- Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và TKCN các Bộ: Quốc phịng, Ngoại giao, Cơng an, Giao thơng vận tải.
27 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lí văn bản quy phạm
1.4.3. Rà soát để phát hiện các văn bản pháp luật khiếm khuyết và các văn bản hết hiệu lực
các văn bản hết hiệu lực
Đây là bước khá quan trọng trong quá trình kiểm tra văn bản pháp luật. Vì vậy địi hỏi cán bộ tiến hành rà soát văn bản pháp luật phải thận trọng đến từng chi tiết nhỏ trong mỗi văn bản pháp luật là đối tượng kiểm tra nhằm phát hiện những dấu hiệu khiếm khuyết khác nhau của văn bản pháp luật đó. Để đạt được mục đích này một cách có hiệu quả, người tiến hành rà sốt phải thực hiện tốt những kỹ thuật mang tính nghiệp vụ cụ thể.
+ Đọc và nghiên cứu văn bản
Khi rà soát văn bản pháp luật, trước hết cần tìm hiểu xem mục đích ban hành văn bản là gì; phạm vi áp dụng của văn bản đó đến đâu; văn bản có cho phép áp dụng trường hợp ngoại lệ nào khơng... Sau đó tiến hành đọc kỹ từng văn bản trong số các văn bản cần rà soát, kiểm tra theo thứ tự từ văn bản có giá trị pháp lý cao đến văn bản có giá trị pháp lý thấp, có ý kiến nhận xét sơ bộ để chuẩn bị cho việc đối chiếu, so sánh văn bản. Phải đối chiếu, so sánh văn bản pháp luật được rà soát với những văn bản qui phạm pháp luật khác. Khi rà soát, cần chú trọng tới việc xem xét về hình thức, nội dung, thủ tục ban hành văn bản pháp luật. Cần đề xuất giải pháp xử lý đối với từng trường hợp cụ thể và ghi vào phiếu xử lý.
Cần xem xét văn bản pháp luật ban hành có phù hợp với quy định pháp luật về thể loại văn bản hay không. Thể loại văn bản pháp luật, trước hết lệ thuộc vào chủ thể ban hành. Ví dụ: Uỷ ban nhân dân ban hành quyết định, chỉ