Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn là một trong những điều kiện quan trọng để đẩy nhanh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Việc huy động thêm vốn qua cổ phần hóa xác lập người chủ một bộ phận tài sản của doanh nghiệp, người chủ ấy cùng với đại diện Nhà nước ở doanh nghiệp quản lý điều hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhất. Hơn nữa, việc huy động thêm vốn chỉ là phương tiện để đạt tới mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế. Nếu không được quản lý sử dụng tốt, số vốn được huy động cũng không mang lại hiệu quả mong muốn.
Trước cổ phần hóa, việc phân phối thu nhập ở các DNNN mang nặng tính bình quân. Sau khi chuyển thành CTCP, người lao động mua cổ phiếu và trở thành cổ đông. Họ vừa là người chủ, vừa là người làm thuê. Cổ phần hóa bảo đảm sở hữu cho người lao động tại doanh nghiệp bằng cách cho họ tham gia mua cổ phiếu, thực hiện quyền làm chủ thực sự trên phần vốn đóng góp và
phấn đấu nâng cao hiệu quả đồng vốn đó. Chủ sở hữu là cụ thể, đó là các cổ đông; lợi ích cũng cụ thể, đó là lợi tức cổ phần. Lợi tức cổ phần là động cơ trực tiếp thôi thúc các cổ đông mà đại diện là HĐQT quản lý sản xuất kinh
doanh đạt hiệu quả. Lợi tức cổ phần hiện nay thường đạt 12 - 15%, nghĩa là
cao hơn mức lãi suất ngân hàng. Động lực kinh tế này góp phần khắc phục
nhược điểm của một số cán bộ lãnh đạo DNNN nhưtác phong hành chính, bị động, không dám mạnh dạn trong sản xuất kinh doanh.
Cổ phần hóa cho phép dứt bỏ được chế độ bao cấp ngân sách của Nhà
nước, làm cho doanh nghiệp thực sự trở thành chủ thể kinh doanh, hoạt động theo các mục tiêu của doanh nghiệp và bình đẳng trước pháp luật, không bị chi phối, ràng buộc phi kinh tế làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp. Từ đókhắc phục nhược điểm làm chủ trừu tượng, chung chung trong các DNNN, thực hiện hài hòa về lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và
người lao động. Đặc biệt hạn chế được tình trạng lãng phí, thất thoát vốn, giảm các chi phí đầu vào, nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.