Văn bản pháp luật vi phạm thẩm quyền ban hành

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật phần 2 (Trang 101 - 104)

- Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và TKCN các Bộ: Quốc phịng, Ngoại giao, Cơng an, Giao thơng vận tải.

a. Văn bản pháp luật vi phạm thẩm quyền ban hành

Văn bản pháp luật vi phạm thẩm quyền bao gồm vi phạm thẩm quyền về hình thức và vi phạm thẩm quyền về nội dung.

Văn bản pháp luật vi phạm thẩm quyền về hình thức là văn bản có thể loại khơng đúng theo quy định của pháp luật hiện hành.

29

210Trước hết, đó là việc cơ quan ban hành văn bản sử dụng thể loại văn Trước hết, đó là việc cơ quan ban hành văn bản sử dụng thể loại văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của chủ thể khác. Ví dụ Hội đồng nhân dân ban hành quyết định; Uỷ ban nhân dân ban hành nghị quyết...

Bên cạnh đó, vi phạm thẩm quyền về hình thức cịn thể hiện ở việc sử dụng văn bản hành chính như cơng văn, thơng báo... để đặt ra các qui phạm pháp luật. Dấu hiệu khiếm khuyết này hiện nay khá phổ biến đối với những văn bản pháp luật không chỉ do cấp địa phương mà cả cấp trung ương ban hành.

Mặt khác, việc ban hành văn bản pháp luật vi phạm về hình thức cịn có thể xảy ra trong trường hợp chủ thể sử dụng tên văn bản pháp luật thuộc quyền nhưng không phù hợp với nội dung giải quyết (không đúng vai trị của văn bản). Ví dụ: ban hành quyết định thay cho lệnh khám nơi cất dấu tang vật vi phạm, hay ban hành quyết định để chỉ đạo cấp dưới về chun mơn, nghiệp vụ…

Ngồi ra, trong một số trường hợp cá biệt, cịn có thể gặp tình trạng các cơ quan nhà nước sử dụng thể loại văn bản không do pháp luật quy định để đặt ra quy định pháp luật, như: Uỷ ban nhân dân ban hành Thông tri.

Vi phạm thẩm quyền về nội dung được hiểu là cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật giải quyết công việc không thuộc thẩm quyền mà pháp luật trao cho. Thẩm quyền nội dung ban hành văn bản pháp luật bắt nguồn từ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể từ phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực của mỗi cơ quan và người có thẩm quyền được quy định trong Hiến pháp, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước. Biểu hiện cụ thể về vi phạm thẩm quyền nội dung trên thực tế cũng khá đa dang và phong phú.

211Trước hết, sự vi phạm thẩm quyền nội dung thể hiện ở việc cơ quan Trước hết, sự vi phạm thẩm quyền nội dung thể hiện ở việc cơ quan ban hành văn bản pháp luật giải quyết cơng việc hồn tồn không thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể. Ví dụ: Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ như cục, vụ, viện, văn phòng... ban hành văn bản qui phạm pháp luật.

Ngoài ra, văn bản pháp luật vi phạm về thẩm quyền nội dung còn thể hiện trong việc chủ thể ban hành văn bản để giải quyết công việc vượt thẩm quyền mà pháp luật qui định đối với chủ thể đó.

b. Văn bản pháp luật có nội dung trái với quy định của pháp luật

Có nhiều biểu hiện về nội dung của văn bản pháp luật trái với quy định pháp luật hiện hành.

Trước hết, nội dung trái quy định pháp luật hiện hành thể hiện trong việc không viện dẫn hoặc viện dẫn sai những văn bản làm cơ sở pháp lý của văn bản đó. Ví dụ: Trong Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh A về quản

lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh, phần căn cứ pháp lý chỉ nêu Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân mà không viện dẫn Luật Bảo vệ môi trường là văn bản qui định trực tiếp về thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh trong lĩnh vực này.

Thứ hai, nội dung của văn bản pháp luật trái với quy định pháp luật hiện hành thể hiện rõ nét trong trường hợp nội dung văn bản qui phạm pháp luật của cấp dưới trái với nội dung văn bản qui phạm pháp luật của cấp trên; văn bản hành chính có các qui định mang tính quy phạm trái với các qui phạm pháp luật hiện hành. Ví dụ: Quyết định số 32/2005/QĐ-UBND của uỷ ban nhân dân huyện H về chính sách đối với hộ gia đình, cac nhân khi nhà nước thu hồi đất có quy định: “Hộ gia đình khi nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ di chuyển như sau:

212

- Di chuyển chỗ ở trong phạm vi tỉnh, mỗi hộ được hỗ trợ 4.000.000 đồng;

- Di chuyển chỗ ở sang tỉnh khác, mỗi hộ được hỗ trợ 6.000.000 đồng”.

Về vấn đề này Điều 27 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03-12- 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất quy định “ Hộ gia đình khi Nhà nước thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở trong phạm vi tỉnh, thành phố được hỗ trợ mỗi hộ cao nhất 3.000.000 đồng; di chuyển sang tỉnh khác được hỗ trợ cao nhất 5.000.000 đồng; mức hỗ trợ cụ thể do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định”. Đối chiếu với quy định của Nghị định này, việc Uỷ ban nhân dân huyện H quy định về mức hỗ trợ đối với hộ gia đình phải di chuyển chỗ ở khi Nhà nước thu hồi đất là trái thẩm quyền, đồng thời nội dung của Quyết định số 32/2005/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân huyện H không phù hợp với nội dung của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP nêu trên.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật phần 2 (Trang 101 - 104)