính luận. - Phép tu từ tạo nhịp điệu điệp thanh thờng đợc sử dụng nhiều trong thơ ca.

Một phần của tài liệu GA NV 12 cả năm (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w