Nâng cao hơn tính thị trường, minh bạch và công bằng trong cổ phần hoá

Một phần của tài liệu Cổ phần hoá và một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá công ty điện lực 1 (Trang 97 - 99)

- Phương án 2: Tổ chức thành những đơn vị chuyên làm nhiệm vụ công ích theo hệ thống dọc, hoặc thành lập một công ty công ích thực hiện

3.3.6. Nâng cao hơn tính thị trường, minh bạch và công bằng trong cổ phần hoá

phần hoá

Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006 có hiệu lực từ ngày 1/1/2007 đã mở ra cho các Công ty Chứng khoán nói riêng, tổ chức tài

chính trung gian nói chung cơ hội lớn hơn để khai thác thị trường xác định giá trị doanh nghiệp và tổ chức đấu giá cổ phần cho DNNN cổ phần hoá.

Nghị định 187 quy định 2 đối tượng được mua cổ phần với giá ưu đãi là người lao động và cổ đông chiến lược. Giá ưu đãi lại được tính trên cơ sở

giá đấu giá bình quân, mà cụ thể là người lao động được mua số cổ phần ưu

đãi (mỗi năm làm việc được mua tối đa 100 cổ phần) theo giá giảm 40% so với giá đấu giá bình quân; cổ đông chiến lược (mua tối đa 20% số cổ phần

bán ra theo giá ưu đãi) được mua theo giá giảm 20% so với giá đấu giá bình quân. Nếu 2 đối tượng được mua ưu đãi không mua hết số cổ phần dành cho họ thì lượng cổ phần còn lại sẽ rất khó bán. Lý do là nhà đầu tư bên ngoài sẽ so sánh ngay rằng, đối tượng được mua giảm đến 20% giá và 40% giá còn

việc hưởng cổ tức và giá trị gia tăng, còn được hưởng lợi ích rất lớn khác do mối quan hệ cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm... mà doanh nghiệp tạo cho họ. Theo tôi, cổ đông chiến lược cũng phải tham gia đấu giá như những nhà đầu tư khác bởi vì qui định hiện nay để xem xét lựa chọn nhà đầu tư chiến lược còn rất chung chung, không có qui định ràng buộc trách nhiệm, do đó một số đối tượng lợi dụng danh nghĩa “cổ đông chiến lược” để mua với “giá hời”, có những nhà đầu tư chiến lược sau khi được mua cổ phần ưu đãi đã không giúp gì cho doanh nghiệp.

Để đảm bảo CPH thành công thì “phương án cuối cùng” được Bộ Tài

chính đặt ra là nhập số cổ phần không bán hết vào vốn nhà nước. Tuy nhiên,

cách làm này sẽ không thực hiện tốt mục tiêu đa dạng hoá chủ sở hữu doanh nghiệp được quy định trong Điều 1, Nghị định 187.

Với lượng cổ phần dự kiến bán ra ngoài của Công ty điện lực 1 khoảng 140 triệu cổ phần tương ứng với 1.400 tỷ đồng (chiếm khoảng 21% vốn điều lệ), lượng cung quá lớn như vậy rất khó để bán hết. Hiện nay một số Công ty nâng mức giá khởi điểm để hạn chế các nhà đầu tư bỏ giá dạng đầu cơ, sau đó “bán lúa non” hưởng chênh lệch. Tuy nhiên việc xác định giá bán khởi điểm của Công ty điện lực 1 chỉ nên để ở mức từ 10.500 đồng đến 11.000 đồng /1 cổ phần, như vậy sẽ huy động được nhiều nhà đầu tư tham gia.

Vấn đề xử lý thặng dư giữa giá bán và mệnh giá cổ phần phát hành lần đầu theo qui định hiện nay Nghị định 187 quy định chỉ những doanh nghiệp

có lượng cổ phần bán ra bên ngoài lớn hơn 10 tỷ đồng mới thực hiện bán qua Trung tâm Giao dịch chứng khoán là chưa hợp lý, bởi lượng doanh nghiệp bán cổ phần ra bên ngoài đến 10 tỷ đồng không nhiều. Thực tế Công ty cổ phần Vật liệu kỹ thuật điện, Công ty cổ phần cơ điện vật tư, Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ điện lực khi bán bớt phần vốn Nhà nước không thông qua Trung tâm giao dịch chứng khoán đã có rất ít nhà đầu tư tham gia, giá đấu thành công bình quân rất thấp trong khi giá giao dịch trên thị trường tự do cao hơn nhiều. Do vậy, cần khuyến khích doanh nghiệp bán đấu giá cổ phần qua Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, nhằm giảm thiểu hiện tượng câu kết kéo giá xuống để hưởng lợi, gây thất thoát cho ngân sách quốc gia.

Để tăng thêm tính thị trường, tính đại chúng trong việc bán đấu giá cổ phần của các doanh nghiệp lớn ở Trung tâm Giao dịch chứng khoán cần phải đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến thông tin đến công chúng trên báo chí

tác này cần được tính vào chi phí cổ phần hoá. Đây cũng là dịp và cũng là cách tốt nhất tuyên truyền, phổ biến chứng khoán và thị trường chứng khoán đến công chúng trên phạm vi toàn quốc. Trước khi tổ chức bán đấu giá cổ phần Công ty điện lực 1 nên xây dựng kế hoạch tuyên truyền, quảng cáo và công bố những thông tin có liên quan để các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về Công ty, điều đó sẽ góp phần cho phiên đấu giá thành công. Với qui mô lớn như Công ty điện lực 1 cần phải xây dựng ngay kế hoạch tham gia thị trường chứng khoán.

Một phần của tài liệu Cổ phần hoá và một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá công ty điện lực 1 (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)