Kiểm tra văn bản là hoạt động mang tính tiền đề cho việc xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật phần 2 (Trang 84 - 88)

- Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và TKCN các Bộ: Quốc phịng, Ngoại giao, Cơng an, Giao thơng vận tải.

c. Kiểm tra văn bản là hoạt động mang tính tiền đề cho việc xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết

văn bản pháp luật khiếm khuyết

Việc kiểm tra văn bản pháp luật không chỉ dừng lại ở việc xem xét, đánh giá mà còn kết luận, xử lý vụ việc, đưa ra những kiến nghị để sửa chữa kịp thời, sớm khắc phục hậu quả nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý, tăng cường kỷ cương pháp luật. Thông qua hoạt động kiểm tra nếu phát hiện những văn bản pháp luật khiếm khuyết cấp có thẩm quyền sẽ dựa trên cơ sở đó để tiến hành xử lý kịp thời. Trong quá trình kiểm tra cơ quan kiểm tra có quyền đề nghị áp dụng biện pháp xử lý đối với những văn bản đã ban hành có khiếm khuyết. Có nhiều biện pháp xử lý mà cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng để xử lý với những văn bản pháp luật khiếm khuyết như bãi bỏ, huỷ bỏ, đình chỉ thi hành, tạm đình chỉ thi hành, thay thế, sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật. Chính vì thế,

193việc tuyên bố một văn bản pháp luật khiếm khuyết phải được căn cứ vào việc tuyên bố một văn bản pháp luật khiếm khuyết phải được căn cứ vào những tiêu chí rõ ràng, xác đáng để tránh sự tuỳ tiện khi xử lý văn bản.

1.2. Nguyên tắc và phương thức kiểm tra văn bản pháp luật 1.2.1. Nguyên tắc kiểm tra văn bản pháp luật 1.2.1. Nguyên tắc kiểm tra văn bản pháp luật

Để hoạt động kiểm tra văn bản pháp luật thực sự có chất lượng, hiệu quả, các cơ quan thực hiện hoạt động này cần quán triệt và tuân thủ những nguyên tắc nhất định trong quá trình tiến hành những hoạt động này.

+ Kiểm tra văn bản pháp luật là hoạt động phải được tiến hành thường xuyên và kịp thời

Một mặt, việc tiến hành thường xuyên, kịp thời hoạt động kiểm tra văn bản pháp luật sẽ góp phần tích cực phịng ngừa, ngăn chặn sự vi phạm pháp luật trong việc ban hành và thực hiện văn bản pháp luật; đồng thời cũng kịp thời khắc phục được những hậu quả do việc thực hiện văn bản pháp luật sai trái đã gây ra cho các cá nhân, tổ chức là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản đó.

Mặt khác, do hoạt động ban hành văn bản pháp luật được tiến hành thường xuyên, liên tục nên đòi hỏi hoạt động kiểm tra văn bản pháp luật cũng cần được thực hiện thường xuyên và kịp thời, có như vậy mới bảo đảm tính hợp pháp và hợp lý cho văn bản pháp luật được ban hành, mới góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức nhà nước trong việc ban hành văn bản pháp luật.

+ Kiểm tra văn bản pháp luật phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật

Nguyên tắc này đòi hỏi việc kiểm tra văn bản pháp luật trước hết phải đúng thẩm quyền luật định. Nếu đối tượng kiểm tra là các văn bản qui phạm

194pháp luật thì chủ thể tiến hành hoạt động kiểm tra phải tuân theo quy định pháp luật thì chủ thể tiến hành hoạt động kiểm tra phải tuân theo quy định của Luật Ban hành văn bản qui phạm pháp luật năm 2008, Luật Ban hành văn bản qui phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân năm 2004, Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12-4-2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản qui phạm pháp luật.

Nếu đối tượng kiểm tra là văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính thì cơ quan có thẩm quyền (chính cơ quan ban hành văn bản đó hoặc cơ quan cấp trên trực tiếp) tiến hành hoạt động kiểm tra phải tuân theo quy định của văn bản pháp luật quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó, đồng thời cả văn bản pháp luật quy định về nội dung và thủ tục giải quyết công việc phát sinh.

+ Kiểm tra văn bản pháp luật phải bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan

Nguyên tắc này không chỉ cần thiết đối với hoạt động kiểm tra văn bản pháp luật mà cịn có ý nghĩa đối với nhiều hoạt động khác của quản lý nhà nước, có vai trò quan trọng trong việc tạo ra cơ chế lựa chọn phương thức kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (kiểm tra thường xuyên, định kỳ, theo chuyên đề, theo nhóm ngành, lĩnh vực trên địa bàn). Sự phối hợp này thể hiện trong việc cơ quan ban hành có trách nhiệm gửi ngay văn bản pháp luật đến cơ quan có thẩm quyền kiểm tra trong thời gian luật định hoặc cung cấp các văn bản là đối tượng kiểm tra khi được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra yêu cầu.

1.2.2. Phương thức kiểm tra văn bản pháp luật

Bên cạnh việc quán triệt và tuân thủ nghiêm chỉnh các nguyên tắc trên, việc đa dạng hoá và kết hợp linh hoạt phương thức kiểm tra văn bản pháp luật

195cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng và hiệu quả của hoạt cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động kiểm tra. Có những phương thức kiểm tra sau đây:

- Hoạt động tự kiểm tra của cơ quan ban hành văn bản pháp luật

Nhằm nâng cao trách nhiệm của cơ quan ban hành văn bản trong việc đảm bảo không để xảy ra những khiếm khuyết của văn bản, pháp luật đã có những quy định về trách nhiệm tự kiểm tra văn bản của cơ quan ban hành.

Thông qua việc tự kiểm tra văn bản pháp luật, cơ quan ban hành văn bản một lần nữa xem xét lại nội dung, hình thức, ngơn ngữ pháp lý của văn bản. Việc tự kiểm tra nhằm đảm bảo cho văn bản pháp luật luôn ln đáp ứng với tình hình kinh tế - xã hội đồng thời không trái với những quy định của cơ quan nhà nước cấp trên.

Trong quá trình tự kiểm tra nếu phát hiện thấy văn bản có dấu hiệu khiếm khuyết thì cơ quan ban hành văn bản có trách nhiệm kịp thời đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ văn bản pháp luật đó.

- Hoạt động kiểm tra của cơ quan cấp trên đối với văn bản pháp luật của cơ quan cấp dưới

Chủ thể kiểm tra có thể tiến hành kiểm tra văn bản pháp luật tại cơ quan kiểm tra văn bản (nguồn văn bản do cơ quan ban hành văn bản gửi đến hoặc Cơng báo) hoặc tổ chức đồn kiểm tra để kiểm tra văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn hay ngành nhất định.

Việc gửi văn bản pháp luật tới cơ quan có chức năng kiểm tra được coi là khâu quan trọng đảm bảo cho hoạt động kiểm tra được tiến hành thường xuyên, kịp thời.

Hiện nay đã có một số qui định về kiểm tra và xử lý văn bản qui phạm pháp luật quy định, tạo tiền đề cho hoạt động này trên thực tế. Ví dụ: “Văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ

196ban nhân dân cấp tỉnh gửi đến Cục Kiểm tra văn bản thuộc Bộ Tư pháp và tổ ban nhân dân cấp tỉnh gửi đến Cục Kiểm tra văn bản thuộc Bộ Tư pháp và tổ chức pháp chế của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền kiểm tra văn bản theo ngành, lĩnh vực..." trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ký ban hành27. Tương tự như vậy, văn bản của Giám đốc các Sở, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp huyện gửi đến Phòng Xây dựng và kiểm tra văn bản (Phòng Văn bản pháp quy) thuộc Sở Tư pháp tỉnh trong thời hạn 03 ngày.

Khi phát hiện nhiều văn bản qui phạm pháp luật có dấu hiệu vi phạm pháp luật mà cơ quan kiểm tra văn bản chưa tìm hiểu được rõ ràng nguyên nhân thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tổ chức đoàn kiểm tra để kiểm tra văn bản qui phạm pháp luật theo chuyên đề, địa bàn, ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn nhất định.

+ Kiểm tra khi có kiến nghị, yêu cầu

Khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức và cá nhân về văn bản pháp luật có dấu hiệu vi phạm, thì cơ quan có trách nhiệm kiểm tra phải tiến hành hoạt động kiểm tra.

Nếu nhận được thông tin từ yêu cầu, kiến nghị của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội hoặc cá nhân về văn bản qui phạm pháp luật sai trái do Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành, Bộ Tư pháp, tổ chức pháp chế các Bộ, ngành, phải tiến hành kiểm tra những văn bản quy phạm đó. Nếu có thơng tin kiến nghị về văn bản qui phạm pháp luật sai trái do Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp huyện ban hành thì Sở Tư pháp phải tiến hành kiểm tra. Tương tự, nếu thông tin kiến nghị về văn bản qui phạm pháp luật sai trái do Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật phần 2 (Trang 84 - 88)