Sửa đổi, bổ sung

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật phần 2 (Trang 118 - 119)

- Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và TKCN các Bộ: Quốc phịng, Ngoại giao, Cơng an, Giao thơng vận tải.

e.Sửa đổi, bổ sung

Sửa đổi, bổ sung là biện pháp xử lý được áp dụng đối với các văn bản pháp luật khi tính chất và mức độ khiếm khuyết của văn bản rất nhỏ.

Sửa đổi là việc ra văn bản để làm thay đổi một phần nội dung văn bản pháp luật hiện hành trong khi vẫn giữ nguyên những nội dung khác. Vì vậy, sửa đổi chỉ làm mất hiệu lực pháp luật của bộ phận văn bản bị sửa đổi, cịn tồn bộ văn bản vẫn có hiệu lực pháp luật.

Bổ sung là việc ra văn bản để thêm vào nội dung văn bản pháp luật những quy định mới trong khi vẫn giữ nguyên nội dung vốn có của văn bản đó. Bổ sung không làm ảnh hưởng đến hiệu lực pháp luật của văn bản mà chỉ làm thay đổi nội dung, quy mô của văn bản được bổ sung.

Thông thường các cơ quan ban hành một văn bản để sửa đổi, bổ sung một văn bản pháp luật khác. Với cách sửa đổi, bổ sung phổ biến như vậy làm cho cơ quan ban hành văn bản mất nhiều thời gian, kinh phí, phải trải qua mọi thủ tục mà pháp luật quy định. Trong thời gian gần đây, các nhà nghiên cứu lập pháp ở Việt Nam đã bắt đầu nói đến kỹ thuật “ban hành một văn bản để sửa nhiều văn bản khác” khi chúng có nội dung liên quan đến nhau.

Hiện nay, với thực trạng nhiều cơ quan ban hành văn bản QPPL để chi tiết hoá và hướng dẫn thi hành văn bản QPPL của cấp trên còn chậm, thiếu văn bản; nhiều quy định còn mâu thuẫn, chồng chéo trong nội tại văn

227bản cũng như với các văn bản pháp luật khác, thì việc áp dụng kỹ thuật “một bản cũng như với các văn bản pháp luật khác, thì việc áp dụng kỹ thuật “một văn bản sửa nhiều văn bản khác” là rất cần thiết. Hơn nữa việc nghiên cứu sửa đổi đồng thời một lúc nhiều văn bản pháp luật cho phép tuân thủ các bước tối thiểu của quy trình lập pháp, lập quy mà vẫn bảo đảm đúng chức năng, thẩm quyền của các cơ quan, đồng thời khắc phục được sự lãng phí về thời gian trong từng công đoạn và tiết kiệm kinh phí nghiên cứu, ban hành văn bản.

2.5. Cách thức soạn thảo văn bản pháp luật có nội dung xử lý văn bản pháp luật khác bản pháp luật khác

Sau khi lựa chọn được biện pháp xử lý phù hợp với sự khiếm khuyết của văn bản pháp luật, chủ thể có thẩm quyền phải ban hành một văn bản pháp luật mới để xử lý.

2.5.1. Hình thức văn bản pháp luật có nội dung xử lý

Về thể thức và cách thức trình bày văn bản có nội dung xử lý tuân theo quy định hiện hành và tương tự như các văn bản pháp luật khác.

Về hình thức của văn bản pháp luật có nội dung xử lý, chủ thể có thẩm quyền xử lý phải lựa chọn cho phù hợp với quy định của pháp luật. Việc lựa chọn hình thức của văn bản pháp luật có nội dung xử lý phụ thuộc vào thẩm quyền xử lý, biện pháp xử lý và tên loại của văn bản pháp luật là đối tượng xử lý.

Một phần của tài liệu Giáo trình kỹ thuật xây dựng văn bản pháp luật phần 2 (Trang 118 - 119)