Căn cứ bản chất của mỗi biện pháp xử lý

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật phần 2 (Trang 114 - 117)

- Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và TKCN các Bộ: Quốc phịng, Ngoại giao, Cơng an, Giao thơng vận tải.

d. Căn cứ bản chất của mỗi biện pháp xử lý

Có rất nhiều biện pháp để xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết như huỷ bỏ, bãi bỏ, đình chỉ, tạm đình chỉ, thay thế, sửa đổi, bổ sung. Mỗi biện pháp xử lý có vai trị, bản chất khác nhau và có ảnh hưởng lớn đến hiệu lực pháp luật của văn bản pháp luật. Do vậy trong quá trình xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết các cơ quan cần hiểu rõ về vai trò, bản chất của mỗi biện pháp để áp dụng cho phù hợp.

2.4.2. Các biện pháp xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết

Dựa vào tính chất, mức độ khiếm khuyết của văn bản pháp luật và bản chất của mỗi biện pháp xử lý, chủ thể có thẩm quyền lựa chọn một trong những biện pháp sau để xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết.

a. Huỷ bỏ

Huỷ bỏ là biện pháp xử lý được áp dụng đối với văn bản pháp luật bao gồm cả văn bản qui phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng như: nội dung của văn bản pháp luật bất hợp pháp; ban hành văn bản trái thẩm quyền nội dung; sai phạm về thủ tục ban hành dẫn đến làm mất cơ sở pháp lý của việc giải

223quyết công việc phát sinh (không thành lập hội đồng kỷ luật trước khi ra quyết công việc phát sinh (không thành lập hội đồng kỷ luật trước khi ra

quyết định kỷ luật công chức...).

Khi áp dụng biện pháp huỷ bỏ, hậu quả pháp lý xảy ra là văn bản pháp luật sẽ bị hết hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm văn bản này được ban hành. Tức là phủ nhận giá trị pháp lý của văn bản bị huỷ kể từ thời điểm ban hành. Điều này xuất phát từ chính khái niệm huỷ bỏ là việc ra một văn bản để làm mất hiệu lực pháp luật kể cả trở về trước của văn bản bị huỷ bỏ.

Bên cạnh đó, nếu văn bản bị huỷ bỏ là văn bản áp dụng pháp luật thì pháp luật còn qui định trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của chủ thể ban hành văn bản.

Tuy nhiên, nếu văn bản bị huỷ bỏ là văn bản qui phạm pháp luật và văn bản hành chính thì pháp luật không qui định về trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của chủ thể ban hành văn bản. Thực trạng đó đã làm phát sinh một điểm bất hợp lý trong pháp luật: cùng ban hành văn bản pháp luật sai trái, gây ra những thiệt hại cho xã hội nhưng có trường hợp phải bồi thường, có trường hợp khơng phải bồi thường. Vì vậy, để bảo đảm tính khoa học, hợp lý, chỉ nên qui định về biện pháp huỷ bỏ đối với văn bản áp dụng pháp luật mà không nên qui định đối với văn bản qui phạm pháp luật và văn bản hành chính.

b. Bãi bỏ

Bãi bỏ là biện pháp xử lý được hiểu “bỏ đi, không thi hành nữa”30 Đối tượng áp dụng biện pháp bãi bỏ là các văn bản qui phạm pháp luật có một trong các dấu hiệu khiếm khuyết như: nội dung văn bản qui phạm pháp luật khơng phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng; đại đa số nội dung trong văn bản không phù hợp với quyền lợi chính đáng của đối

30

224tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; nội dung của văn bản không tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản; nội dung của văn bản không phù hợp với văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành; phần lớn nội dung của văn bản qui phạm pháp luật không phù hợp với thực trạng kinh tế - xã hội là đối tượng mà văn bản điều chỉnh; phần lớn nội dung của văn bản pháp luật không phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia; văn bản qui phạm pháp luật khơng cịn cần thiết tồn tại trong thực tiễn nữa.

Như vậy, khác với huỷ bỏ, dấu hiệu vi phạm pháp luật không phải là dấu hiệu duy nhất để xem xét áp dụng biện pháp bãi bỏ. Văn bản bị bãi bỏ chỉ mất hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm văn bản xử lý nó có hiệu lực pháp luật. Do vậy biện pháp bãi bỏ không phát sinh trách nhiệm bồi thường, bồi hoàn của chủ thể ban hành văn bản pháp luật sai trái đó.

Bãi bỏ và huỷ bỏ là hai khái niệm pháp lý khác nhau nhưng lại chưa được quy định rõ trong luật. Theo quy định tại các điều 9, 82, 83, 84 của Luật Ban hành văn bản qui phạm pháp luật thì chỉ có quy định chung chung mà khơng có ranh giới để xác định trường hợp nào thì văn bản bị bãi bỏ, trường hợp nào thì bị huỷ bỏ và hậu quả pháp lý của hai biện pháp này có gì giống và khác nhau. Dẫn tới các cơ quan nhà nước khi xử lý văn bản pháp luật cũng tuỳ nghi lựa chọn một trong hai biện pháp này, thậm chí cịn sử dụng khơng nhất qn. Như vậy, từ góc độ khoa học và thực tiễn cho thấy biện pháp bãi bỏ chỉ nên áp dụng đối với văn bản qui phạm pháp luật mà không áp dụng đối với văn bản áp dụng pháp luật khiếm khuyết.

c. Thay thế

Thay thế là biện pháp xử lý được áp dụng đối với văn bản pháp luật có dấu hiệu khiếm khuyết (khơng có vi phạm pháp luật) như nội dung văn bản khơng cịn phù hợp với thực tiễn, không phù hợp đường lối của Đảng...

225 Thẩm quyền thay thế văn bản pháp luật chỉ thuộc về cơ quan đã ban hành Thẩm quyền thay thế văn bản pháp luật chỉ thuộc về cơ quan đã ban hành văn bản đó.

Hậu quả pháp lý xảy ra khi áp dụng biện pháp thay thế là văn bản pháp luật bị thay thế hết hiệu lực pháp luật kể từ thời điểm văn bản mới c ó hiệu lực pháp lí.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật phần 2 (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)