Giải pháp về mặt chính sách

Một phần của tài liệu 20211230_160403_NOIDUNGLA_TRONGTAN (Trang 162 - 164)

4. Những điểm mới của đề tài

3.5.2.1. Giải pháp về mặt chính sách

Căn cứ vào các quy định pháp lý về việc lấy ý kiến của nhân dân trong các nội dung quản lý đất đai liên quan, UBND huyện Hướng Hóa cần tiếp tục hoàn thiện, chi tiết hóa các quy định về công tác TVCĐ trong quản lý đất đai tại địa phương, trong đó chú ý đến đối tượng là đồng bào DTTS; huyện cần xây dựng “Quy trình TVCĐ” trong quản lý đất đai dựa trên những cơ sở pháp lý đã có.

Đẩy mạnh việc tuyên truyền, giáo dục, công khai các nội dung, chính sách, pháp luật đất đai một cách đầy đủ, nhanh chóng, minh bạch và đúng quy định của pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân, nhất là đồng bào Vân Kiều, Pa Cô và một số dân tộc thiểu số khác sống tại các khu vực xa trung tâm huyện Hướng Hóa, xa trung tâm các xã được biết để họ chủ động đóng góp ý kiến, tham gia và giám sát việc thực hiện các nội dung, chính sách đất đai đó.

Có chính sách đào tạo, xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, báo cáo viên, tuyên truyền viên làm công tác TVCĐ trong lĩnh vực quản lý đất đai từ các cơ quan chức năng và tại các địa phương của huyện Hướng Hóa về kiến thức pháp luật đất đai, tiếng dân tộc (gồm tiếng Ka Nô, Ka Nay và tiếng Pa Cô), kỹ năng tuyên truyền, vận động, thuyết phục một cách hợp lý và lâu dài để nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động quần chúng.

Ban hành chính sách, kế hoạch TVCĐ thường xuyên trong lĩnh vực quản lý đất đai tại địa phương bằng các hình thức tổ chức hội thảo, hội nghị, sinh hoạt cộng đồng, thành phần tham gia có đại diện các cộng đồng dân cư và các hộ gia đình, cá nhân DTTS để họ nắm bắt được những nội dung cũng như chính sách quản lý đất đai.

Đồng bào DTTS tại huyện Hướng Hóa phần lớn thường ở các vùng sâu, vùng xa so với trung tâm của huyện, của xã nên cần bố trí ngân sách và các phương tiện cần thiết hơn nữa cho công tác TVCĐ trong quá trình thực hiện công tác quản lý đất đai tại địa phương, đảm bảo chính sách ngày công cho cán bộ làm công tác TVCĐ và chính sách hỗ trợ cho người dân (xăng xe, đi lại...) tham gia các buổi TVCĐ, góp phần khích lệ các bên tích cực tham gia và nâng cao hiệu quả các buổi TVCĐ trong quản lý đất đai.

Ở tầm vĩ mô, Nhà nước nghiên cứu xây dựng và ban hành “Luật tham vấn ý kiến nhân dân” trong quá trình quản lý hành chính nói chung, từ đó phục vụ hữu ích cho công tác TVCĐ trong lĩnh vực quản lý đất đai tại các địa phương, trong đó có huyện Hướng Hóa, tính Quảng Trị.

Ngoài các giải pháp trên, cần thực hiện thêm giải pháp theo từng nội dung như:

* Đối với nội dung BT, HT, TĐC:

Bên cạnh công khai thông tin về chính sách BT, HT, TĐC, chính quyền huyện Hướng Hóa cần công khai đầy đủ thông tin về dự án đầu tư, có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho nhân dân được tham gia giám sát các hoạt động từ khi triển khai đến khi kết thúc dự án.

UBND tỉnh Quảng Trị xem xét ban hành bổ sung chính sách giải quyết những ý kiến, nguyện vọng, đề xuất chính đáng của người bị thu hồi đất mà theo quy định hiện hành chưa có căn cứ giải quyết, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến phong tục, tập quán của người dân tộc thiểu số, có như vậy thì hoạt động TVCĐ sẽ dễ tạo được sự đồng thuận từ người có đất bị thu hồi nói riêng và nhân dân nói chung.

UBND huyện Hướng Hóa cần tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh Quảng Trị nghiên cứu xây dựng giá đất cụ thể tại huyện Hướng Hóa sao cho tương đối sát với giá thị trường nhất, để đảm bảo quyền lợi kinh tế của người có đất bị thu hồi; kiểm soát tốt, hạn chế xảy ra tình trạng sốt đất ảo tại địa phương làm tăng mức chênh lệch giữa giá đất trên thị trường với đơn giá bồi thường về đất; đồng thời tiếp tục điều chỉnh bổ sung danh mục đơn giá cây cối, hoa màu, vật kiến trúc trên đất một cách hợp lý với thị trường giá cả, khi quyền lợi về mặt kinh tế được đảm bảo, hoạt động TVCĐ sẽ thuận lợi, dễ tạo được sự đồng thuận, hợp tác từ người có đất bị thu hồi với phương án BT, HT, TĐC và với việc bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án.

* Đối với nội dung giao đất, giao rừng:

Đẩy mạnh hình thức thông báo, công khai thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn về chính sách GĐ, GR.

Hoàn thiện chính sách về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

* Đối với nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và toàn dân trong việc thực hiện pháp luật quy hoạch sử dụng đất.

Pháp luật quy hoạch sử dụng đất cũng cần có những quy định để khuyến khích các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư tham gia vào xây dựng và giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Thực hiện nghiêm túc việc lấy ý kiến nhân dân cho phương án QH, KHSDĐ bằng hình thức hội nghị trực tiếp đối với các cộng đồng và hộ gia đình cá nhân đã được quy định tại các văn bản pháp luật, nhất là tại tại Điều 43 và Điều 46 của “Luật Sửa đổi 43 Luật liên quan đến quy hoạch quy định về lấy ý kiến các bên liên quan trong lập, điều chỉnh QH, KHSDĐ”.

Một phần của tài liệu 20211230_160403_NOIDUNGLA_TRONGTAN (Trang 162 - 164)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w