Giải pháp đưa nhanh việc thực hiện cơ chế công ích và quỹ

Một phần của tài liệu Cổ phần hoá và một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá công ty điện lực 1 (Trang 101 - 104)

- Phương án 2: Tổ chức thành những đơn vị chuyên làm nhiệm vụ công ích theo hệ thống dọc, hoặc thành lập một công ty công ích thực hiện

3.3.9.Giải pháp đưa nhanh việc thực hiện cơ chế công ích và quỹ

công ích cho ngành điện.

Cơchế công ích và quỹ công ích cho ngành điện cần phải được xác lập. Kinh nghiệp của các nước trên thế giới đã chỉ ra rằng, để một doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường thì không thể vừa sản xuất, kinh doanh vừa thay Nhà nước làm nhiệm vụ công ích. Hiện nay trong ngành điện hoạt động công ích được tổ chức cung cấp như hoạt động sản xuất kinh doanh khác, không có sự phân biệt. Các hoạt động công ích không có khả năng thu

hồi vốn đã làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của

ngành điện, gây ra tình trạng bộ phận khách hàng được hưởng lợi từ hoạt động công ích không nhận thấy; trong khi đó bộ phận khách hàng khác phải trả cao để bù đắp khoản thiếu hụt do các hoạt động công ích gây nên đã không

có khả năng chấp nhận, dẫn tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của

ngành điện không được đánh giá đúng mức.

Ngoài ra việc giải quyết mâu thuẫn tiềm ẩn trong chiến lược điện khí hoá nông thôn và mục tiêu lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp phân phối điện. Đúc kết kinh nghiệm từ nước ngoài, cho thấy rằng điện khí hoá nông

thôn thường là một thách thức đối với nền kinh tế đang phát triển vì nó có áp lực chính trị và xã hội rất lớn, mạng lưới rộng và chi phí cao, trong khi mức tiêu thụ trung bình thấp, tổn thất lớn...Để thực hiện điện khí hoá nông thôn, EVN đang thực hiện cơ chế bù giá chéo giữa các công ty. Ví dụ Điện lực Hoà

Bình chưa hạch toán độc lập, Công ty Điện lực 1 phải lấy doanh thu và hiệu quả kinh doanh từ các tỉnh khác để bù vào cho các tỉnh miền núi. Nhưng khi

cổ phần hoá, việc tài trợ bù chéo giữa các đơn vị sẽ không còn dễ dàng, các

công ty điện lực bắt buộc phải hạch toán độc lập. Theo thống kê của KPMG, giá vốn mua điện hiện nay trung bình là 560đồng/kWh, giá bán trung bình

cho người tiêu dùng thành phố là 1.200đồng/kWh, bán cho doanh nghiệp bán buôn ở nông thôn khoảng 390đồng/kWh, bán trực tiếp cho người tiêu dùng ở

nông thôn là 650 đồng/kWh. Như vậy, khi bán điện cho doanh nghiệp bán buôn ở nông thôn, nhà phân phối chịu lỗ khoảng 170 đồng/kWh. Thêm vào đó là tổn thất truyền tải điện và chi phí vốn xây dựng hệ thống. Còn nếu bán trực tiếp cho người tiêu dùng ở nông thôn, công ty phân phối cũng chỉ thu được một chút lợi nhuận (khoảng 90đồng/kWh), nhưng lại chịu lỗ do chi phí hoạt động trên mạng lưới điện nông thôn, tổn thất trong quátrình truyền tải và phân phối cũng nhưchi phí vốn cho.

KẾT LUẬN CHƯƠNG III

Để đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá, Công ty điện lực 1 cần giải quyết đồng bộ nhiều giải pháp, cần có sự phối hợp của các phòng ban, các đơn vị trong Công ty, sự chỉ đạo và tháo gỡ kịp thời những vướng mắc từ phía cấp trên, sự thay đổi cơ chế, chính sách không phù hợp của Nhà nước và trên hết là sự quyết tâm của hơn 20 ngàn CBCNV trong Công ty. Có như vậy tiến trình cổ phần hoá Công ty điện lực 1 mới thành công. Trên cơ sở nội dung phân tích và căn cứ vào chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, trong chương 3 , luận văn đã đề xuất các giải pháp đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá tại Công ty điện lực 1. Áp dụng thành công các giải pháp này thì quá trình cổ phần hoá mới diễn ra đúng thực chất mới thực sự được đẩy nhanh

KẾT LUẬN

Cổ phần hóa là sự lựa chọn tất yếu khách quan không chỉ ở Việt Nam mà phổ biến ở các nước trên thế giới. Thực chất của cổ phần hóa là chuyển doanh nghiệp từ một chủ sở hữu là Nhà nước thành doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu là các cổ đông. Cổ phần hóa là giải pháp quan trọng để sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Thông qua cổ phần hóa sẽ huy động nguồn vốn của xã hội để đầu tư đổi mới công nghệ, tạo

điều kiện cho người lao động trong doanh nghiệp và những người tham gia góp vốn cổ phần làm chủ doanh nghiệp, tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.

Cổ phần hóa vừa làm vừa tổng kết rút kinh nghiệm. Những thành công của tiến trình cổ phần hóa trong thời gian qua đã khẳng định chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước là đúng đắn và phù hợp với các quy luật khách quan. Hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên. Hầu hết trong các doanh nghiệp được cổ phần hóa, việc làm và thu nhập của người lao động đều được đảm bảo ổn định và có chiều hướng tăng lên. Hình thành cơ chế phân phối mới, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, bảo toàn và phát triển phần vốn Nhà nước.

Đề tài đã đạt được những kết quả chính sau đây:

Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về cổ phần hóa nói chung và cổ phần hoá ngành điện nói riêng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong chương I, luận văn đã trình bầy cơ sở lý luận về CPH DNNN tác giả đã nêu - Doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế quốc dân. hiểu được khái niệm, đặc điểm về doanh nghiệp và vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường;

- CPH DNNN thấy dược vai trò CPH trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tê; Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng cạnh tranh của

doanh nghiệp trong quá trình hội nhập; Tạo khả năng huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp; Bên cạnh đó thúc đẩy TTCK phát triển. Qua đó thấy được vai trò của ngành Điện đối với sự phát triển kinh tế xã hội và sự tất yếu khách quan của CPH ngành điện.

Thứ hai, đề tài phân tích những thành công và tồn tại của tiến trình cổ phần hoá Công ty điện lực 1 đặc biệt giai đoạn đẩy mạnh cổ phần hóa từ năm 2006 đến nay.

Chương II tác giả đã phân tích được thực trạng quá trình CPH Công ty Điện lực 1 , đã nêu rõ

- Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Điện lực 1 Trong đó ; chức năng và nhiệm vụ của Công ty Điện lực 1, đặc điểm và kết quả sản xuất kinh doanh.

- Thực trạng quá trình CPH ở Công ty Điện lực 1 từ đó thấy được sự cần thiết phải CPH Công ty Điện lực 1. Những khó khăn và thuận lợi trong quá trình CPH ở Công ty Điện lực 1 Tác giả phân tích tình hình và kết quả thực hiện CPH ở Công ty Điện lực 1 và đánh giá tình hình CPH ở Công ty Điện lực1 từ đó đưa ra những giải pháp đẩy nhanh quá trình CPH Công ty

Điện lực 1

Thứ ba, từ những định hướng của Đảng và Nhà nước về cổ phần hóa, đề tài đề xuất các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa Công ty

điện lực 1 trong thời gian tới, tập trung vào các nhóm giải pháp vĩ mô, vi mô và tổ chức thực hiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong chương III để tài đã đưa ra một số giải pháp nhăm đẩy nhanh tiến trình CPH Công ty Điện lực 1 gồn:

- Xử lý tài chính trước khi xác định giá trị doanh nghiệp đó là một trong nhứng khâu quan trọng trong quá trình XĐGTDN, góp phần lành mạnh

hoá tình hình tài chính của DN.

Một phần của tài liệu Cổ phần hoá và một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá công ty điện lực 1 (Trang 101 - 104)