Tham vấn cộng đồng góp ý về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi

Một phần của tài liệu 20211230_160403_NOIDUNGLA_TRONGTAN (Trang 41 - 43)

4. Những điểm mới của đề tài

1.2.3.3. Tham vấn cộng đồng góp ý về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi

Viện Nghiên cứu Lập pháp và Oxfam tổ chức hỗ trợ, điều phối hoạt động tham vấn cộng đồng để góp ý cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, hoạt động này còn có sự tham gia của Mạng lưới An ninh Lương thực và Giảm nghèo, Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình, Quỹ Phát triển Nông thôn và Giảm nghèo, Trung tâm Nghiên cứu Kiến thức Bản địa và Phát triển, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, và Hội Khoa học Nông thôn Việt Nam. Hoạt động này đã lấy ý kiến của hơn 1.300 người dân, nhất là các nhóm yếu thế như nông dân sản xuất nhỏ, người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số, gần 300 cán bộ chính quyền địa phương ở 22 xã

thuộc 11 huyện của 4 tỉnh Hòa Bình, Yên Bái, Quảng Bình và Long An. Hoạt động TVCĐ này nhằm xác định thực trạng quản lý và sử dụng đất, tác động của nó tới cuộc sống của các nhóm yếu thế, đồng thời xác định rõ những điểm bất cập trong thực thi pháp luật đất đai và những thiếu sót trong Luật Đất đai năm 2003, từ đó đưa ra những khuyến nghị cụ thể đối với Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Kết quả của hoạt động TVCĐ này đã có những phát hiện quan trọng về hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; chế độ sử dụng đất đối với đất nông nghiệp do nông dân sử dụng và chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số; các quy định của pháp luật về định giá đất; cơ chế Nhà nước thu hồi đất và giải quyết bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Trên cơ sở các phát hiện từ hoạt động TVCĐ, báo cáo TVCĐ đã đưa ra khuyến nghị bổ sung 12 điều mới trong các Chương I, IV, V, VI, VIII, và khuyến nghị sửa đổi các điều 34, 44, 46, 47, 81, 82, 95, 107, 130, 131, 132 của Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi nhằm giúp hoàn thiện Luật Đất đai 2013 (Oxfam và đối tác, 2013) [49].

Tại Thừa Thiên Huế, UBND tỉnh đã tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Sở Tài nguyên và Môi trường được UBND tỉnh giao nhiệm vụ tổng hợp ý kiến góp ý của các cơ quan, địa phương và nhân dân về Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) để tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường. Kết quả là Sở Tài nguyên và Môi trường đã nhận được 41 báo cáo tổng hợp gần 600 ý kiến của các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố và nhân dân tham gia góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với những nội dung quan trọng chủ yếu như: Hầu hết các địa phương, đơn vị đánh giá phù hợp với các quan điểm, định hướng đổi mới chính sách pháp luật đất đai nêu trong Nghị Quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Hội nghị lần thứ 6 BCHTW Đảng khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, khai thác sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tiềm năng đất đai. Ý kiến cụ thể về nội dung của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tập trung chủ yếu các vấn đề quan trọng như: (1) Quyền của Nhà nước trong việc quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

(2) Các căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. (3) Trình tự thủ tục thu hồi, giao đất và cho thuê đất. (4) Công tác BT, HT, TĐC khi nhà nước thu hồi đất: Hầu hết các ý kiến góp ý tập trung góp ý xoay quanh những vấn đề vướng mắc, khó khăn hiện nay như: nguyên tắc bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, giá đất để tính bồi thường, bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở, lập và thực hiện dự án tái định cư. (5) Các nội dung liên quan bảng giá đất. (6) Các vấn đề liên quan cấp giấy Chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. (7) Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất (Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế, 2013) [32].

Hoạt động lấy ý kiến nhân dân góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai 2013 còn được nhiều cơ quan, tổ chức trên cả nước tổ chức với nhiều hình thức khác nhau, thu thập được nhiều ý kiến đóng góp quan trọng trên nhiều lĩnh vực của Dự thảo Luật Đất đai, từ đó giúp cho các cơ quan chức năng có cơ sở để hoàn thiện Luật Đất đai sửa đổi và được Quốc Hội ban hành, cả nước áp dụng thực hiện như hiện nay.

Một phần của tài liệu 20211230_160403_NOIDUNGLA_TRONGTAN (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w