207 hợp được giữ lại toàn bộ hoặc một phần vì cịn phù hợp với các quy định của

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật phần 2 (Trang 99 - 100)

- Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và TKCN các Bộ: Quốc phịng, Ngoại giao, Cơng an, Giao thơng vận tải.

27 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lí văn bản quy phạm

207 hợp được giữ lại toàn bộ hoặc một phần vì cịn phù hợp với các quy định của

hợp được giữ lại tồn bộ hoặc một phần vì cịn phù hợp với các quy định của văn bản qui phạm pháp luật mới28.

Với những văn bản áp dụng pháp luật, thông thường hết hiệu lực khi hết thời hạn do pháp luật quy định, đối tượng thi hành văn bản thực hiện xong quyền và nghĩa vụ của họ; bị huỷ bỏ bằng một quyết định của Tồ Hành chính nếu văn bản áp dụng pháp luật đó có vi phạm pháp luật là đối tượng bị khởi kiện ra Toà; bị huỷ bỏ hoặc thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó. Riêng đối với bản án của Toà án nhân dân cấp dưới hết hiệu lực khi Toà án nhân dân cấp trên ra quyết định để huỷ bỏ nếu vi phạm pháp luật… và những trường hợp khác do pháp luật quy định.

Thứ hai, lập danh mục văn bản còn hiệu lực. Trong số các văn bản pháp luật còn hiệu lực cần sắp xếp, phân loại theo chuyên đề, thẩm quyền, hình thức văn bản và thời gian ban hành (xem phụ lục 1) làm cơ sở để tiếp tục thực hiện.

Thứ ba, lập danh mục các văn bản cần huỷ bỏ, bãi bỏ. Các văn bản pháp luật cần huỷ bỏ, bãi bỏ được lập thành danh mục riêng (có thể theo loại văn bản: văn bản qui phạm pháp luật lập riêng và văn bản áp dụng pháp luật lập riêng) nhưng phải có đủ các dữ liệu: số thứ tự; cơ quan ban hành; thể loại của văn bản; ngày, tháng, năm ban hành; trích yếu; văn bản hay phần văn bản cần huỷ bỏ, bãi bỏ; lý do huỷ bỏ, bãi bỏ (xem phụ lục 2, 3).

Thứ tư, khi kiến nghị huỷ bỏ, bãi bỏ văn bản pháp luật, cơ quan có chức năng cũng nên đồng thời kiến nghị cấp có thẩm quyền ban hành văn bản mới nhằm bảo đảm kịp thời sự điều chỉnh của pháp luật.

28

208

Thứ năm, tiến hành hợp nhất đối với những văn bản qui phạm pháp

luật được sửa đổi, bổ sung đảm bảo thuận tiện trong quá trình thực hiện. Hiện nay khái niệm cũng như cách thức tiến hành hợp nhất văn bản qui phạm pháp luật chưa đựơc pháp luật quy định, chỉ được hình thành từ nhu cầu thực tiễn chủ yếu sau khi sửa đổi, bổ sung văn bản qui phạm pháp luật. Vì thế các cơ quan nhà nước và kể cả người dân gặp nhiều khó khăn khi thực hiện pháp luật và trích dẫn các điều luật. Do vậy, nếu cơ quan kiểm tra văn bản pháp luật tiến hành hợp nhất nội dung văn bản sửa đổi, bổ sung với nội dung của văn bản bị sửa đổi, bổ sung thì sẽ thuận lợi cho hoạt động tổ chức thực hiện cũng như viện dẫn văn bản pháp luật đó.

Thứ sáu, tiến hành cơng bố kết quả rà soát văn bản pháp luật. Các cơ

quan nhà nước phải ban hành văn bản để công bố danh mục văn bản pháp luật do mình ban hành đã hết hiệu lực, còn hiệu lực thi hành, cần được sửa đổi, bổ sung… soạn thảo văn bản để đề nghị cơ quan nhà nước cấp trên xem xét, công bố hủy bỏ, bãi bỏ văn bản pháp luật do mình ban hành (nếu không tự huỷ bỏ, bãi bỏ được); xác định chính thức văn bản áp dụng pháp luật cịn hiệu lực, cần tiếp tục thực hiện; ban hành văn bản pháp luật mới để xử lý những văn bản pháp luật có khiếm khuyết.

Đối với hoạt động rà soát văn bản qui phạm pháp luật, khâu xử lý cuối cùng là cơ quan tiến hành sẽ xuất bản Tập hệ thống văn bản qui phạm pháp luật và cập nhật cơ sở dữ liệu pháp luật quốc gia tương ứng để áp dụng thống nhất trong cả nước.

Những văn bản pháp luật đã qua rà soát, kiểm tra được lập theo mẫu sau đây

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật phần 2 (Trang 99 - 100)