133 chủ thể có thẩm quyền lựa chọn thời điểm có hiệu lực của văn bản là thờ

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật phần 2 (Trang 25 - 26)

chủ thể có thẩm quyền lựa chọn thời điểm có hiệu lực của văn bản là thời điểm trước khi văn bản được ban hành.

Khi xác lập hiệu lực trở về trước người soạn thảo cần xác định cụ thể ngày có hiệu lực liền kề với nội dung chính của văn bản. Như vậy, hiệu lực trở về trước của văn bản áp dụng pháp luật khơng xác lập ở vị trí cuối trong văn bản mà được xác lập ở điều đầu tiên (trong điều 1. giải quyết công việc phát sinh) của văn bản đó sau những từ ngữ chỉ thời gian như “kể từ ngày…tháng…năm…”

Ví dụ: Trong quyết định nâng bậc lương cho công chức, thủ tưởng cơ

quan ký ngày 05-7-2011 nhưng tại Điều 1 viết như sau:

Điều 1. Nâng bậc lương từ hệ số 2,34 lên hệ số 2,67 đối với bà Nguyễn Thị H, sinh ngày 10/10/1980 giảng viên khoa Luật, trường Đại học Vinh, kể từ ngày 05 tháng 5 năm 2011.

- Cách thứ hai, văn bản áp dụng pháp luật có hiệu lực ngay kể từ

ngày ký. Với những văn bản áp dụng khác được ban hành để giải quyết những cơng việc mang tính khẩn cấp thì người soạn thảo lựa chọn hướng viết này,

Ví dụ:Ban hành chỉ thị về việc khắc phục sự cố tràn dầu hoặc chỉ đạo việc dập tắt vụ cháy rừng… Trong phần hiệu lực pháp lí xác lập bằng cách: Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Khi lựa chọn thời điểm bắt đầu có hiệu lực của văn bản áp dụng pháp luật theo cách này, người soạn thảo xác lập bằng công thức “Văn bản này có hiệu lực kể từ ngày ký” hoặc “Văn bản này có hiệu lực kể từ ngày..tháng...năm” (chính là ngày văn bản được thơng qua).

Ví dụ: Trong quyết định bổ nhiệm trưởng khoa Luật phần này được xác lập

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật phần 2 (Trang 25 - 26)