Đánh giá công tác tham vấn cộng đồng trong giao đất, giao rừng cho đồng bào

Một phần của tài liệu 20211230_160403_NOIDUNGLA_TRONGTAN (Trang 121 - 134)

4. Những điểm mới của đề tài

3.4.2. Đánh giá công tác tham vấn cộng đồng trong giao đất, giao rừng cho đồng bào

bào dân tộc thiểu số

3.4.2.1. Thực trạng tham vấn cộng đồng

Trên cơ sở quy định về trình tự GĐ, GR cho cộng đồng tại các văn bản pháp luật về đất đai và lâm nghiệp, huyện Hướng Hóa đã tiến hành GĐ, GR cho đồng bào dân tộc thiểu số theo quy trình như sau

Bước 1: Công tác chuẩn bị: Bước này chính quyền địa phương chuẩn bị các công việc như tổ chức họp dân để phổ biến chủ trương, chính sách GĐ, GR đến nhân dân, hướng dẫn cho các cộng đồng dân cư thôn và hộ gia đình làm đơn xin GĐ, GR; thành lập Ban chỉ đạo và Hội đồng GĐ, GR cấp huyện và xã; thu thập các số liệu cơ bản của thôn phục vụ việc xây dựng phương án GĐ, GR; chuẩn bị kinh phí, vật tư phục vụ cho việc xây dựng phương án và thực hiện GĐ, GR cho cộng đồng.

Bước 2: Tiếp nhận đơn và xét duyệt đơn: Bước này các tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân sẽ nộp đơn xin nhận đất, nhận rừng và các cơ quan chức năng (thôn, UBND xã, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Hạt Kiểm lâm) tiến hành các công việc xét duyệt đơn cho các đối tượng nêu trên.

Bước 3: Thẩm định và hoàn thiện hồ sơ: Bước này cơ quan chức năng cấp huyện sau khi nhận được đơn của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân từ UBND xã chuyển đến sẽ có trách nhiệm kiểm tra việc xác định tại thực địa và thẩm định hồ sơ khu đất rừng sẽ giao cho tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân theo các quy định của pháp luật; Phòng TN&MT và Hạt Kiểm Lâm lập tờ trình kèm theo hồ sơ, trình UBND huyện xem xét, quyết định việc GĐ, GR cho hộ gia đình, cá nhân.

Bước 4: Ra quyết định việc giao đất, giao rừng: Bước này UBND huyện xem xét ra quyết định GĐ, GR cho cộng đồng và gửi quyết định GĐ, GR đến UBND xã, cơ quan chức năng cấp huyện và các đối tượng được GĐ, GR.

Bước 5: Thực hiện quyết định giao đất, giao rừng: đây là bước mà UBND cấp xã, Hạt Kiểm lâm tổ chức việc bàn giao đất lâm nghiệp, rừng tự nhiên tại thực địa cho các đối tượng được GĐ, GR, có sự tham gia của các chủ rừng liền kề theo đúng các thủ tục quy định [29].

Từ quy trình nêu trên, có thể sơ đồ hóa quy trình GĐ, GR tại huyện Hướng Hóa như sau: UBND xã Phòng TN&MT Hạt Kiểm lâm UBND huyện Hướng Hóa Hạt Kiểm lâm UBND xã Tiếp nhận hồ sơ Kiểm tra Đạt Thẩm tra hồ sơ, kiểm tra thực địa

Lập tờ trình GĐ, GR kèm theo hồ sơ Ra quyết định GĐ, GR cho cộng đồng Thực hiện quyết định GĐ, GR cho cộng đồng Hướng dẫn Không đạt Bổ sung Thông báo

Sơ đồ 3.3: Quy trình giao đất, giao rừng tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

Tại huyện Hướng Hóa, chính sách GĐ, GR cho cộng đồng, tổ chức và hộ gia đình cá nhân quản lý được thực hiện từ lâu theo chủ trương của Nhà nước ban hành. Trong đó, việc giao đất lâm nghiệp được tiến hành chủ yếu vào thời kỳ Luật Đất đai 2003 còn hiệu lực thi hành, việc giao rừng tự nhiên cho các đối tượng quản lý được tiến hành cả trong giai đoạn Luật Đất đai 2003 và giai đoạn Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành.

Trong quá trình thực hiện GĐ, GR theo quy trình nêu trên, công tác TVCĐ đã được các cơ quan chức năng như Phòng Tài nguyên và Môi trường, Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hóa chú trọng triển khai đúng quy định tại các văn bản pháp luật như Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004, Nghị định 181/2004/NĐ-CP và Nghị định 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số 38/2007/TT-BNN của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Thông tư số 21/VBHN-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, góp phần không nhỏ vào việc thực hiện có hiệu quả chính sách GĐ, GR trên địa bàn huyện.

Công tác TVCĐ trong GĐ, GR được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: thông báo qua loa phát thanh của xã; niêm yết thông tin tại UBND cấp xã và nhà sinh hoạt của thôn; tổ chức họp dân tại trụ sở thôn, bản để phổ biến các thông tin liên quan và tiếp thu ý kiến của người dân; lấy ý kiến nhân dân bằng các hòm thư góp ý hoặc bộ phận một cửa… Công tác TVCĐ được huyện Hướng Hóa thực hiện cả trước và trong khi thực hiện phương án GĐ, GR.

Theo quy trình thực hiện GĐ, GR, tại bước chuẩn bị (bước 1), hoạt động TVCĐ được tiến hành dưới các hình thức họp dân, niêm yết bảng tin hoặc loa phát thanh để thông báo các chủ trương, chính sách của Nhà nước về GĐ, GR cho người dân được biết và đăng ký tham gia nhận đất lâm nghiệp, nhận rừng; đặc biệt hình thức họp dân đã được tổ chức bài bản tại tất cả các thôn có tham gia nhận rừng. Tại thời điểm triển khai chính sách GĐ, GR thì chính sách này là vấn đề mới nên nhận thức về hưởng lợi khi nhận rừng để quản lý, bảo vệ của người dân chưa hiểu được hết, do đó công tác TVCĐ đã được chú trọng triển khai nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân trong GĐ, GR. Nhờ thực hiện tốt công tác TVCĐ bằng các hình thức khác nhau nên nhận thức của người dân đã được nâng cao, họ mạnh dạn làm hồ sơ đăng ký nhận đất lâm nghiệp/rùng tự nhiên để quản lý, bảo vệ và hưởng lợi. Sau khi có phương án GĐ, GR sơ bộ, Hội đồng GĐ, GR phối hợp với các địa phương tiếp tục TVCĐ nhằm hoàn thiện phương án GĐ, GR để triển khai thực hiện.

Tại bước thẩm định và hoàn thiện hồ sơ (bước 3), hoạt động TVCĐ được thực hiện thông qua việc các cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân được mời tham gia trực tiếp trong quá trình điều tra tài nguyên rừng, lập phương án GĐ, GR. Trong quá trình này, các bên được GĐ, GR sẽ được tham gia, giám sát hoạt động nêu trên. Sau khi có phương án GĐ, GR sơ bộ thì tổ công tác tiến hành tổ chức họp thôn lần 2 lấy ý kiến, cam kết của cộng đồng, hộ gia đình, giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn (nếu có) giữa các hộ gia đình và cộng đồng để UBND xã trình Hội đồng nhân dân xã thông qua.

Tại bước ra quyết định GĐ, GR (bước 4), hoạt động TVCĐ được thực hiện thông qua việc UBND huyện ra Quyết định GĐ, GR và các quyết định này được gửi đến niêm yết tại trụ sở UBND xã, cơ quan chức năng cấp huyện; đồng thời các cộng đồng

dân cư, hộ gia đình cá nhân cũng nhận được quyết định GĐ, GR này, từ đó họ nắm được thông tin về phương án GĐ, GR chính thức và các thông tin liên quan.

Quá trình thực hiện phương án GĐ, GR ngoài thực tế (bước 5), hoạt động TVCĐ được thực hiện thông qua việc các cộng đồng dân cư, hộ gia đình cá nhân được tham gia trực tiếp, giám sát hoạt động GĐ, GR, quá trình này còn có sự tham gia của các chủ rừng liền kề với diện tích đất rừng được giao, đảm báo theo đúng các thủ tục quy định.

Như vậy, việc TVCĐ được thực hiện ở hầu hết các bước, từ thông báo chủ trương, họp dân, lấy ý kiến góp ý trong quá trình xây dựng phương án, thẩm định tại thực địa đến tham gia thực hiện quyết định GĐ, GR ngoài thực địa và trên hồ sơ. Hoạt động TVCĐ có vai trò giúp người dân tiếp tục thực hiện quyền được tham gia và giám sát các hoạt động GĐ, GR; đồng thời để chính quyền lấy ý kiến của nhân dân đối với những sự việc thực tế phát sinh, từ đó có cơ sở giải quyết có hiệu quả tốt nhất.

Về thực trạng TVCĐ trong thời gian từ năm 2006 đến 2017, các cơ quan chức năng liên quan của huyện Hướng Hóa đã tiến hành hàng chục đợt TVCĐ với nhiều hình thức khác nhau để hoàn thiện hồ sơ, phương án và thực hiện phương án GĐ, GR có hiệu quả. Thông qua các đợt TVCĐ, tất cả các ý kiến của các đối tượng có nhu cầu nhận đất lâm nghiệp/rừng tự nhiên để quản lý, bảo vệ và hưởng lợi được ghi nhận, xử lý và giải đáp nghiêm túc, giúp các đối tượng này hiểu được chính sách đúng đắn của Nhà nước về GĐ, GR; giải đáp được những thắc mắc, băn khoăn của họ khi tham gia nhận đất lâm nghiệp/rừng tự nhiên để quản lý, bảo vệ và hưởng lợi. Đặc biệt, công tác TVCĐ đã phát huy hiệu quả tích cực khi giúp đồng bào DTTS hiểu được chính sách của Nhà nước và gạt bỏ những e ngại của cá nhân để mạnh dạn nhận đất lâm nghiệp/rừng tự nhiên để quản lý và bảo vệ.

Hạn chế về TVCĐ của địa phương hiện nay là chưa xây dựng quy trình TVCĐ một cách cụ thể và công khai cho người dân biết để họ có thể chủ động tham gia ý kiến về các vấn đề liên quan đến chính sách GĐ, GR tại địa phương, giúp địa phương nắm bắt kịp thời và có hướng giải quyết hiệu quả các vấn đề được phản ánh, góp phần nâng cao hiệu quả GĐ, GR trên địa bàn. Vì vậy, thời gian tới, địa phương cần quan tâm xây dựng quy trình TVCĐ bài bản và công khai cho người dân được biết tại những đợt TVCĐ trong quá trình GĐ, GR để người dân được biết và tham gia ý kiến theo đúng quy trình khi cần.

3.4.2.2. Đánh giá công tác tham vấn cộng đồng

a. Đánh giá hình thức tham vấn cộng đồng

Hình thức TVCĐ được đánh giá dựa vào các tiêu chí là HTTV đa dạng, HTTV dễ tiếp cận và HTTV dễ hiểu. Số liệu tại hình 3.14 cho thấy, các tiêu chí đều được đồng bào DTTS đánh giá ở mức tốt với giá trị trung bình chung lần lượt là 3,84; 3,80

và 4,01. Chính quyền huyện Hướng Hóa khi thực hiện chính sách GĐ, GR cho đồng bào DTTS đã chú trọng tổ chức TVCĐ dưới nhiều hình thức và nhiều thời điểm khác nhau nhằm tuyên truyền chính sách của Nhà nước, đồng thời thu nhận ý kiến của các đối tượng liên quan để xây dựng phương án GĐ, GR hợp lý và hiệu quả, do đó chỉ tiêu này được đồng bào DTTS đánh giá cao.

Hình 3.14: Kết quả đánh giá hình thức tham vấn cộng đồng trong giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Hướng Hóa

Nguồn: Xử lý số liệu điều tra

Kết quả phân tích thống kê bằng kiểm định T, phân tích phương sai Anova với độ tin cậy 95% (bảng 3.18) và phân tích sâu Anova bằng kiểm định Tukey với độ tin cậy 95% (bảng 3.19) cho thấy, có sự khác nhau về đánh giá của các hộ DTTS giữa các khu vực đối với các tiêu chí hình thức TVCĐ, nhưng không có sự khác nhau về đánh giá theo giới tính, đối tượng được GĐ, GR và trình độ học vấn của các hộ DTTS được GĐ, GR. Cụ thể, khu vực phía Nam đánh giá tiêu chí HTTV đa dạng thấp hơn khu vực trung tâm; khu vực trung tâm đánh giá cao hơn hai khu vực còn lại về tiêu chí HTTV dễ tiếp cận; khu vực phía Nam đánh giá thấp hơn hai khu vực còn lại về tiêu chí HTTV dễ hiểu. Qua nghiên cứu cho thấy, các hình thức TVCĐ được chính quyền địa phương tổ chức tại các khu vực là như nhau, nhưng do khu vực trung tâm có điều kiện đi lại dễ dàng hơn, cơ sở hạ tầng phát triển nên người dân dễ tiếp cận được tất cả các hình thức TVCĐ hơn các khu vực khác, do đó họ đánh giá cao hơn. Tuy có sự khác nhau trong đánh giá nhưng mức đánh giá của người DTTS tại các khu vực dành cho các tiêu chí về hình thức TVCĐ đều ở mức tốt trở lên, có được kết quả này là do chính quyền đã chú trọng tổ chức công tác TVCĐ dưới nhiều hình thức, trong đó họp dân là hình thức được tổ chức nhiều lần, thu hút sự tham gia đông đủ của bà con DTTS, đây là kênh tham vấn thu được nhiều ý kiến của đồng bào nhất, đồng thời cũng là kênh tham vấn mà bà con DTTS dễ hiểu nhất do có sự tương tác trực tiếp giữa các bên.

Bảng 3.18: So sánh kết quả đánh giá hình thức tham vấn cộng đồng trong giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Hướng Hóa

Chỉ tiêu HTTV HTTV HTTV

đa dạng dễ tiếp cận dễ hiểu

Nam 3,83 3,77 4,02

Giới tính Nữ 3,87 3,83 4,00

Giá trị p 0,730 0,718 0,881

CĐDC 3,92 3,62 4,08

Đối tượng được giao HGĐ, CN 3,83 3,81 4,01

Giá trị p 0,564 0,611 0,489 Mù chữ 3,81 4,04 4,19 Trình độ học vấn Dưới THPT 3,81 3,66 3,91 THPT 3,97 3,97 4,16 Giá trị p 0,530 0,065 0,110 KV phía Bắc 3,89 3,79 4,07

Địa chỉ KV trung tâm 4,19 4,30 4,33

KV phía Nam 3,60 3,52 3,77

Giá trị p 0,002 0,000 0,002

Nguồn: Xử lý số liệu điều tra

Bảng 3.19: Đánh giá hình thức tham vấn cộng đồng trong giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số theo khu vực nghiên cứu

Giá trị p

Khu vực nghiên cứu HTTV HTTV HTTV

đa dạng dễ tiếp cận dễ hiểu

Khu vực phía Bắc KV Trung tâm 0,146 0,007 0,211

KV phía Nam 0,054 0,130 0,049

Khu vực Trung tâm KV phía Bắc 0,146 0,007 0,211

KV phía Nam 0,001 0,000 0,002

Khu vực phía Nam KV phía Bắc 0,054 0,130 0,049

KV Trung tâm 0,001 0,000 0,002

Thời gian đến, trong quá trình tổ chức TVCĐ khi thu hồi đất của đồng bào DTTS, chính quyền huyện Hướng Hóa cần chú ý triển khai các hình thức TVCĐ tại khu vực phía Nam và phía Bắc sao cho phù hợp với điều kiện địa lý và trình độ của đồng bào DTTS nơi đây, giúp họ có thể dễ tiếp cận và dễ hiểu thông tin hơn nữa, góp phần nâng cao hiệu quả công tác TVCĐ của chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện GĐ, GR cho đồng bào DTTS để thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

b. Đánh giá nội dung tham vấn cộng đồng

Hình 3.15: Kết quả đánh giá nội dung tham vấn cộng đồng trong giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Hướng Hóa

Nguồn: Xử lý số liệu điều tra

Số liệu tại hình 3.15 cho thấy, các nội dung TVCĐ trong GĐ, GR đều được đánh giá ở mức tốt với giá trị trung bình chung dao động từ 3,56 đến 3,84. Việc các nội dung TVCĐ được đồng bào DTTS đánh giá tốt là do công tác TVCĐ được tổ chức bài bản, dễ hiểu, đối chất trực tiếp nhiều lần qua các buổi họp dân, các nội dung tham vấn đúng quy định của pháp luật đất đai và pháp luật lâm nghiệp, giúp đồng bào DTTS hiểu được tốt nhất chủ trương, chính sách GĐ, GR của Nhà nước, đồng thời giúp bà con mạnh dạn đăng ký nhận đất lâm nghiệp/rừng tự nhiên để quản lý nên họ đánh giá cao các nội dung TVCĐ mà chính quyền đã triển khai.

Kết quả phân tích thống kê bằng kiểm định T, phân tích phương sai Anova (bảng 3.20), phân tích sâu Anova bằng kiểm định Tukey (bảng 3.21) với độ tin cậy 95% cho thấy, các hộ DTTS ở khu vực phía Bắc đánh giá cao hơn các hộ ở khu vực phía Nam về quy trình, thủ tục GĐ, GR; không có sự khác nhau về đánh giá theo giới tính, đối tượng được GĐ, GR và trình độ học vấn của các hộ DTTS được GĐ, GR.

Bảng 3.20: So sánh kết quả đánh giá nội dung tham vấn cộng đồng trong giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Phương án Quy Chủ trương, Các quyết Kết quả đo vẽ Chỉ tiêu GĐ, GR trình thủ chính sách của định diện tích đất

sơ bộ tục Nhà nước về GĐ, GR lâm nghiệp/ GĐ, GR GĐ, GR rừng được giao Nam 3,65 3,53 3,76 3,74 3,81 Giới Nữ 3,60 3,62 3,74 3,74 3,89 tính Giá trị p 0,696 0,546 0,905 0,989 0,543 CĐDC 4,00 3,31 3,92 3,85 3,92

Một phần của tài liệu 20211230_160403_NOIDUNGLA_TRONGTAN (Trang 121 - 134)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w