Do đặc thù của sản phẩm điện là không dự trữ được, các khâu của quá trình sản xuất và tiêu thụ điện (sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ) gắn trực tiếp với nhau nên mô hình tổ chức trước đây của ngành điện dựa trên quan niệm điện lực là một ngành hạ tầng cơ sở cho phát triển kinh tế nên ở hầu hết các nước trên thế giới, ngành điện được hình thành từ một công ty nhà
nước nắm độc quyền quốc gia thâu tóm toàn bộ quá trình từ sản xuất, truyền tải đến phân phối điện.
• Nhu cầu vốn đầu tư rất lớn
Trong những năm gần đây, do nền kinh tế thế giới phát triển mạnh, trào lưu tự do hoá kinh tế làm cho nhu cầu về năng lượng nói chung và nhu cầu điện nói riêng ngày càng tăng cao. Đầu tư cho phát triển điện gây một sức ép rất lớn về tài chính đối với các nước, nhất là các nước đang phát triển, đồng thời hiệu quả hoạt động của các công ty điện lực độc quyền có xu hướng ngày càng giảm do bao cấp giá điện cho toàn bộ hoặc một số lĩnh vực, sự kém năng động trong quản lý, không cân đối được tài chính.
Để đáp ứng được nhu cầu tăng điện năng cho nền kinh tế quốc dân,
công tác đầu tư xây dựng phát triển nguồn và lưới điện là vô cùng quan trọng. Trong thời gian vừa qua công tác trên là công tác trọng tâm, quan trọng của Tổng công ty. Năm 2005 khối lượng đầu tư xây dựng của Tổng công ty đạt 24.341 tỷ đồng , bằng 95,95% kế hoạch, trong đókhối lượng đầu tư thuần đạt 21.541 tỷ đồng, bằng 93,34% kế hoach và trả nợ vốn vay gốc và lãi vay trong thời gian xây dựng đạt 3.000 tỷ đồng, tăng 10,5% đầu tư thuần tăng 1.841 tỷ đồng tương đương với tốc độ tăng trưởng 9,43%. Ta có thể điểm lại tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng trong một số năm gần đây (từ năm 2002 - 2005).-bảng 1.4
Bảng 1.4: Tổng hợp thực hiện vốn đầu tưxây dựng từ năm 2002-2005
của ngành Điện lực Việt Nam
Đơn vị: Triệu đồng
Diễn giải 2002 2003 2004 2005
Tổng cộng
Bao gồm:
Vốn đầu tưxây dựng Trả nợ vốn vay (gốc và lãi) Chi tiết đầu tưxây dựng: