hậu, trình độ tổ chức quản lý còn yếu kém, năng suất lao động thấp, giá thành cao, sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế chưa nhiều... Hơn nữa cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có nhiều bất lợi, chủ yếu là các mặt hàng công nghiệp nhẹ, hàng nông sản, nguyên liệu thô hoặc mới qua sơchế.
Theo số liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về năng
lực xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, chỉ có 23,8% doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, 13,7% doanh nghiệp có triển vọng xuất khẩu và 62,5% doanh nghiệp hoàn toàn chưa có khả năng
xuất khẩu. Các DNNN không đủ sức cạnh tranh khi Việt Nam thực hiện các cam kết cắt giảm thuế và trợ cấp xuất khẩu để gia nhập các tổ chức thương
mại khu vực và thế giới. Vì vậy, Việt Nam cần phải tiến hành cải cách hệ thống DNNN.
Một trong những giải pháp cải cách là cổ phần hóa DNNN, nhất là những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, bởi lẽ CTCP có những ưu thế
riêng. Hoạt động của doanh nghiệp cổ phần hóa chịu sự tác động trực tiếp của
cơ chế thị trường, buộc các doanh nghiệp phải đổi mới hoạt động quản trị từ
tư tưởng dựa dẫm vào bao cấp của Nhà nước sang tư tưởng tự lực, lời ăn lỗ chịu. Thông qua bộ máy điều hành của CTCP là ĐHCĐ, HĐQT, Giám đốc điều hành được bố trí tinh giản, gọn nhẹ để kết hợp phân phối theo lao động với phân phối lợi nhuận theo cổ phần, giải quyết thỏa đáng cùng một lúc quyền lợi của cổ đông có vốn với người lao động tham gia sức lao động trong quá trình sản suất kinh doanh. Giám đốc điều hành có thể được lựa chọn và thuê từ những người có kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh. Đây là tiền đề bảo đảm thành công của CTCP, nâng cao khả năng cạnh tranh, chủ động trong quan hệ kinh doanh, tự nguyện liên doanh, liên kết kinh tế với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, mở ra khả năng hợp tác kinh doanh và các triển vọng lớn hơn.
1.2.2. Tăng khả năng huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. nghiệp.