Nhận xét chung về tổng quan tài liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu 20211230_160403_NOIDUNGLA_TRONGTAN (Trang 48)

4. Những điểm mới của đề tài

1.3. Nhận xét chung về tổng quan tài liệu nghiên cứu

Thông qua các nghiên cứu nêu trên, các tác giả đã đề cập hoặc đi sâu nghiên cứu về cộng đồng, thực trạng TVCĐ trong hoặc liên quan đến lĩnh vực quản lý đất đai mà chính quyền các địa phương đã thực hiện trong thời gian qua, qua đó có những phát hiện các mặt đạt được, những tồn tại, bất cập về TVCĐ trong công tác quan lý đất đai. Qua đó thể hiện, công tác TVCĐ trong thực thi các chính sách nói chung và trong công tác quản lý đất đai ở Việt Nam nói riêng đã được quan tâm và thực hiện ở nhiều địa phương với những mức độ và hiệu quả khác nhau. Việc tôn trọng và phát huy dân chủ ở cơ sở, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân khi thực hiện các chính sách nói

chung và chính sách đất đai nói riêng đã được coi trọng và quan tâm thực hiện, đặc biệt là tạo điều kiện để người dân có thể tham gia góp ý vào việc xây dựng và thực thi các chính sách đó.

Qua nghiên cứu nêu trên, một số vấn đề chính được rút ra làm tiền đề cho đề tài này được thực hiện là:

Không có nghiên cứu nào chỉ rõ mức độ đánh giá của cộng đồng dành cho các hình thức và kết quả TVCĐ mà chính quyền địa phương đã thực hiện đạt được ở mức nào.

Không có nghiên cứu nào chỉ tập trung vào đối tượng được TVCĐ là đồng bào dân tộc thiểu số.

Không có nghiên cứu nào thực hiện về TVCĐ tại địa bàn tỉnh Quảng Trị nói chúng và huyện Hướng Hóa nói riêng, nhất là nghiên cứu về TVCĐ đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong lĩnh vực quản lý đất đai.

Vì vậy, để có sự nhìn nhận đầy đủ về công tác TVCĐ đối với đồng bào DTTS trong lĩnh vực quản lý đất đai mà chính quyền huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã thực hiện, từ đó có cơ sở đề xuất được những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tham vấn, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS tham gia vào việc xây dựng, thực thi các chính sách, nội dung quản lý đất đai ngày càng tốt hơn, tác giả đã lựa chọn thực hiện đề tài này.

CHƯƠNG II

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Tình hình thực hiện nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; giao đất, giao rừng; lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

- Công tác TVCĐ đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong quá trình thực hiện một số nội dung quản lý đất đai tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

- Các chủ thể liên quan đến TVCĐ như tổ chức ra quyết định (UBND huyện Hướng Hóa); các cơ quan tham mưu (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hướng Hóa, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Hướng Hóa, Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hóa); và những người chịu tác động của quyết định (cộng đồng dân cư dân tộc thiểu số, hộ gia đình và các cá nhân dân tộc thiểu số).

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

- Phạm vi thời gian thực hiện: từ năm 2016.

- Phạm vi nội dung: Trong 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai theo quy định của Luật Đất đai 2013 có một số nội dung cần phải TVCĐ khi triển khai thực hiện như BT, HT, TĐC; GĐ, GR; QH, KHSDĐ; đăng ký đất đai; thanh tra, giải quyết tranh chấp đất đai… Trong các nội dung này thì BT, HT, TĐC; GĐ, GR và QH, KHSDĐ là những nội dung được quy định rất cụ thể về vấn đề TVCĐ trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, việc thực hiện các nội dung này có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương do có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người sử dụng đất. Lý do này đã làm cho việc TVCĐ khi thực hiện BT, HT, TĐC; GĐ, GR và QH, KHSDĐ thường được tiến hành với phạm vi rộng và số lượng đối tượng tham vấn nhiều hơn so với việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai khác. Xuất phát từ vấn đề này, đồng thời căn cứ vào thực tiễn công tác quản lý đất đai tại huyện Hướng Hóa trong thời gian qua, tình hình tiếp cận số liệu và thời gian nghiên cứu, đề tài đã lựa chọn 3 nội dung để nghiên cứu như sau:

+ Công tác TVCĐ trong nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Các dự án điển hình được lựa chọn nghiên cứu là: Dự án Nhà máy Thủy điện Khe Nghi tỉnh Quảng Trị, được xây dựng tại xã Hướng Linh (khu vực phía Bắc); Dự án Cơ sở hạ tầng cụm Cửa khẩu mở rộng, thuộc địa bàn thị trấn Lao Bảo (khu vực Trung tâm); Dự án Đường biên giới từ xã Tân

Long đến xã A Dơi, đoạn đi qua xã A Dơi (Khu vực phía Nam). Trong các dự này, chỉ có dự án Cơ sở hạ tầng cụm Cửa khẩu mở rộng là có hạng mục tái định cư cho người dân bị thu hồi đất.

+ Công tác TVCĐ trong nội dung giao đất, giao rừng đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

+ Công tác TVCĐ trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

- Phạm vi số liệu: Căn cứ vào tình hình tiếp cận được nguồn số liệu, phạm vi số liệu của từng nội dung nhiên cứu có sự khác nhau, cụ thể như sau:

+ Nội dung GĐ, GR: 2006 – 2019

+ Nội dung BT, HT, TĐC: 2012 – 2020

+ Nội dung QH, KHSDĐ: 2011 – 2020

Phạm vi số liệu chung của đề tài: Từ năm 2006 đến năm 2020.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Hướng Hóa.

- Khái quát hiện trạng sử dụng đất năm 2019 của huyện Hướng Hóa.

- Đánh giá kết quả thực hiện công tác giao đất, giao rừng; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; quy hoạch, kế hoạch tại huyện Hướng Hóa.

- Đánh giá công tác TVCĐ trong quá trình thực hiện một số nội dung quản lý đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, bao gồm:

+ Công tác TVCĐ trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của đồng bào dân tộc thiểu số.

+ Công tác TVCĐ trong giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số. + Công tác TVCĐ trong lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả TVCĐ dân tộc thiểu số trong quá trình thực hiện quản lý đất đai tại khu vực nghiên cứu.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Hướng Hóa là huyện miền núi phía Tây của tỉnh Quảng Trị, huyện có 02 thị trấn và 20 xã, địa bàn huyện chia làm 3 khu vực chính là khu vực trung tâm huyện (gồm những xã nằm trên trục Quốc lộ 9), khu vực phía Bắc và khu vực phía Nam.

Khu vực trung tâm gồm các xã là xã Tân Hợp, Tân Liên, Tân Lập, Tân Long, Tân Thành và 2 thị trấn là Khe Sanh (trung tâm huyện lỵ) và Lao Bảo. Đây là khu vực có nền kinh tế - xã hội phát triển nhất huyện Hướng Hóa, có tổng số dân là 45.753 người, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số trong cơ cấu dân số khu vực này (39.570 người, chiếm 86,3%) (Chi cục Thống kê huyện Hướng Hóa, 2021) [16].

Khu vực phía Bắc gồm các xã Hướng Tân, Hướng Linh, Hướng Phùng, Hướng Sơn, Hướng Việt và Hướng Lập. Đây là khu vực này có nền kinh tế xã hội khó khăn hơn khu vực trung tâm, có địa hình phức tạp, chia cắt; có quỹ đất rừng tự nhiên lớn, phần lớn diện tích rừng tự nhiên của huyện Hướng Hóa tập trung ở khu vực này; có nhiều dự án thủy điện và điện gió được đầu tư xây dựng trong nhiều năm qua; hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng còn ít phát triển; tổng số dân của khu vực này là 16.433 người, trong đó dân tộc thiểu số có 12.470 người, chiếm 75,9% tổng dân số của khu vực, dân cư phân bố phân tán, nhỏ lẻ (Chi cục Thống kê huyện Hướng Hóa, 2021) [16].

Khu vực phía Nam gồm các xã còn lại của huyện, khu vực này có nền kinh tế xã hội khó khăn hơn khu vực trung tâm, có địa hình phức tạp, chia cắt, hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng còn ít phát triển; tổng số dân của khu vực này là 28.928 người, trong đó dân tộc thiểu số là 26.565 người, chiếm 91,83% tổng dân số của khu vực, dân cư tại khu vực này phân bố phân tán, nhỏ lẻ (Chi cục Thống kê huyện Hướng Hóa, 2021) [16].

Để thực hiện các nội dung nghiên cứu, trên cơ sở nguồn số liệu tiếp cận được và đặc điểm của địa phương, tác giả đã lựa chọn 03 xã mang tính đại diện cho mỗi nội dung và có tính đại diện cho cả huyện. Cụ thể như sau:

Về nội dung BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất: Xã Hướng Linh (khu vực phía Bắc), thị trấn Lao Bảo (khu vực trung tâm) và xã A Dơi (khu vực phía Nam). Đây là các xã có nhiều dự án thu hồi đất của đồng bào DTTS tại khu vực tương ứng.

Về nội dung GĐ, GR: xã Tân Hợp (khu vực trung tâm), xã Hướng Phùng (khu vực phía Bắc) và xã Húc (khu vực phía Nam). Đây là các xã có đối tượng DTTS được GĐ, GR đa dạng tại khu vực tương ứng, bao gồm hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư.

Về nội dung QH, KHSDĐ: Vì tất cả các xã trên địa bàn huyện đều có thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (đã lồng ghép QHSDĐ cấp xã), đồng thời đều có liên quan đến QH, KHSDĐ cấp huyện nên việc lựa chọn các xã dựa vào việc vừa mang tính đại diện cho khu vực, vừa kết hợp với 2 nội dung nêu trên nhằm thuận tiện trong việc khảo sát, điều tra cho toàn bộ nội dung luận án. Theo đó, các xã được chọn là Tân Hợp (khu vực trung tâm), xã Hướng Phùng (khu vực phía Bắc) và xã A Dơi (khu vực phía Nam).

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu

2.3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Nhằm phục vụ cho việc thực hiện các nội dung nghiên cứu, tác giả đã tiến hành điều tra và thu thập những số liệu thứ cấp cần thiết tại địa bàn nghiên cứu. Thông tin thứ cấp được thu thập tại các cơ quan của huyện Hướng Hóa như: Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Văn phòng UBND huyện, Chi cục Thống kê huyện, UBND các xã trên địa bàn nghiên cứu.

Bảng 2.1: Danh mục các tài liệu, số liệu thứ cấp đã thu thập

STT Tên tài liệu, số liệu Nơi thu thập

Các loại báo cáo thuyết minh quy

hoạch đến năm 2020; điều chỉnh Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện quy hoạch của huyện Hướng Hóa

1 đến năm 2020; thống kê, kiểm kê Hướng Hóa

đất đai hàng năm của huyện Hướng UBND các xã nghiên cứu Hóa; Báo cáo thuyết minh quy

hoạch Nông thôn mới của các xã…

Các số liệu về tình hình phát triển UBND huyện Hướng Hóa 2 kinh tế xã hội qua các năm của

huyện Hướng Hóa; Niên giám Chi cục Thống kê huyện Hướng Hóa thống kê của huyện Hướng Hóa…

Số liệu về giao đất lâm nghiệp; giao Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện 3 rừng tự nhiên tại địa bàn huyện Hướng Hóa

Hướng Hóa Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hóa

Số liệu về tình hình BT, HT, TĐC Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Hướng Hóa

4 của huyện Hướng Hóa và thông tin (Nay là Ban quản lý dự án xây dựng và chi tiết các dự án nghiên cứu

phát triển quỹ đất huyện Hướng Hóa) 5 Các số liệu liên quan khác Tạp chí, ấn phẩm chuyên ngành

Các website liên quan…

2.3.2.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp

Để có thông tin thực hiện các nội dung nghiên cứu, tác giả đã tiến hành điều tra, khảo sát thực địa và thu thập thông tin có chọn lọc từ các đối tượng khác nhau bằng cách phỏng vấn, gồm phỏng vấn sâu cán bộ và phỏng vấn người dân là DTTS bằng bảng hỏi.

Về phỏng vấn sâu: tác giả đã thiết kế bảng phỏng vấn với chủ yếu là các câu hỏi mở, có nội dung liên quan đến việc thực hiện các nội dung quản lý đất đai nghiên cứu, các vấn đề về việc thực hiện TVCĐ khi thực hiện các nội dung quản lý đất đai liên quan nêu trên. Các cơ quan chức năng cấp huyện có liên được lựa chọn gồm Phòng

Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Phát triển quỹ đất (nay là Ban Quản lý dự án xây dựng và phát triển quỹ đất), Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hóa và các xã được chọn nghiên cứu để phỏng vấn các cán bộ liên quan. Với mỗi cơ quan và mỗi xã, tác giả phỏng vấn một cán bộ quản lý và một cán bộ chuyên trách nội dung liên quan của đề tài, cụ thể phỏng vấn cán bộ cấp huyện gồm 01 lãnh đạo và 01 cán bộ chuyên trách của các cơ quan chức năng nêu trên; cán bộ tại các xã nghiên cứu gồm 01 cán bộ địa chính và chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND xã). Tổng số cán bộ được phỏng vấn là 18 người, cụ thể:

Bảng 2.2: Thông tin số lượng cán bộ được phỏng vấn của đề tài

STT Cơ quan, đơn vị Số lượng (cán bộ)

1 Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hướng Hóa 2 2 Ban Quản lý dự án xây dựng và phát triển quỹ đất 2

huyện Hướng Hóa

3 Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hóa 2

4 Các xã được nghiên cứu 12

5 Tổng cộng 18

Mục đích của việc phỏng vấn sâu là để tìm hiểu tình hình thực hiện và công tác TVCĐ khi thực hiện các nội dung quản lý đất đai được nghiên cứu nhằm có cơ sở để phân tích, đánh giá các nội dung, không sử dụng để phân tích thống kê.

Về phỏng vấn người dân: Tác giả đã sử dụng bảng câu hỏi thiết kế sẵn gồm cả câu hỏi mở và câu hỏi đóng để phỏng vấn, đối tượng được phỏng vấn là các hộ gia đình, cá nhân và đại diện của các cộng đồng dân cư DTTS được GĐ, GR; các hộ DTTS có đất bị thu hồi để thực hiện các dự án đầu tư; các cộng đồng dân cư và người dân là đồng bào DTTS được tham vấn trong việc lập, điều chỉnh phương án QH, KHSDĐ trong thời gian qua tại các địa phương được chọn nghiên cứu. Nội dung phỏng vấn tập trung vào việc nhận thức, đánh giá của các bên liên quan về công tác TVCĐ đối với đồng bào DTTS trong thực hiện các nội dung quản lý đất đai liên quan tại huyện Hướng Hóa trong thời gian qua. Việc phỏng vấn được thực hiện bằng cách đi khảo sát thực tế và phỏng vấn các đối tượng liên quan.

Về số lượng phiếu phỏng vấn người dân, số phiếu dành cho các nội dung BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất và GĐ, GR được tính theo công thức Slovin do đã xác định được số lượng tổng thể (là tổng các hộ bị thu hồi đất; tổng các hộ được giao đất, giao rừng). Đối với nội dung QH, KHSDĐ, do đối tượng được lấy ý kiến (bằng các hình thức khác nhau) là toàn dân nên tổng thể lớn, khó xác định được chính xác, phù hợp để áp dụng công thức chọn mẫu Cochran, nên tác giả đã sử dụng công thức chọn mẫu Cochran cho nội dung này. Thông tin cụ thể như sau:

Công thức Slovin được sử dụng để xác định số lượng phiếu phỏng vấn đối với các nội dung GĐ, GR và nội dung BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất; công thức có dạng như sau (Consuelo & cộng sự, 2007) [108]:

N

n = 1 + N. e2

Trong đó: N: Tổng thể mẫu (người); n: Số phiếu cần phỏng vấn (phiếu)

e: Sai số cho phép (tác giả chọn e = 5%). Theo đó, số phiếu của mỗi nội dung như sau:

- Nội dung BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất: 148 phiếu, trong đó khu vực

Một phần của tài liệu 20211230_160403_NOIDUNGLA_TRONGTAN (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w