Kế hoạch tổng thể sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp của Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Một phần của tài liệu Cổ phần hoá và một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá công ty điện lực 1 (Trang 86 - 88)

III Vay ưu đãi NH Phát

3.2.1.Kế hoạch tổng thể sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp của Tập đoàn Điện lực Việt Nam

A Tài sản không cần dùng 20.573.803.726 15.107.429

3.2.1.Kế hoạch tổng thể sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp của Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Từ khi thành lập đến nay, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu điện của nền kinh tế và đời sống nhân dân, sản xuất và kinh doanh có lãi, thực hiện tốt nghĩa vụ nộp với ngân sách nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, xây dựng được cơ chế quản lý phù hợp trong Tổng Công ty theo hướng phân cấp mạnh và tăng cường kiểm tra do đó đã tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Tuy nhiên, cơ chế quản lý hiện tại của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam vẫn còn có những bất cập điển hình của một doanh nghiệp độc quyền nhà nước: đó là bộ máy quản lý cồng kềnh kém hiệu quả, thiếu động lực canh tranh để nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí giá thành.

Trong thời gian tới, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, nhu cầu điện của toàn xã hội sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao, trung bình trong giai đoạn từ 2000 đến 2020, mỗi năm ngành điện cần từ 1,5 đến 2 tỷ USD để đầu tư phát triển nguồn và lưới điện. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững, đáp ứng đủ nhu cầu điện cho nền kinh tế quốc dân là một thách thức lớn đối với ngành điện Việt Nam, đòi hỏi những giải pháp cải cách triệt đối với các doanh nghiệp ngành điện nói riêng và định hướng

phát triển thị trường điện Việt Nam nói chung.

Chiến lược và Qui hoạch phát triển ngành điện Việt Nam được xây dựng trên cơ sở Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX và chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của

Đảng, theo đó việc đầu tư phát triển ngành điện Việt Nam phải đi đầu và đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp và hiện đại hoá đất nước, đưa nước ta trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.

Chiến lược quốc gia gần đây nhất cho kế hoạch phát triển ngành điện từ 2004 đến 2020 được phê duyệt tháng 10/2004. Nội dung cơ bản là từng bước hình thành thị trường điện cạnh tranh trong nước, đa dạng hoá phương thức đầu tư và kinh doanh điện, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia, không biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp.

Chiến lược cũng chỉ ra yêu cầu phát triển ngành điện theo giai đoạn. Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam (ERAV) đã xây dựng một kế hoạch chi tiết để thực hiện chiến lược theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 26/QĐ-TTg ngày 26 tháng 1 năm 2006.

Các giai đoạn phát triển và mở rộng ngành điện được đưa ra trong lộ

trình là:

- Cơ cấu thị trường một người mua (2005 đến 2014).

- Thị trường cạnh tranh bán buôn (2014 - 2022). - Thị trường cạnh tranh bán lẻ ( 2022 trở đi).

Song song với việc xây dựng chiến lược và lộ trình phát triển ngành, các biện pháp tái cơ cấu ngành điện nhằm thực hiện chiến lược và lộ trình phát triển cũng đã được đề xuất. Ngày 22/6/2006, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt đề án thí điểm hình thành Tập đoàn điện lực Việt Nam trên cơ sở tái cơ cấu lại Tổng Công ty Điện lực Việt Nam theo mô hình công ty mẹ -

Công ty con tại Quyết định số 147/2006/QĐ-TTg, với nội dung:

“ Hình thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước là chi phối, bao gồm các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, các doanh nghiệp đa sở hữu, trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại Tổng Công ty Điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên; có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hoá cao; kinh doanh đa ngành, trong đó sản xuất và kinh doanh điện năng, viến thông công cộng, cơ khí điện lực là ngành kinh doanh chính”.

Có thể nhận thấy rằng điểm khác biệt lớn nhất trong mô hình Tập đoàn điện lực với mô hình Tổng công ty Điện lực hiện tại là việc chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần và tách ra hạch toán độc lập của hàng loạt các đơn vị thành viên. Vì vậy, cổ phần hoá các doanh nghiệp điện lực trực thuộc Tổng Công ty được coi là biện pháp cơ bản để thực hiện

chuyển đổi mô hình độc quyền nhà nước hiện nay sang mô hình Tập đoàn và xây dựng thị trường điện cạnh tranh.

Thực hiện quá trình tái cơ cấu Tập đoàn điện lực Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - công ty con, tính đến nay, đã có 21 đơn vị thành viên của EVN được cổ phần hoá, trong đó có 3 công ty phát điện (Thuỷ điện Vĩnh Sơn

- Sông Hinh, thuỷ điện Thác Bà, nhiệt điện Phả Lại), 1 công ty phân phối (Điện lực Khánh Hoà) và 17 doanh nghiệp khác.

Kế hoạch cổ phần hoá các Công ty phân phối điện đã được Chính phủ phê duyệt và lộ trình triển khai là 2006 - 2007. Tập đoàn điện lực Việt Nam cũng đã khẩn trương chỉ đạo các Công ty điện lực miền tiến hành các bước cổ phần hoá.

Một phần của tài liệu Cổ phần hoá và một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá công ty điện lực 1 (Trang 86 - 88)