Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu 20211230_160403_NOIDUNGLA_TRONGTAN (Trang 75 - 77)

4. Những điểm mới của đề tài

3.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a. Giao thông: Trên địa bàn huyện có các tuyến đường giao thông chính sau: Tuyến Quốc lộ 9 dài 25 km chạy từ Đông sang Tây, là tuyến lưu thông huyết mạch có

ý nghĩa quan trọng cả về phát triển kinh tế và xã hội và quốc phòng an ninh của huyện; đây là thuận lợi lớn của Hướng Hoá về điều kiện lưu thông. Tuyến đường Hồ Chí Minh dài 65 km, chạy qua 07 xã, thị trấn (thị trấn Khe Sanh, Tân Hợp, Hướng Tân, Hướng Linh, Hướng Phùng, Hướng Việt, Hướng Lập). Ngoài ra trên địa bàn huyện có một số tuyến đường quan trọng khác nối thông nhau tạo nên hệ thống giao thông khá liên hoàn như đường tỉnh lộ Tân Long - Lìa, Hướng Phùng - Hướng Sơn, Lao Bảo - Hướng Phùng, tuyến đường Hồ Chí Minh huyền thoại, tuyến đường Khe Sanh - Húc, các tuyến đường liên xã, các đường liên thôn, xóm (chủ yếu 07 xã, thị trấn dọc Quốc lộ 9).

Nhìn chung, huyện Hướng Hóa rất thuận lợi trong việc giao thương bằng đường bộ với các địa phương khác trong nước và với các nước trên trục hành lang kinh tế Đông – Tây, nhất là với Lào, Thái Lan. Tuy nhiên, trong nội bộ huyện thì còn nhiều khu vực hệ thống giao thông còn lạc hậu, gặp nhiều khó khăn trong vận chuyển, đi lại.

b. Thuỷ lợi và nước sinh hoạt

* Về thuỷ lợi: Là địa bàn miền núi, đa phần Hướng Hoá có địa hình dốc và bị chia cắt nên điều kiện phát triển thuỷ lợi rất hạn chế. Ngoài công trình Thuỷ lợi - Thuỷ điện Quảng Trị đã xây dựng, hầu hết các công trình có quy mô nhỏ (năng lực tưới thiết kế dưới 20 ha) riêng công trình hồ Lìa có quy mô trung bình (thiết kế tưới 100 ha), hồ Tà Rùng (thiết kế tưới 100 ha).

* Nước sinh hoạt: Hiện nay, 2 thị trấn có nước máy để sinh hoạt, nhà máy nước ở Khe Sanh có công suất khai thác 2000m3/ngày đêm, nhà máy nước ở Lao Bảo có công

suất khai thác 2500m3/ngày đêm. Tỷ lệ dân được dùng nước máy còn thấp (thị trấn Khe Sanh là 51%, thị trấn Lao Bảo là 75%). Ở nông thôn và một phần của thị trấn nước sinh hoạt được lấy từ nước giếng khơi và nước giếng khoan, tỷ lệ thôn, bản chưa có nước sinh hoạt vẫn còn, có tới 26 thôn bản chưa có nước sinh hoạt chiếm 13,68% tổng số thôn bản trên địa bàn huyện.

c. Hệ thống điện: Nguồn điện cung cấp cho huyện Hướng Hoá hiện nay được lấy từ lưới điện quốc gia với trạm biến áp trung gian công suất thiết kế 35/10KV-2 x 1600 KVA Khe Mây. Toàn huyện có 22 xã, thị trấn đã có điện lưới quốc gia, đã và đang triển khai hệ thống điện thôn bản do WB tài trợ, đến hết năm 2015, 100% thôn bản có điện lưới quốc gia, đảm bảo sản xuất và đời sống nhân dân.

d. Thông tin liên lạc: Mạng lưới thông tin liên lạc của huyện Hướng Hoá phát triển nhanh và ngày càng nâng cao về chất lượng, hoà nhập với mạng lưới quốc gia, quốc tế; đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng. Đến nay, 100% địa phương đã có điện thoại.

e. Hệ thống cơ sở hạ tầng văn hoá: Huyện đã có đủ hệ thống cơ sở hạ tầng văn hóa như thư viện, đài phát thanh; ở làng, xã có loa truyền thanh, bảng tin, bãi chiếu bóng; nhà văn hoá. Một số công trình đáp ứng nguyện vọng của nhân dân như: Nhà truyền thống dân tộc Vân Kiều - Pa Kô huyện; Nhà văn hoá Vân Kiều - Pa Kô tại xã A Túc; Nhà văn hoá thiếu nhi huyện.

f. Hệ thống cơ sở hạ tầng y tế: Hệ thống y tế từ huyện đến cơ sở được củng cố và mở rộng, cơ sở vật chất, kỹ thuật cho ngành y tế được tăng cường, bệnh viện đa khoa huyện được nâng cấp và hoàn thiện với 100 giường bệnh, 22 xã, thị trấn đã có trạm y tế kiên cố. Đến năm 2015, 15 trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia theo Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020 của Bộ Y tế.

g. Hệ thống chợ: Các chợ lớn nhỏ trên địa bàn huyện tập trung ở các khu dân cư, các trung tâm thương mại, chủ yếu trên tuyến Quốc lộ 9; một số chợ có quy mô kinh doanh lớn như: Chợ Khe Sanh, chợ Trung tâm thương mại Lao Bảo, chợ Tân Long, Hướng Phùng... Nhìn chung, hệ thống chợ trên địa bàn huyện cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa cho nhân dân.

Cho đến nay, hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện Hướng Hóa ngày càng được đầu tư xây dựng nhằm đáp ứng các nhu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thiên tai, địa hình nên mức độ phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng nhiều nơi còn hạn chế, nhất là các vùng xa trung tâm huyện, điều này gây nhiều khó khăn cho việc phát triển kinh tế xã hội và đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển của người dân.

Một phần của tài liệu 20211230_160403_NOIDUNGLA_TRONGTAN (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w