Bộ máy quản lý huy động tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI CÓ KỲ HẠN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) CHI NHÁNH BẮC YÊN BÁI (Trang 42 - 45)

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

1.2.3.Bộ máy quản lý huy động tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng thương mạ

Thông thường tại một chi nhánh NHTM thì bộ máy quản lý chung của chi nhánh sẽ đồng thời đảm nhiệm vai trò quản lý huy động vốn trong đó có huy động tiền gửi có kỳ hạn của KHCN. Bộ máy quản lý thường bao gồm: Giám đốc chi nhánh, phó giám đốc chi nhánh, trưởng các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ (phòng ngân quỹ, phòng bán lẻ, phòng giao dịch, phòng kiểm soát rủi ro…). Tuỳ theo cách xây dựng cơ cấu tổ chức của mỗi NHTM mà cách phân chia nhiệm vụ và đặt tên phòng, ban có thể thay đổi. Các NHTM thường áp dụng cơ cấu tổ chức trực tuyến, chức năng. Hình 1.2 minh hoạ một tổ chức bộ máy điều hành của sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, chi nhánh cấp 2 tại NHTM.

Hình 1.2: Minh hoạ tổ chứcbộ máy điều hành của sở giao dịch, chi nhánh cấp 1, chi nhánh cấp 2 tại NHTM

Nguồn: Tác giả xây dựng

Các trách nhiệm quản lý được mô tả cụ thể như sau:

- Giám đốc: Giám đốc chi nhánh NHTM là người chịu trách nhiệm chung và toàn diện trước Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, Giám đốc chi nhánh NHTM người phê duyệt kế hoạch cũng như cách thức triển khai huy động tiền gửi có kỳ hạn của KHCN, là người quyết định các chính sách về

Giám đốc Các phó giám đốc Trưởng phòng kế toán Các trưởng phòng chuyên môn, nghiệp vụ Các trưởng phòng giao dịch Quản lý quỹ tiết kiệm Tổ kiểm tra nội bộ

lãi suất huy động, khuyến mại, chăm sóc khách hàng... và kiểm soát hoạt động huy động vốn của KHCN.

- Phó giám đốc: Phó giám đốc chi nhánh NHTM là người quản lý trực tiếp các phòng giao dịch trong hoạt động huy động tiền gửi có kỳ hạn của KHCN, là người nhận kế hoạch phân bổ chỉ tiêu, các kế hoạch tổ chức thực hiện và kết quả giám sát hoạt động huy động tiền gửi có kỳ hạn của KHCN do phòng kế hoạch tổng hợp trình lên và trình Giám đốc phê duyệt.

- Trưởng phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Trưởng phòng chuyên môn, nghiệp vụ tại chi nhánh NHTM tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn theo sự phân công. Ví dụ: Phòng KH doanh nghiệp, phòng KH cá nhân, phòng giao dịch tiềm năng… Trong đó phòng KH cá nhân (phòng bán lẻ)bán các sản phẩm và dịch vụ cho các khách hàng bán lẻ, tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng dành cho khách hàng bán lẻ.Đầu mối các sản phẩm, các dịch vụ liên quan đến KHCN tại Chi nhánh. Do đó trưởng phòng bán lẻ chịu trách nhiệm trực tiếp trong tổ chức và giám sát hoạt động huy động tiền gửi có kỳ hạn của KHCN, tham gia xây dựng kế hoạch huy động vốn.

- Trưởng phòng kế toán tại chi nhánh NHTM quản lý việc thực hiện hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp, quản lý thực hiện hạch toán các khoản huy động của KHCN.

- Trưởng phòng giao dịch: tại chi nhánh NHTM, trưởng phòng giao dịch quản lý việc thực hiện cung cấp các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, các hoạt động chủ yếu như: đầu tư tín dụng, huy động vốn nói chung và huy động tiền gửi có kỳ hạn của KHCN nói riêng, thực hiện các dịch vụ thanh toán, mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối...

Nhân sự quản lý huy động tiền gửi có kỳ hạn của KHCN tại chi nhánh NHTM phải đảm bảo về số lượng và chất lượng. Về mặt số lượng phải đảm bảo số lượng tại Ban giám đốc, các phòng ban phải có đủ số lượng cán bộ để công tác quản lý được hoạt động xuyên suốt và bảo đảm hiệu quả. Về mặt chất lượng:

- Năng lực chuyên môn của nhà quản lý: Yêu cầu phải nắm rõ, đầy đủ và tuân thủ các quy trình, quy định của luật pháp, của ngân hàng nhà nước, của NHTM chủ quản.

- Kỹ năng: Với bất cứ ngành nghề cung cấp dịch vụ nào, nhà quản lý cũng cần có kỹ năng cơ bản và kỹ năng nâng cao. Tại chi nhánh NHTM cũng vậy, nhà quản lý yêu cầu phải có đầy đủ các kỹ năng tư duy, kỹ năng nhân sự, kỹ năng chuyên môn để có thể quản lý, điều hành và bán hàng thành công, chăm sóc khách hàng sau bán hàng một cách hiệu quả nhất.

- Phẩm chất đạo đức: Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa đặc biệt, các nhà quản lý của ngân hàng hàng ngày tiếp xúc với tiền mặt và các công việc có liên quan đến tiền, số dư trong tài khoản khách hàng hoặc các cơ hội có thể có phát sinh rủi ro liên quan đến nhà quản lý. Nhiều trường hợp nảy sinh lòng tham lợi dụng quyền hạn để lừa rút tiền của khách hàng bằng giấy tờ giả. Do vậy nhân sự quản lý huy động tiền gửi có kỳ hạn của KHCN phải đảm bảo có tâm huyết với nghề, có tư cách, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, trong sáng...

1.2.4. Nội dung quản lý huy động tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng cánhân tại chi nhánh ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI CÓ KỲ HẠN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) CHI NHÁNH BẮC YÊN BÁI (Trang 42 - 45)