Hoàn thiện kiểm soáthuy động tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI CÓ KỲ HẠN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) CHI NHÁNH BẮC YÊN BÁI (Trang 111 - 113)

IV. Thâm niên công tác của đội ngũ cán bộ quản lý HĐV KHCN

3.2.4.Hoàn thiện kiểm soáthuy động tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng cá nhân

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG

3.2.4.Hoàn thiện kiểm soáthuy động tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng cá nhân

của khách hàng cá nhân

Nhằm kịp hạn chế rủi ro trong hoạt động huy động vốn, chi nhánh cần chú ý công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ để nâng cao chất lượng mọi mặt của hoạt động nghiệp vụ và khả năng điều hành của các bộ phận, cụ thể:

Chi nhánh cần chỉ đạo, triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động huy động vốn theo định kỳ và đột xuất. Tiếp tục tập trung vào kiểm tra sâu một số lĩnh vực nghiệp vụ huy động vốn, có thể tiến hành

Tăng cường tập huấn kỹ năng kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh, bổ sung kiến thức theo pháp luật cho đội ngũ kiểm tra viên nhằm không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, năng suất lao động. Đồng thời tăng cường cán bộ có kinh nghiệm, có năng lực làm công tác kiểm tra, kiểm soát, đánh giá mức độ đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh và có biện pháp nâng cao khả năng an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Ban hành quy chế hoạt động của đoàn kiểm tra trong toàn chi nhánh, quy định rõ nhiệm vụ của đoàn kiểm tra và các bộ phận liên quan;Tiến hành chấn chỉnh sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; khắc phục một số tồn tại, sai phạm trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ quản lý của từ trụ sở chính đến Chi nhánh trong công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động huy động vốn. Trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, chi nhánh cần được đề cao. Trước hết cần xử lý nghiêm cán độ đứng đầu, gắn trách nhiệm người đứng đầu với nhiệm vụ huy động vốn.

Hoàn thiện hệ thống thông tin để kiểm tra, đánh giá kịp thời. Chế độ báo cáo cần rõ ràng từ quy chế đến thực tế, xử lý nghiêm mọi trường hợp vi phạm chế độ báo cáo.

Thường xuyên theo dõi việc thực hiện chính sách huy động vốn tại các chi nhánh, kết hợp cả kiểm soát thường xuyên và kiểm soát đột xuất.

Nội dung kiểm soát huy động: tình hình thực hiện so với các chỉ tiêu huy động vốn của toàn hệ thống và các chỉ tiêu huy động vốn đã giao cho chi nhánh: về quy mô và cơ cấu vốn huy động trong kỳ hoặc tại một thời điểm nhất định; về đảm bảo các chỉ tiêu an toàn của chi nhánh như tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn, chi phí huy động vốn,…

Phòng ngừa rủi ro chiếm đoạt tiền gửi của KHCN:

+ Thiết kế sổ tay có ghi chú các dấu hiệu nhận diện sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá trị thật và giả; ghi rõ các quy trình giao dịch.

+ Thường xuyên hoán đổi vị trí thủ quỹ, giao dịch viên, kiểm soát viên và giám đốc phòng giao dịch (định kỳ 6 tháng / lần).

+ Phát hành sổ tiết kiệm phải thông qua kiểm soát viên tra, giám đốc ký sổ tiết kiệm và văn thư đóng dấu nhằm giảm thiểu gian lận trong hoạt động tiền gửi.

+ Tăng cường công tác kiểm tra: chứng từ giao dịch phải được hoàn thiện và giao cho bộ phận hậu kiểm chứng từ để hậu kiểm ngay ngày hôm sau; thành lập các đoàn kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất.

3.3. Một số kiến nghị hoàn thiện quản lý huy động tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh Bắc Yên Bái

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI CÓ KỲ HẠN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) CHI NHÁNH BẮC YÊN BÁI (Trang 111 - 113)