Kết quả giao đất, giao rừng tại huyện Hướng Hóa

Một phần của tài liệu 20211230_160403_NOIDUNGLA_TRONGTAN (Trang 82 - 90)

4. Những điểm mới của đề tài

3.3.1.2. Kết quả giao đất, giao rừng tại huyện Hướng Hóa

Thực hiện các văn bản pháp luật, các chính sách, chủ trương GĐ, GR của Nhà nước cùng các Nghị quyết, Quyết định của HĐND và UBND tỉnh Quảng Trị, UBND huyện Hướng Hóa đã ban hành các quyết định cùng Hạt Kiểm lâm tiến hành giao đất lâm nghiệp/rừng tự nhiên cho các cộng đồng và hộ gia đình, cá nhân chăm sóc, quản lý và bảo vệ. UBND huyện Hướng Hóa đã thành lập tổ công tác GĐ, GR cấp huyện (với Phó Chủ tịch huyện là trưởng ban, thành viên bao gồm Hạt Kiểm lâm, Phòng TN & MT, Phòng NN & PTNT và Chủ tịch UBND các xã, giao cho Hạt Kiểm lâm chủ trì thực hiện). Ở cấp xã, lực lượng Kiểm lâm địa bàn tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương cũng thành lập tổ công tác với Phó Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, các thành viên là Kiểm lâm địa bàn, Địa chính xã, các ban ngành đoàn thể liên quan và các thôn. Huyện đã tiến hành rà soát, kiểm tra hiện trạng và diện tích đất lâm nghiệp/rừng tự nhiên tại các thôn bản, đánh giá nhu cầu nhận đất lâm nghiệp/rừng tự nhiên của các cộng đồng, hộ gia đình và xây dựng kế hoạch, phương án giao đất giao rừng hàng năm; tổ chức họp dân tại các thôn bản để tuyên truyền, phổ biến chính sách, hướng dẫn cho các hộ gia đình, cá nhân và các cộng đồng dân cư làm hồ sơ xin GĐ, GR; xét duyệt hồ sơ và thực hiện các công việc trong trình tự giao đất giao rừng (xem tại mục 3.4.2.2) để thực hiện GĐ, GR cho người dân. Trong quá trình thực hiện chính sách GĐ, GR tại địa phương, hoạt động TVCĐ đã được quan tâm thực hiện nhằm giúp nhân dân tiếp cận và hiểu được các chủ trương, chính sách của Nhà nước về GĐ, GR, qua hoạt động TVCĐ đã từng bước nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân về công tác giao đất giao rừng, do đó họ đã mạnh dạn đăng ký nhận đất lâm nghiệp/rừng tự nhiên để chăm sóc, quản lý và bảo vệ.

Công tác GĐ, GR tại huyện Hướng Hóa đã đạt được các kết quả như sau:

a. Kết quả giao đất lâm nghiệp tại huyện Hướng Hóa

Bảng 3.4. Kết quả giao đất lâm nghiệp cho tổ chức và hộ gia đình, cá nhân quản lý tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

TT Tên xã, Diện tích Trong đó Tỷ lệ Số giấy

thị trấn đất lâm so với chứng

nghiệp Tổ chức Tỷ lệ so Hộ gia Tỷ lệ so tổng nhận

đã giao (ha) với diện đình, cá với diện diện QSDĐ

(ha) tích được nhân tích được tích đã cấp

giao (ha) giao đã cho hộ

trong trong giao gia

cùng địa cùng địa (%) đình, cá

phương phương nhân

(%) (%) Tổng 48.187,82 38.847,16 80,62 9.340,66 19,38 100 2.877 1 Lao Bảo 294,86 0 0 294,86 100 0,61 184 2 Tân Thành 2.362,97 1.780,01 75,33 582,96 24,67 4,90 139 3 Tân Long 475,40 0 0 475,40 100 0,99 255 4 Tân Lập 239,68 145,88 60,86 93,80 39,14 0,50 57 5 Tân Liên 328,28 216,62 65,99 111,66 34,01 0,68 120 6 Tân Hợp 1.974,54 1.128,20 57,14 846,34 42,86 4,10 73 7 Khe Sanh 156,35 156,35 100 0 0 0,32 1 8 Hướng Tân 1.178,55 1.082,49 91,85 96,06 8,15 2,45 65 9 Hướng Linh 6.967,00 6.220,82 89,29 746,18 10,71 14,46 377 10 Hướng Phùng 4.503,75 3.543,17 78,67 960,58 21,33 9,35 193 11 Hướng Sơn 9.741,10 9.223,00 94,68 518,10 5,32 20,21 122 12 Hướng Việt 2.365,92 2.244,00 94,85 121,92 5,15 4,91 84 13 Hướng Lập 11.034,19 10.648,04 96,50 386,15 3,50 22,90 100 14 Húc 2.268,64 2.055,20 90,59 213,44 9,41 4,71 61 15 Thuận 447,77 0 0,00 447,77 100 0,93 165 16 Hướng Lộc 935,17 403,38 43,13 531,79 56,87 1,94 128 17 Thanh 21,19 0 0 21,19 100 0,04 20 18 A Túc 355,29 0 0 355,29 100 0,74 334 19 Xy 217,23 0 0 217,23 100 0,45 87 20 A Dơi 558,73 0 0 558,73 100 1,16 76 21 Ba Tầng 1.761,21 0 0 1.761,21 100 3,65 236 22 A Xing 0 0 0 0 0 0 0

Số liệu tại bảng 3.4 cho thấy, trong khuôn khổ chương trình giao đất lâm nghiệp, UBND huyện Hướng Hóa đã cấp 2.857 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho đối tượng là hộ gia đình, cá nhân với diện tích đất là 9.340,66 ha, đạt 89,26% so với số hộ có sử dụng đất lâm nghiệp. Bên cạnh đó, huyện đã cấp 20 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các tổ chức với diện tích đất là 38.847,16 ha (trong đó, Ban quản lý rừng phòng hộ Hướng Hóa – Đăkrông là

14.415,87 ha; Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa là 23.456,72 ha). Tổng diện tích đất lâm nghiệp đã giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức và hộ gia đình, cá nhân là 48.187,82 ha.

Hình 3.5: Cơ cấu (%) về diện tích đất lâm nghiệp được giao cho các đối tượng

Qua bảng 3.4 và hình 3.5 còn cho thấy, đa số diện tích diện tích đất lâm nghiệp đã giao là dành cho các tổ chức sử dụng đất gồm Ban quản lý rừng phòng hộ Hướng Hóa – Đakrông và Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa (chiếm 80.62%). Điều này là phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của các tổ chức này trong việc bảo vệ và phát triển hệ thống rừng của huyện Hướng Hóa nói riêng và khu vực phía Tây tỉnh Quảng Trị nói chung. Diện tích đất lâm nghiệp đã giao cho các tổ chức này tập trung tại 13/22 xã, thị trấn của huyện Hướng Hóa. Đất được giao chủ yếu ở khu vực trung tâm đến phía Bắc của huyện, trong đó nhiều nhất là các xã Hướng Lập (10.648,04 ha), Hướng Sơn (9.223 ha), Hướng Linh (6.220,82 ha) và Hướng Phùng (3.543,17 ha); khu vực phía Nam của huyện hầu như không có do đất lâm nghiệp tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc của huyện.

Đối với đối tượng hộ gia đình cá nhân, diện tích đất lâm nghiệp đã được giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tập trung tại 20/22 xã, thị trấn của huyện. Những xã có nhiều diện tích đất lâm nghiệp được cấp cho hộ gia đình, cá nhân gồm Ba Tầng (1.761,21 ha), Hướng Phùng (960,58 ha), Tân Hợp (846,34 ha) và Hướng Linh

(746,18 ha); một số xã có diện tích đất lâm nghiệp đã được giao không đáng kể gồm xã Thanh (21,19 ha), Tân Lập (93,80 ha) và Hướng Tân (96,06 ha). Đại đa số các hộ gia đình, cá nhân được giao đất lâm nghiệp là đồng bào dân tộc thiểu số, sống chủ yếu dựa vào nghề rừng, nhất là các hộ tại những xã xa trung tâm huyện. Sau khi nhận đất lâm nghiệp, các hộ đã dựa vào kinh nghiệm, tình hình thực tế của địa phương và thị trường tiêu thụ để trồng thêm các loại cây khác nhau trên diện tích đất lâm nghiệp được giao, chủ yếu là cây Keo và cây Bời lời, trồng xen các loại cây nông nghiệp, cây dược liệu, chăn thả gia súc… góp phần tăng độ che phủ của rừng và nâng cao thu nhập cho các hộ.

b. Kết quả giao rừng tự nhiên tại huyện Hướng Hóa

Huyện Hướng Hóa có tổng diện tích rừng là 49.772,10 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên 42.835,90 ha và rừng trồng là 6.936,20 ha với cơ cấu: rừng tự nhiên là rừng đặc dụng có diện tích 21.134,2 ha; rừng tự nhiên là rừng phòng hộ có diện tích 14.324,80 ha; rừng tự nhiên là rừng sản xuất có diện tích 7.376,70 ha. Việc quản lý quỹ rừng của huyện được giao cho Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa (21.134,2 ha); Ban quản lý rừng phòng hộ Hướng Hóa–Đakrông (5.234,8ha); UBND các xã (12.200,02ha); các cộng đồng dân cư và hộ gia đình (4.266,88ha). Quá trình giao rừng tự nhiên cho cộng đồng quản lý tại địa bàn huyện Hướng Hóa diễn ra không liên tục, UBND huyện Hướng Hóa không tiến hành giao rừng tự nhiên cho cộng đồng quản lý trong các năm 2014 và 2015 do không có kinh phí. Từ năm 2016, khi UBND tỉnh cấp kinh phí trở lại thì hoạt động giao rừng tự nhiên cho cộng đồng quản lý được tiếp tục thực hiện.

* Đối tượng là hộ gia đình, cá nhân: Năm 2006, UBND huyện Hướng Hóa đã tiến hành giao rừng tự nhiên cho 8 hộ dân tại thôn PrinC, xã A Dơi quản lý 53,80 ha rừng sản xuất trên địa bàn xã. Đây là những hộ gia đình người dân tộc Vân Kiều, được giao để quản lý, bảo vệ và phát triển và hưởng lợi từ diện tích rừng được giao đó. Tính đến cuối năm 2020, những diện tích rừng này đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.

* Đối tượng là cộng đồng dân cư: Qua bảng 3.5 và hình 3.6 cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2013, UBND huyện Hướng Hóa đã giao rừng tự nhiên cho 13 cộng đồng dân cư thôn với 736 hộ gia đình trên địa bàn huyện quản lý, bảo vệ và hưởng lợi. Tổng diện tích rừng được giao là 2.651,30 ha; trung bình mỗi cộng đồng được giao 203,95 ha. Trong số này, xã Húc có nhiều cộng đồng được giao rừng nhất với 4 cộng đồng với 615,20 ha; xã Ba Tầng và Hướng Lập đều có 2 cộng đồng dân cư được giao rừng; các xã Hướng Phùng, Hướng Tân, Hướng Lộc, Hướng Việt và Hướng Sơn mỗi xã có 01 cộng đồng dân cư được giao rừng. Đối tượng rừng được giao cho các cộng đồng dân cư thôn là rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Trong giai đoạn này,

năm 2010 là năm giao được nhiều diện tích rừng tự nhiên nhất với 914,5 ha và năm 2006 là năm giao được ít diện tích rừng tự nhiên nhất với 187,9 ha.

Bảng 3.5: Kết quả giao rừng tự nhiên cho cộng đồng dân cư quản lý giai đoạn 2006–2013 tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

Cộng đồng được giao Diện tích (ha) Năm giao Loại rừng

Măng Sông 200,50 2009 Sản xuất

Ba Tầng Ba Lòng 144,50 2010 Sản xuất Húc Thượng 294,60 2009 Phòng hộ Tà Rùng 86,00 2006 Phòng hộ Húc Ho Le 80,00 2010 Phòng hộ Ho Le 154,60 2011 Phòng hộ

Chênh Vênh Hướng 100,00 2009 Sản xuất

Phùng

Tân Ruộng Hướng Tân 101,90 2006 Phòng hộ

Ra Ty Hướng Lộc 299,20 2011 Phòng hộ

Cuôi 340,00 2010 Sản xuất

Hướng Lập

Cựp 180,00 2010 Sản xuất

Trăng Hướng Việt 170,00 2010 Phòng hộ

Mới Hướng Sơn 500,00 2013 Phòng hộ

Tổng cộng 2.651,30

Nguồn:Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hóa

Hình 3.6: Diện tích rừng tự nhiên giao cho cộng đồng quản lý giai đoạn 2006-2013

Qua hình 3.7 và bảng 3.6 cho thấy, trong giai đoạn 2016–2019, UBND huyện Hướng Hóa đã giao rừng tự nhiên cho 21 cộng đồng dân cư thôn quản lý, bảo vệ và hưởng lợi. Thời gian giao rừng chủ yếu vào năm 2017 với 16 cộng đồng dân cư, tổng diện tích rừng được giao trong năm này là 2432,47 ha; năm 2016 là năm giao được ít diện tích rừng nhất với 315,74 ha, giao cho cộng đồng dân cư thôn Cát, xã Hướng Sơn.

Bảng 3.6: Kết quả giao rừng tự nhiên cho cộng đồng dân cư quản lý giai đoạn 2016–2019 tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

TT Cộng đồng được giao Diện tích (ha) Năm giao Loại rừng

1 Thôn Cát 315,74 2016 Phòng hộ

2 Thôn Hồ 371,00 2017 Phòng hộ

3 Thôn Hồ 515,60 2018 Sản xuất

4 Nguồn Rào Hướng Sơn 217,80 2017 Sản xuất

5 Nguồn Rào 60,80 2018 Sản xuất

6 Thôn Pin 52,50 2017 Phòng hộ

7 Ra Ly 497,60 2017 Phòng hộ

8 Thôn Trĩa 670,61 2019 Phòng hộ

9 ChênhVênh Hướng Phùng 698,36 2017 Sản xuất

10 Tà Ry 2 39,60 2017 Sản xuất

11 Húc Thượng Húc 52,10 2017 Sản xuất

12 Tà Cu 243,40 2017 Sản xuất

13 Xa Đưng Hướng Việt 83,80 2017 Sản xuất

14 Tà Đủ 73,90 2017 Sản xuất

15 Tân Xuyên Tân Hợp 108,70 2017 Sản xuất

16 Quyết Tâm 21,00 2017 Sản xuất

17 Lương Lễ 40,10 2017 Sản xuất

18 Thôn Hùn Ba Tầng 186,70 2017 Sản xuất

19 Xa Bai Hướng Linh 66,80 2017 Sản xuất

20 Thôn Trằm Hướng Tân 50,01 2017 Phòng hộ

21 TỔNG CỘNG 4.609,52

Nguồn: Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hóa

Tổng diện tích rừng tự nhiên đã được giao trong giai đoạn này là 4.609,52 ha, chủ yếu là loại rừng sản xuất. Trong số này, Hướng Sơn là xã có nhiều cộng đồng dân cư thôn được giao rừng nhất (9 cộng đồng) với tổng diện tích rừng được giao là

3.217,25ha (trong đó có 1.907,45 ha rừng phòng hộ); Tân Hợp và xã Húc là các xã đứng thứ hai với 4 cộng đồng được giao rừng, trong đó diện tích rừng được giao tại xã Tân Hợp là 243,70 ha và đều là rừng sản xuất, diện tích rừng được giao tại xã Húc có 3 cộng đồng dân cư được giao rừng tự nhiên với 578,50 ha, loại rừng được giao là rừng sản xuất; các xã Hướng Phùng, Hướng Việt, Hướng Tân, Hướng Linh, Ba Tầng mỗi xã có một cộng đồng dân cư thôn được giao rừng tự nhiên để quản lý, bảo vệ và hưởng lợi. Sau khi nhận rừng tự nhiên, các hộ gia đình, cá nhân được giao rừng đã chủ động việc quản lý, bảo vệ rừng và được hưởng những quyền lợi theo quy định của Nhà nước. Đối với các cộng đồng dân cư, việc phân chia quyền lợi từ rừng được các cộng đồng quy định cụ thể và được các hộ gia đình, cá nhân trong cộng đồng nhất trí thông qua từ trước. Tất cả các thành viên trong cộng đồng phải có trách nhiệm, nghĩa vụ tham gia quản lý, bảo vệ, chăm sóc rừng; phát hiện, ngăn chặn các trường hợp vi phạm, phá hoại, đe dọa sự an toàn của rừng; phát triển rừng, không được phân chia, cầm cố, thế chấp rừng để thực hiện các mục đích khác. Các cộng đồng đã chia thành các tổ để thực hiện các công việc quản lý, bảo vệ rừng, trung bình tuần tra, kiểm tra rừng từ 1 – 2 lần, cao điểm tháng 4 lần, thành phần bao gồm Trưởng thôn, già làng, mặt trận và các thành viên tổ bảo vệ rừng. Các sản phẩm ngoài gỗ mà cộng đồng khai thác chủ yếu từ rừng được giao là tre nứa, măng, mây, lá nón.

c. Đánh giá chung về công tác giao đất, giao rừng tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

Về thực hiện quy trình giao đất, giao rừng tại địa bàn nghiên cứu: Việc thực hiện công tác GĐ, GR trên địa bàn huyện được thực hiện dựa trên những quy trình thủ tục hướng dẫn đầy đủ tại các văn bản quy phạm pháp luật và sự chỉ đạo kịp thời, sát sao của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương nên gặp nhiều thuận lợi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, quá trình thực hiện các bước trong quy trình GĐ, GR tại huyện Hướng Hóa gặp nhiều khó khăn, nhất ở bước 1 và bước 3. Ở bước 1, khó khăn nằm ở khâu họp dân để tuyên truyền đường lối, chính sách của Nhà nước cho người dân biết, đòi hỏi công tác tuyên truyền vận động phải được thực hiện nhiều lần. Ở bước 3, khó khăn nằm ở khâu kiểm tra thực địa do người DTTS gọi tên cây theo tiếng địa phương, trong khi công tác thống kê lâm nghiệp lại gọi cây theo tên khoa học nên khác nhau; tiếp theo là điều kiện địa hình một số nơi rất hiểm trở, cán bộ và người dân khó tiếp cận được, dẫn đến việc thống kê, đo đếm gặp nhiều khó khăn.

Về công tác phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện giao đất, giao rừng:

Trong công tác GĐ, GR tại huyện Hướng Hóa đã có sự phối hợp khá tốt giữa các cơ quan chức năng của huyện: Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hạt Kiểm lâm, UBND các xã, thôn nên việc GĐ, GR đã đạt được những kết quả rõ rệt. Tuy nhiên, sự phối hợp ngoài thực địa giữa các cơ quan này chưa thực sự đồng bộ và có hiệu quả cao.

Về công tác bảo vệ, chăm sóc và phát triển rừng sau giao đất, giao rừng: Các cộng đồng dân cư và hộ gia đình, cá nhân được GĐ, GR đã có trách nhiệm trong công tác bảo vệ, chăm sóc và phát triển rừng khá tốt. Sau khi GĐ, GR, công tác quản lý bảo vệ rừng được chặt chẽ và có hiệu quả hơn; diện tích rừng không bị mất, không còn tình trạng khai thác trái phép và phá rừng làm nương rẫy… Tuy nhiên, một số hộ gia đình, cá nhân được GĐ, GR rồi nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả, gây

Một phần của tài liệu 20211230_160403_NOIDUNGLA_TRONGTAN (Trang 82 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w