Sự cần thiết phải cổ phần hoá Công ty điện lực

Một phần của tài liệu Cổ phần hoá và một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá công ty điện lực 1 (Trang 54 - 59)

III Vay ưu đãi NH Phát

2.2.1.Sự cần thiết phải cổ phần hoá Công ty điện lực

c- Lợi nhuận SX khác Lợi nhuận sau thuế

2.2.1.Sự cần thiết phải cổ phần hoá Công ty điện lực

Công ty Điện lực 1 hiện đang quản lý 25 Điện lực thuộc các tỉnh phía Bắc (trừ Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình, Hải Dương) và 9 đơn vị phụ trợ.

Doanh thu chủ yếu là từ hoạt động kinh doanh điện năng của 25 điện lực tỉnh, các đơn vị phụ trợ khác chỉ tham gia làm một số nhiệm vụ phục vụ cho công tác củng cố lưới điện nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh bán điện của Công ty. Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh khác của các đơn vị phụ trợ chủ yếu dựa vào các nhiệm vụ của Công ty giao và chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu của toàn Công ty.

Tuy nhiên do cơ chế quản lý sản xuất kinh doanh từ Tập đoàn xuống các đơn vị vẫn là cơ chế kế hoạch hoá tập trung theo kiểu bao cấp nên Công ty điện lực 1 phải duy trì nhiệm vụ điều hành chung mọi hoạt động của các đơn vị trực thuộc nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ kế hoạch được cấp trên giao. Các Điện lực và các đơn vị phụ trợ khác thực hiện theo kế hoạch được Công ty Điện lực 1 duyệt và giao hàng quý, năm, ngoài ra các đơn vị phụ trợ còn có kế hoạch khai thác riêng của mình. Ngoài những ưu điểm về tổ chức hoạt động kinh doanh như việc tập trung được sức mạnh vật chất, sức mạnh về nguồn vốn, về lao động, hỗ trợ, bù đắp lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vị trí của các Điện lực tỉnh là đầu mối quan trọng của Công ty Điện lực 1 tại địa phương để Công ty Điện lực 1 khai thác lợi thế, phát huy sức mạnh tiềm ẩn của từng địa phương, từng khu vực, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển sản xuất đa ngành nghề của mình…

Do việc tổ chức sản xuất như hiện nay vẫn còn mang tính bao cấp, chưa phát huy được sức mạnh của từng đơn vị, cá nhân trong toàn Công ty,các đơn vị chưa chủ động, năng động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Việc hạch toán của các Điện lực còn thiếu tính độc lập, tự chủ nên chưa nâng cao được ý thức trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh, Điện lực kinh doanh lỗ nhưng vẫn đảm bảo đủ lương cho CBCNV, Điện lực có lãi thu nhập chỉ cao hơn Điện lực lỗ chút ít nên không thúc đẩy được sản xuất kinh doanh.

Do hạch toán tập trung nên Công ty điện lực 1 vẫn còn mang nặng chức năng bao cấp, hỗ trợ, chỉ đạo, nhiều công việc mang tính sự vụ, mặc dù đã

phân cấp nhiều cho các đơn vị. Công ty điện lực 1 chưa có đầy đủ cơ sở pháp lý để giao quyền cho các đơn vị chủ động trong sản xuất kinh doanh kể cả việc tự vay vốn đầu tư xây dựng để phục vụ sản xuất kinh doanh đảm bảo có lãi với cơ chế các đơn vị tự vay và tự chịu trách nhiệm. Trong thời gian vừa qua Công ty Điện lực 1 đã thực hiện quyết định phân cấp uỷ quyền quyết định đầu tư và thực hiện đầu tư, nhưng nếu so với các qui định pháp luật hiện hành (Luật xây dựng, Luật Doanh nghiệp…) thì còn nhiều điều bất cập. Ví dụ : Công ty Điện lực 1 quản lý nguồn vốn khấu hao cơ bản, nguồn vốn vay nhưng quyết định đầu tư lại là các Điện lực trực thuộc (phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi), vì vậy nảy sinh nhiều vấn đề trong công tác đầu tư xây dựng.

Thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Điện lực 1 như trên cho thấy: mặc dù kinh doanh có lãi nhưng vẫn kém hiệu quả do công nghệ lạc hậu, bộ máy quản lý cồng kềnh chưa phù hợp, chưa có kinh nghiệm và còn nặng tính bao cấp.

Để đáp ứng nhu cầu phụ tải tăng trung bình từ 13% đến 16%/năm, đồng thời thực hiện đúng theo các quy định của Luật Điện lực, hàng năm nhu cầu đầu tư của Công ty Điện lực 1 trung bình khoảng 2.500 tỷ đồng. Trong khi nguồn vốn khấu hao cơ bản hàng năm của Công ty cộng với nguồn vốn đầu tư phát triển và vốn khấu hao cơ bản của EVN hỗ trợ một phần cho những công trình điện công ích thì tổng nguồn vốn tự có cho đầu tư của Công ty chỉ khoảng 920 tỷ đồng/năm. Như vậy, có sự mất cân đối trầm trọng giữa khả năng nguồn vốn và nhu cầu đầu tư của Công ty Điện lực 1.

Bằng cách huy động các nguồn vốn vay nước ngoài, vay tín dụng trong những năm gần đây từ 2004- 2006, tổng giá trị vốn đầu tư của Công ty Điện lực 1 khoảng 1.600- 1.700 tỷ đồng/năm. Tuy chưa đáp ứng được toàn bộ nhu cầu đầu tư nhưng cũng đã giải quyết được các nhu cầu cơ bản thiết yếu. Tuy vậy cũng phải nhận thấy rằng việc đầu tư của Công ty Điện lực 1 chưa thực sự hiệu quả vì vay vốn với tỷ lệ càng tăng mỗi năm nhưng để thực hiện kinh doanh theo chủ trương của Nhà nước ở cả những khu vực công ích. Không những vậy, các khoản vay nước ngoài ưu đãi, vay tín dụng ưu đãi cũng cạn dẫn (do vay ưu đãi chủ yếu cho mục đích hỗ trợ phát triển hạ tầng) mà thay vào đó là vay tín dụng thương mại với lãi suất cao, thời gian ân hạn cũng như trả nợ ngắn hơn rất nhiều. Đó thực sự là gánh nặng cho tài chính và ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của Công ty.

Do áp lực cạnh tranh và yêu cầu phát triển, sự có mặt của các công ty

nước ngoài có thế mạnh về công nghệ là một thách thức lớn đối với các công

ty trong nước trong xu thế hội nhập WTO. Vì thế, tăng cường đầu tư cho công

nghệ, phát triển các dịch vụ có hiệu quả là một yêu cầu cần thiết trước hội nhập. Trong điều kiện nguồn vốn không đủ để đầu tưxây dựng các công trình nguồn và lưới điện nhằm đáp ứng nhu cầu phụ tải ngày càng tăng cao, lộ trình

tăng giá điện thực hiện chậm thì việc huy động vốn từ các nhà đầu tư là giải

pháp được đặt niềm tin. Vì vậy để khắc phục những tồn tại kể trên cần thiết phải cổ phần hoá Công ty Điện lực 1, từ đó đề ra cơ chế quản lý phù hợp, tự chịu trách nhiệm, chủ động trong sản xuất nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, Công ty Điện lực 1 là một trong những đơn vị thành viên của EVN sẽ thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp trong năm 2007.

Công tác cổ phần hoá của Công ty Điện lực 1 nhằm hướng tới các mục tiêu cụ thể như sau:

- Xóa bỏ độc quyền, đa dạng hoá hình thức đầu tư và kinh doanh.

- Huy động vốn từ các nguồn lực trong xã hội.

- Thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

- Đổi mới công nghệ và phương thức quản lý.

- Nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh.

- Đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp.

- Góp phần từng bước hình thành thị trường điện.

2.2.2. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình cổ phần hoá ở Công ty điện lực 1

2.2.2.1.Thuận lợi

- Công ty Điện lực 1 là Công ty phân phối điện lớn nhất trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, có bề dày kinh nghiệm hàng mấy chục năm trong quản lý kinh doanh điện năng, có đội ngũ cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp, có trình độ, nhiệt tình trong công việc và gắn bó lâu dài với Công ty.

- Trong những năm qua, Công ty luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh EVN giao, đạt lợi nhuận vượt kế hoạch hàng năm.

- Mặt hàng kinh doanh chính của Công ty điện lực 1 là điện năng có thị trường ổn định và tăng trưởng cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Hiện Công ty đang quản lý kinh doanh bán điện tại một thị trường lớn, đầy tiềm

năng có tốc độ tăng trưởng cao như các tỉnh Quảng Ninh, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tây,... Công ty.

- Các Điện lực có vị thế, uy tín tại địa phương nên thuận lợi trong giao dịch, khai thác và phát triển các ngành nghề kinh doanh phù hợp với thế mạnh của Công ty vàđịa phương.

- Các đơn vị phụ trợ có sự hỗ trợ tích cực từ phía Công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh như cung cấp vốn, giải quyết đầu ra cho sản phẩm,... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2.2.Khó khăn

- Công ty Điện lực 1 quản lý 25 Điện lực thành viên trải rộng trên 25 tỉnh phía Bắc với đặc thù không giống nhau về môi trường kinh doanh, tài sản lưới điện, giá bán điện bình quân, nhu cầu sử dụng điện nên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại mỗi đơn vị khác nhau, đặc biệt có những Điện lực doanh thu thấp hơn chi phí nên nhiệm vụ điều tiết chung của Công ty rất nặng nề.

- Tuy hoạt động trong nền kinh tế thị trường nhưng Công ty không được quyền quyết định giá đầu ra (theo biểu giá chung của Chính phủ), giá đầu vào (do EVN xác định) nên lợi nhuận của Công ty phụ thuộc vào giá bán

điện nội bộ và các chỉ tiêu tài chính EVN giao.

- Địa bàn hoạt động của Công ty rộng, đa dạng, nhiều vùng sâu vùng xa dân cư thưa thớt, phụ tải thiếu tập trung, nên tỷ lệ tổn thất bình quân tương đối cao, tỷ trọng điện thương phẩm bán cho các đối tượng giá cao như bán cho thành phần công nghiệp, xây dựng và kinh doanh dịch vụ thấp.

- Các đơn vị trực thuộc còn nặng tư tưởng bao cấp, ỷ lại, thiếu tính chủ động trong mọi hoạt động.

- Tuy nhiên, khi chuyển sang mô hình Tổng Công ty Cổ phần(công ty mẹ), Tổng Công ty cũng gặp một số khó khăn cần phải đối mặt:

Tổng Công ty phải quản lý một hệ thống lưới điện bao gồm các trạm biến áp hạ thế, hệ thống mạng lưới điện tại rất nhiều tỉnh thành khác nhau của khu vực phía Bắc và Bắc trung bộ do đó phải duy trì một số lượng lớn cán bộ tại các đơn vị trực thuộc đặc biệt là tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Mặt khác hoạt động của các đơn vị này lại không hiệu quả từ đó ảnh hưởng tới kết quả hoạt động chung của toàn Tổng Công ty.

- Khu vực phía Bắc là khu vực có địa hình rất phức tạp lại tập trung nhiều tỉnh miền núi, trung du với điều kiện kinh tế còn khó khăn. Mặt khác

các tỉnh miền núi này dân số chủ yếu là đồng bào dân tộc, phân bố dân cư rải rác. Do đó với đặc thù ngoài việc kinh doanh bán điện đến người tiêu dùng Tổng Công ty còn phải thực hiện nhiệm vụ xã hội do Đảng và Nhà nước giao đối với việc đưa điện về các vùng quê thôn bản. Chính điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả đầu tư của đơn vị.

- Do giá bán điện của Công ty phải thực hiện theo giá quy định của Chính phủ trong đó giá cả đầu vào phục vụ sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty ngày càng tăng lên như: giá cả nhiên liệu, vật tư vật liệu, tiền lương...dẫn đến kết quả kinh doanh của Tổng Công ty bị phụ thuộc rất nhiều và thiếu đi tính tự chủ như đối với các doanh nghiệp bình thường khác trong nền kinh tế thị trường.

- Việc chưa ra đời quỹ công ích điện lực, chưa hoàn thiện cơ chế hoạt động phục vụ công ích là khó khăn lớn cho Tổng Công ty sau cổ phần hóa.

Do cơ chế thanh toán tiền điện của các Doanh nghiệp thủy nông khó khăn, đã tạo nợ xấu khó đòi kéo dài (70-80 tỷ đồng/năm làm thiếu hụt nguồn vốn lưu động cho Tổng Công ty)

- Việc tiếp nhận các hệ thống lưới điện tại các địa phương bàn giao cho Tổng Công ty cũng là một thách thức lớn bởi do đây phần lớn là các hệ thống lưới điện rất cũ kỹ buộc Tổng Công ty phải tiến hành nâng cấp, sửa chữa cải tạo nhiều. Điều này dẫn tới chi phí sửa chữa, khấu hao của Tổng Công ty tăng lên và lợi nhuận ngày càng suy giảm.

- Hiện nay nhu cầu sử dụng điện đang vượt quá nhiều so với khả năng cung cấp của ngành điện do đó áp lực lên Tổng Công ty trong việc đầu tư lưới điện cho các khách hàng là rất lớn. (Tăng trưởng phụ tải hằng năm khoảng

16-17%).

- Về hoạt động kinh doanh viễn thông, Tổng Công ty được giao làm Tổng đại lý cho Công ty thông tin viễn thông Điện lực, do vậy không được chủ động đề ra các chính sách để kinh doanh viễn thông Điện lực.

- Kinh doanh viễn thông Điện lực đang gặp sự cạnh tranh quyết liệt

do kinh doanh sau nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn, có tiềm lực như VNTP, Viettel...Hiện còn có nhiều nhà kinh doanh khác đã thực hiện cung cấp dịch vụ viễn thông với nhiều chiêu thức hợp với mong mỏi của người tiêu dùng. Chiến lược, chiến thuật kinh doanh viễn thông của Công ty thông tin

viễn thông Điện lực thường được đề ra chậm hơn so với các nhà cung cấp

khác.

- Công tác vận hành, truyền dẫn mạng chưa được chuẩn hóa nên chất lượng mạng viễn thông Điện lực chưa ổn định.Các phần mềm quản lý vận hành hệ thống viễn thông Điện lực chưa được xây dựng hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Cổ phần hoá và một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá công ty điện lực 1 (Trang 54 - 59)