Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI CÓ KỲ HẠN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) CHI NHÁNH BẮC YÊN BÁI (Trang 113 - 114)

IV. Thâm niên công tác của đội ngũ cán bộ quản lý HĐV KHCN

3.3.1.Đối với Ngân hàng Nhà nước

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG

3.3.1.Đối với Ngân hàng Nhà nước

Hỗ trợ phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng tại các tỉnh miền núi

Hiện nay, dịch vụ tài chính ngân hàng đã đi vào đời sống của người dân. Một bộ phận lớn dân cư am hiểu và có sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh đó ở các tỉnh miền núi như Yên Bái, vẫn có một bộ phận dân cư vẫn chưa hiểu biết về hoạt động ngân hàng. Chính vì vậy, NHNN cần tăng cường hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong việc tuyên truyền, giúp cho người dân biết và hiểu về hoạt động ngân hàng. Việc tuyên truyền này được thực hiện thông qua việc tăng cường phát hành các bài báo, tạp chí, phóng sự, tổ chức các buổi gặp mặt, trao đổi về tài chính ngân hàng, hiệu quả của việc gửi vốn vào ngân hàng với nội dung mang tính dễ hiểu, đại chúng.

Hỗ trợ các ngân hàng thương mại nâng cao năng lực quản trị rủi ro

Về hoạt động quản lý rủi ro của các ngân hàng thương mại, NHNN cần hoàn thiện hơn nữa các quy chế thanh tra, giám sát, nâng cao hiệu quả thanh tra ngân hàng, tăng cường khả năng dự báo rủi ro của các ngân hàng thương mại, xây dựng mô hình dự báo khoa học và chính xác. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp với các ngân hàng thương mại trong việc hoàn thiện các phương thức giám sát, thiết lập hệ thống cảnh báo sớm và phát hiện kịp thời những tổ chức tín dụng có dấu

thiện các tiêu chí giám sát an toàn hoạt động các ngân hàng thương mại trên cơ sở nghiên cứu các hiệp ước quốc tế như hiệp ước Basel I và Basel II.

Đối với rủi ro lãi suất, NHNN cần quan tâm thực hiện tốt công tác dự báo những biến động của lãi suất thị trường, nhằm cung cấp các thông tin cần thiết, kịp thời cho các ngân hàng thương mại trong việc đo lường và kiểm soát rủi ro lãi suất. Đồng thời, khuyến khích và hỗ trợ các ngân hàng thương mại phát triển các nghiệp vụ phái sinh phòng ngừa rủi ro lãi suất.

Đối với rủi ro thanh khoản, NHNN cần điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc sao cho hợp lý, vừa đảm bảo ở mức cần thiết tính an toàn hoạt động của các ngân hàng thương mại, vừa tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại tận dụng tối đa nguồn lực của mình để phát triền hoạt động kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, NHNN cần tích cực hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng thương mại thông qua hoạt động tái cấp vốn và hoán đổi ngoại tệ, điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu sao cho phù hợp với tình hình thị trường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI CÓ KỲ HẠN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) CHI NHÁNH BẮC YÊN BÁI (Trang 113 - 114)