4. Những điểm mới của đề tài
3.1.2.2. Thực trạng phát triển của các ngành kinh tế
a. Ngành Nông - Lâm nghiệp - Thuỷ sản
*Nông nghiệp
Về trồng trọt: Ngành trồng trọt ổn định cơ cấu cây trồng hợp lý, mang hiệu quả kinh tế cao. Huyện thường xuyên rà soát chuyển đổi đất rừng sản xuất và đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp hiệu quả thấp sang trồng cây công nghiệp có giá trị kinh tế; đảm bảo quỹ đất cho nhân dân trồng mới cao su, cà phê và một số cây trồng mới có giá trị kinh tế cao. Diện tích lúa nước hiện có 2.500 ha; sắn nguyên liệu 4.756,06 ha. Tổng sản lượng lương thực bình quân là 8.805,24 tấn/năm; bình quân lương thực đầu người đạt 93,8 kg/người/năm. Huyện đã hình thành một số vùng chuyên sản xuất rau đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phát triển diện tích trồng hoa, cây cảnh. Cây công nghiệp dài ngày phát triển ổn định, diện tích cây cà phê hiện có 5.000 ha, bình quân hàng năm tái canh 109,5 ha; sản lượng cà phê nhân bình quân 6.059,5 tấn; chú trọng về chất lượng và thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu cà phê Khe Sanh. Đầu tư khôi phục và phát triển cây hồ tiêu, diện tích hiện có 238 ha, sản lượng đạt 137,6 tấn. Diện tích cây cao su hiện có 1.154,8 ha. Mở rộng diện tích cây chuối tại các xã phía Nam và Tân Long, Tân Thành, thị trấn Lao Bảo; huyện có 4.217,1 ha cây ăn quả, chú trọng phát triển các loại cây ăn quả có tiềm năng phát triển và cho thu nhập cao như bơ, vải, thanh long.
Về chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp, mô hình trang trại, gia trại gắn với phát triển kinh tế vườn đồi. Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 4.300 tấn/năm.
*Lâm nghiệp
Huyện chú trọng tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng; bình quân trồng mới 351,56 ha rừng tập trung và 18,88 vạn cây phân tán; tỷ lệ độ che phủ rừng là 47%. Kết hợp phát triển lâm nghiệp với ngành nghề nông thôn, góp phần phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái. Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng. Nhìn chung, những kết quả của ngành lâm nghiệp đạt được là rất đáng khích lệ, việc thực hiện công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng quản lý, bảo vệ và hưởng lợi là một trong những nguyên nhân góp phần tạp nên những kết quả nêu trên.
*Thủy sản
Hiện toàn huyện có có 75,76 ha ao hồ nuôi trồng thuỷ sản, sản lượng cá bình quân 65 tấn/năm. Ngành thủy sản ở địa phương chưa phát triển do đặc thù của một huyện miền núi, tuy nhiên ngành nãy cũng đã có đóng góp tích cực vào việc cung cấp nguồn thực phẩm cho người dân, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
b. Ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Thương mại dịch vụ
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng phát triển khá. Toàn huyện có 686 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trong đó 17 doanh nghiệp và 669 cơ sở sản xuất nhỏ, cá thể hộ gia đình; tạo việc làm ổn định cho 1.744 lao động. Giá trị sản xuất bình quân 4.977,6 tỷ đồng. Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn với tổng nguồn vốn 92,17 tỷ đồng. Các nhà máy sản xuất săm lốp ô tô, xe máy Camel, nước tăng lực Super Horse, gạch Tuynel, chế biến tinh bột sắn và một số doanh nghiệp khác ổn định sản xuất, tăng năng suất và giá trị sản phẩm. Xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư được quan tâm, trong đó có 02 dự án điện gió và dự án thủy điện Khe Nghi đi vào hoạt động với tổng công suất 68MW; tiếp tục hỗ trợ, chuẩn bị đầu tư, khởi công xây dựng các công trình dự án điện gió, thủy điện. Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến nông sản đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng, đổi mới công nghệ theo hướng chế biến gắn với vùng nguyên liệu, thị trường tiêu thụ và thân thiện với môi trường.
Thương mại – dịch vụ tiếp tục phát triển đa dạng, đảm bảo chất lượng, giá trị sản xuất bình quân 6.443,9 tỷ đồng. Chú trọng đầu tư xây dựng và nâng cấp, triển khai chuyển đổi mô hình quản lý và kinh doanh khai thác các chợ, trung tâm thương mại để nâng cao hiệu quả hoạt động. Dịch vụ vận chuyển hàng hoá bình quân đạt 1.911,6 ngàn tấn/năm. Số lượng vận chuyển bình quân đạt 1.864,7 ngàn hành khách/năm.
Ngành du lịch được quan tâm đầu tư, khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch của huyện, nhất là du lịch lịch sử, du lịch tâm linh và du lịch sinh thái; chú trọng thúc đẩy các hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư. Bình quân hàng năm thu hút trên 2 nghìn lượt khách du lịch, tăng bình quân 10-16%; các cơ sở, dịch vụ nhà hàng, khách sạn hoạt động khá hiệu quả.
Cơ cấu kinh tế huyện Hướng Hóa có sự chuyển dịch đúng hướng; các tiềm năng, lợi thế của huyện được khai thác, phát huy có hiệu quả, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của đi phương. Ngành sản xuất nông nghiệp ổn định, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Lĩnh vực thương mại - dịch vụ tiếp tục phát triển ổn định, đảm bảo nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của nhân dân. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được duy trì, phát triển khá tốt.