NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ
1.2.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch huy động tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng thương mạ
Tổ chức thực hiện kế hoạch huy động tiền gửi có kỳ hạn của KHCN tại chi nhánh NHTM bao gồm những nội dung cơ bản sau: Giao nhiệm vụ và triển khai quy trình huy động (phân quyền),đào tạo tập huấn,truyền thông, giải quyết xung đột, tạo động lực làm việc.
Giao nhiệm vụ và triển khai quy trình huy động
Lãnh đạo chi nhánh NHTM giao nhiệm vụ cho các phòng ban, cho các cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ huy động tiền gửi có kỳ hạn từ các khách hàng để
xác định nội dung công việc, hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất. Đồng thời giao nhiệm vụ phối hợp hoạt động các đơn vị liên quan trong khuôn khổ kế hoạch huy động tiền gửi có kỳ hạn của KHCN tại chi nhánh.
Triển khai quy trình huy động vốn:
- Nhân viên trong chi nhánh NHTM tiến hành tìm kiếm khách hàng, tư vấn, hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ tiền gửi tại chi nhánh NHTM.
- Hoàn thiện hồ sơ, chứng từ:
+ Nếu khách hàng gửi tiền qua ứng dụng ngân hàng điện tử, hệ thống sẽ ghi nhận và xác nhận giao dịch cho khách hàng.
+ Khi khách hàng đến giao dịch gửi tiền tại chi nhánh NHTM, các giao dịch viên hướng dẫn khách hàng cung cấp giấy tờ tùy thân, hoàn thiện các thông tin trên mẫu biểu có sẵn, lưu chứng từ theo quy định.
- Hạch toán, nhập thông tin vào hệ thống. Các giao dịch viên tại điểm giao dịch nhập thông tin mà khách hàng cung cấp, đảm bảo tính khớp đúng, nhập chính xác vào hệ thống.
- Chuyển kiểm soát phê duyệt: Kiểm soát phê duyệt giao dịch theo thông tin khớp đúng giữa chứng từ vật lý và thông tin trên máy, in sổ tiết kiệm vật lý gửi trả khách hàng.
Việc giao nhiệm vụ hợp lý sẽ giúp nhân viên thực hiện tốt công việc, đúng người đúng việc tăng hiệu quả giải quyết công việc và tăng động lực làm việc cho nhân viên.
Đào tạo, tập huấn triển khai kế hoạch
Chi nhánh tổ chức các buổi làm việc để tập huấn cho các CBNV có liên quan trực tiếp, và các CBNV có trách nhiệm phối hợp thực hiện kế hoạch huy động tiền gửi có kỳ hạn của KHCN.
Đối với những thay đổi lớn trong kế hoạch thực hiện giữa các giai đoạn, chi nhánh có thể tổ chức thành buổi học, buổi đào tào có giảng viên chuyên môn hướng dẫn nghiệp vụ.
thay đổi nhỏ, chi nhánh có thể rút gọn việc đào tạo trong các buổi họp chuyên môn của từng phòng ban.
Bên cạnh đó, trong chi nhánh sẽ triển khai lớp phổ biến kế hoạch huy động tiền gửi có kỳ hạn của KHCN, là hoạt động của chi nhánh NHTM diễn ra hàng năm đến toàn thể cán bộ nhân viên của chi nhánh (kể cả những nhân viên không phụ trách mảng tín dụng KHCN) để từ đó cán bộ nhân viên của chi nhánh có thể hiểu, nắm được định hướng, chỉ tiêu kế hoạch của phòng ban trong năm, đặc biệt là cách thức triển khai và các chế tài áp dụng trong thực hiện.
Một số phương pháp đào tạo được áp dụng: + Đào tạo bằng các buổi học lý thuyết + Đào tạo thông qua công việc
+ Đào tạo thông qua tổ chức các buổi Hội thảo + Đào tạo nghiên cứu tình huống
Truyền thông đến khách hàng
Hoạt động truyền thông gồm có truyền thông trực tiếp và truyền thông gián tiếp. Truyền thông gián tiếp có các hoạt động quảng bá giới thiệu sản phẩm, xúc tiến bán hàng đối với gói sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn của KHCN:tổ chức các hội thảo, hội nghị, các bài tuyên truyền quảng cáo qua các báo đài tại địa phương, các bài viết tuyên truyền qua các mạng xã hội.Truyền thông trực tiếp thông qua việc tìm kiếm khách hàng,hỗ trợ khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ,truyền thông qua dữ liệu khách hàng thân thiết của chi nhánh…
Giải quyết các xung đột
Trong quá trình huy động vốn từ khách hàng không thể tránh khỏi các vấn đề phát sinh tạo thành những tình huống thường gặp, ví dụ như:
- Trong quá trình gửi tiết kiệm của khách hàng, khách hàng có những lúc kế hoạch tài chính đột xuất sẽ rút tiết kiệm trước hạn.
- Các chi nhánh NHTM đồng thời huy động từ 1 khách hàng sẽ có sự cạnh tranh về lãi suất.
cho khách hàng.
Công tác lãnh đạo cần phải có phương pháp giải quyết xung đột. Khi xung đột phát sinh, phụ thuộc vào từng tình huống cụ thể, lãnh đạo chi nhánh NHTM sẽ có các phương pháp giải quyết xung đột khác nhau. Các phương pháp giải quyết xung đột hay được sử dụng đó là: gặp mặt trao đổi để có phương án xử lý trực tiếp; tư vấn, giải quyết vấn đề qua các thư công tác, công văn chỉ đạo từ trụ sở chính, Ban giám đốc.
Tạo động lực cho nhân viên
Các công cụ Ban lãnh đạo chi nhánh NHTM thường sử dụng để tạo động lực cho nhân viên bao gồm:
- Tạo động lực bằng tiền lương, thưởng: hàng năm tại chi nhánh NHTM trích ra một tỷ lệ % nhất định từ quỹ lương, quỹ này được dùng để khen thưởng cho các cá nhân, tập thể có thành tích cao trong các dịp thi đua, trong hoạt động kinh doanh thường niên của chi nhánh. Đầu năm, hội đồng lương của các chi nhánh tổ chức họp xem xét lương cho cán bộ, những cá nhân có thành tích cao trong hoạt động HĐV từ KHCN sẽ được xem xét nâng lương, hoặc nâng lương trước thời hạn.
- Tạo động lực bằng phương pháp hành chính, tâm lý: Ngoài việc được khen thưởng về tài chính, các cá nhân có thành tích cao trong hoạt động HĐV từ KHCN được tôn vinh, trao giấy khen, bằng khen, có cơ hội được xem xét đưa vào quy hoạch cán bộ nguồn của chi nhánh, được xem xét bổ nhiệm cán bộ lên vị trí cao hơn, tái bổ nhiệm cán bộ... Những cán bộ làm tốt thì được tuyên dương khen thưởng, các cá nhân, tập thể làm chưa tốt thì bị khiển trách, phê bình, nhắc nhở để có biện pháp kịp thời hoàn thành chỉ tiêu đề ra.
1.2.4.3. Kiểm soát thực hiện kế hoạch huy động tiền gửi có kỳ hạn của kháchhàng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng thương mại