Đẩy mạnh việc xử lý nợ phải trả tồn đọng của các doanh nghiệp thông qua các biện pháp đánh giá lại nợ tồn đọng không có tài sản đảm bảo, xoá nợ

Một phần của tài liệu Cổ phần hoá và một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá công ty điện lực 1 (Trang 90 - 95)

qua các biện pháp đánh giá lại nợ tồn đọng không có tài sản đảm bảo, xoá nợ lãi vay. Việc xoá nợ lãi vay cho các doanh nghiệp cần được thực hiện khi doanh nghiệp có kết quả kinh doanh bị thua lỗ và thực hiện trước khi cơ cấu lại doanh nghiệp hoặc xác định giá trị doanh nghiệp để chuyển đổi sở hữu.

Hiện nay đối với Xí nghiệp xây lắp trực thuộc Công ty có số dư nợ vay ngân hàng và nợ Ngân sách lớn (khoảng 5 tỷ đồng), do đó cần phải có cơ chế tháo gỡ bằng cách đề nghị Bộ Tài chính xử lý khoanh nợ.

- Biện pháp hành chính : Đối với Giám đốc đơn vị trực thuộc nếu không xử lý kịp thời các khoản nợ không có khả năng thu hồi hoặc không trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi thì Giám đốc chịu trách nhiệm như việc báo cáo không trung thực tình hình tài chính của đơn vị. Nếu vì không xử lý kịp thời dẫn đến thất thoát vốn của Nhà nước tại đơn vị thì phải chịu trách nhiệm trước Công ty, trước pháp luật theo quy định. Tâm lý chung hiện nay của Bộ máy lãnh đạo các đơn vị là ngại xử lý những tồn tại của quá khứ, những tồn tại này nếu đối chiếu với chế độ hiện hành thì bị vi phạm nhưng để lành mạnh tình hình tài chính trước khi cổ phần hoá cần phải kiên quyết và mạnh dạn xử lý.

* Xử tài sản loại ra khỏi giá trị doanh nghiệp

Đối với những tài sản loại ra khỏi giá trị doanh nghiệp sau khi đánh giá, phân loại và lập hồ sơ trình cấp trên phê duyệt. Tuy nhiên thực tế những tài sản loại ra khỏi giá trị doanh nghiệp của các đơn vị trực thuộc đã cổ phần hoá thời gian từ khi đề nghị đến khi chính thức bàn giao cho Công ty mua bán nợ kéo dài, nhiều thủ tục phiền phức. Sắp tới để xử lý khối tài sản có giá trị lớn đến hàng trăm tỷ đồng cần phải thành lập “tổ xử lý tài sản loại ra khỏi giá trị doanh nghiệp” để bám sát và xử lý kịp thời.

Đối với tài sản chờ thanh lý do chỉ đạo của Tổng công ty điện lực Việt Nam phải thực hiện theo Nghị định 05/2005/NĐ-CP ngày 18/1/2005 về bán

đấu giá tài sản. Theo Nghị định này các Công ty khi thanh lý tài sản muốn tổ chức bán đấu giá thì phải có đăng ký kinh doanh dịch vụ bán đấu giá tài sản, có ít nhất 1 đấu giá viên, có cơ sở vật chất đảm bảo cho việc thực hiện bán đấu giá tài sản. Đặc thù của Công ty điện lực 1 hàng năm giá trị đầu tư mới và sửa chữa lớn lên đến khoảng hai ngàn tỷ đồng, tương ứng với nó là lượng tài sản tháo dỡ, thu hồi về rất nhiều, các đơn vị phải thường xuyên tổ chức bán đấu giá để thu hồi vốn, giải phóng kho. Nếu thực hiện theo Nghị định trên thì giá trị tài sản chờ thanh lý tồn đọng lớn. Công ty điện lực 1 nên kiến nghị cấp trên xem xét lùi thời gian áp dụng để xử lý tồn tại phục vụ cổ phần hoá.

* Xử lý lỗ trước cổ phần hoá

Xí nghiệp Xây lắp điện là một bài học trong quá trình quản lý theo cơ chế quan liêu, bao cấp, chạy theo thành tích, lãi giả, lỗ thật. Để xử lý dứt điểm

vấn đề này Công ty điện lực 1 cần đề nghị Bộ Công nghiệp chấp thuận xoá tên Công ty cổ phần Xây lắp điện, khôi phục lại doanh nghiệp Nhà nước để xử lý theo hình thức khác. Có thể Công ty phải lấy lợi nhuận của hoạt động khác để bù lỗ cho Xí nghiệp đồng thời làm lành mạnh tình hình tài chính trước khi cổ phần hoá.

Hầu hết các đơn vị trực thuộc đều có hoạt động tư vấn, thiết kế, xây lắp các công trình điện, hiện nay trên Báo cáo tài chính số lượng và giá trị các công trình dở dang thi công cho các chủ đầu tư còn rất lớn, do đó Công ty cần phải yêu cầu các đơn vị nhanh chóng rà soát và quyết toán để xác định kết quả kinh doanh trước khi chuyển sang Công ty cổ phần vì nếu phát sinh khoản lỗ của các công trình này thì cổ đông rất khó chấp nhận trừ vào lãi của Công ty

cổ phần.

3.3.2. Hoàn thiện công tác xác định giá trị doanh nghiệp

Về thẩm quyền và quy trình xác định giá trị doanh nghiệp theo Nghị định 187/2004/NĐ-CP hiện nay vẫn chưa hợp lý: đối với các Tổng công ty lớn nhưTập đoàn Điện lực Việt Nam vẫn chưa có cơ chế phân cấp mạnh cho Hội đồng quản trị - những người đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trong việc lựa chọn các tổ chức có chức năng định giá để xác định giá trị doanh nghiệp, quyết định giá trị doanh nghiệp.

Để tháo gỡ những khó khăn trong quá trình CPH, trước hết, để rút ngắn thời gian CPH các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đề nghị Chính phủ cho phép Tổng công ty chủ động trong công tác xác định giá trị doanh nghiệp, Hội đồng quản trị Tổng công ty được quyết định giá trị doanh

nghiệp trên cơ sở kết quả xác định của các đơn vị tư vấn có chức năng xác

định giá trị doanh nghiệp và báo cáo kết quả thực hiện với Bộ Công nghiệp. Nghị định 187/NĐ-CP đã thông thoáng hơn so với Nghị định 64/2002/NĐ-CP: không qui định việc lựa chọn tổ chức tư vấn xác định doanh nghiệp phải thông qua đấu thầu. Đối với trường hợp của Công ty điện lực 1 nếu Bộ Tài chính quyết định phải tổ chức đấu thầu sẽ làm chậm tiến độ và trái với Nghị định của Chính phủ.

Hiện nay vấn đề tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp đang là vấn đề nóng bỏng của cổ phần hoá. Các doanh nghiệp được quyền lựa chọn hình thức thuê đất hoặc giao đất. Về bản chất hai hình thức này đều mang lại giá trị sử dụng ngang nhau cho doanh nghiệp. Tuy nhiên các doanh

nghiệp thường chọn hình thức thuê đất để không phải tính giá trị quyền sử dụng đất. Như vậy giá trị doanh nghiệp trên Hồ sơ sẽ thấp hơn giá trị thực tế. Tuy nhiên trong Hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp cần phải thể hiện chi tiết tình trạng đất đai đơn vị đang sử dụng để làm cơ sở phản ánh trên bản cáo bạch của Công ty.

Về chi phí cổ phần hoá đối với những Công ty có qui mô lớn đề nghị Chính phủ xem xét để qui định mức chi phí cho phù hợp. Đối với Công ty điện lực 1 trong khi chờ quyết định của cấp trên vẫn phải tiến hành các bước công việc để kịp tiến độ, nếu chi phí cổ phần hoá còn thiếu doanh nghiệp buộc phải lấy từ chi phí kinh doanh.

Do đặc điểm tình hình của Công ty Điện lực 1, nên khi thực hiện việc chuyển đổi doanh nghiệp (CPH) Công ty đã áp dụng phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản. Phương pháp tài sản là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá giá trị thực tế toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.Thông tư 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 đã nêu rõ ‘đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp cổ phần hoá, trừ những doanh nghiệp thuộc đối tượng phải áp dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu là các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ, tài chính, ngân

hàng....’

3.3.3. Đẩy mạnh việc quyết toán các công trình xây dựng cơ bản hoàn

thành

Thực tế trên Báo cáo tài chính của Công ty điện lực 1 tại thời điểm 30/9/2006 chi phí xây dựng cơ bản dở dang lên tới , danh mục các dự án lên

tới hàng ngàn công trình. Do đó nếu không quyết toán kịp thời sẽ phát sinh những vướng mắc :

- Khi lập hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp phải kiểm kê và đánh giá các khoản chi phí xây dựng cơ bản dở dang, như vậy khối lượng công việc sẽ rất lớn và vô cùng phức tạp.

- Khi lập phương án cổ phần hoá trong đó phải thể hiện hoạt động đầu tư một cách chi tiết : danh mục các công trình đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư, nguồn vốn đầu tư, …

- Khi công bố thông tin trên bản cáo bạch phải thể hiện chi tiết tránh trường hợp Xí nghiệp Sứ thuỷ tinh cách điện không công bố thông tin chi tiết dẫn đến việc phản ứng của các nhà đầu tư sau này.

Rà soát lại các dự án đã lập danh mục nhưng chưa đầu tư nếu không hiệu quả yêu cầu các đơn vị phải dừng ngay. Hiện nay Công ty điện lực 1 phân cấp rất mạnh cho các điện lực trực thuộc trong lĩnh vực đầu tư. Tuy nhiên một số điện lực vẫn còn nặng tư tưởng bao cấp, đầu tư tràn lan không tính đến hiệu quả kinh tế, nếu các dự án này tiếp tục đầu tư sẽ là gánh nặng cho Công ty cổ phần trong việc trả nợ vay và khai thác kinh doanh.

3.3.4. Giải quyết thoả đáng, dứt điểm vấn đề công ích trong đầu tư và bán điện bán điện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nếu cổ phần hoá Công ty Điện lực 1 sẽ gặp phải các vấn đề về thu hút đầu tư và tiếp tục thực hiện các mục tiêu công ích.

Với gần 80% dân số sống ở các vùng nông thôn miền núi kinh tế kém phát triển, đời sống nghèo nàn lạc hậu, nhu cầu trợ giá cho những người tiêu dùng nghèo ở Việt Nam đặc biệt lớn. Công cuộc điện khí hoá nông thôn là một thách thức lứon đối với nền kinh tế đang phát triển đó là; áp lực lớn về chính trị, xã hội; mức chi phí cao do lượng điện nảng tiêu thụ trung bìn thấp. Trong khi mạng lưới rộng khắp, tổn thất lớn, tình trạng thiếu hệ thống đo lường, trạm trôm cắp...;Trong khi đó nhà nước lại chưa có một chính sách cụ thể nào về tài trợ cho các hoạt động công ích của ngành điện, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đang phải tự cân đối về mặt tài chính thông qua bù chéo giá điện. Về mặt lý thuyết, giá điện bù chéo hoàn toàn phi kinh tế và không thể tồn tại lâu dài.

Xuất phát từ thực tiễn đòi hỏi phải có một cơ chế quản lý và điều tiết hoạt động công ích thích hợp trong quá trình tái cơ cấu ngành điện Việt Nam và xây dựng thị trường điện cạnh tranh. Hiện tại Việt Nam đang bắt đầu quá

trình cải tổ ngành điện, các giải pháp cho bài toán công ích khi cổ phần hoá Công ty Điện lực 1 được đặt trong bối cảnh là Tổng Công ty vẫn giữ vai trò người mua duy nhất trên thị trường phát và bán buôn cho các Công ty phân phối. Các khung điều tiết ngành điện vẫn đang trong giai đoạn xây dựng.

Việc thiếu vốn đầu tư cho phát triển hệ thống hiện nay đang là vấn đề của ngành điện nói chung. Việc đầu tư mở rộng lưới điện tại các vùng mà việc kinh doanh không có hiệu quả nhưng vẫn cần nhu cầu vốn đầu tư để mở rộng hệ thống mà được xác định là không thể cân đối trong khả năng của doanh nghiệp.

Tính đến 31/12/2006 còn xã 283 xã với 133.365 hộ dân chưa có điện lưới quốc gia trên địa bàn Công ty điện lực 1 quản lý. Nếu tình bình quân đưa điện về 1 xã hết 4 tỷ đồng thì tổng số vốn đầu tư cần thiết là 1.132 tỷ đồng.

Tuỳ theo nhu cầu về điện tại các địa phương này, đề nghị nhà nước cấp vốn ngân sách thích hợp. Chính phủ có thể giao cho các Công ty Điện lực xây dựng các công trình cấp điện mới hoặc giao cho bất kỳ một doanh nghiệp nào xây dựng và bàn giao lại cho các Công ty điện lực quản lý bán điện và hạch toán theo các qui định về tài chính kế toán hiện hành. Đề nghị Bộ Công nghiệp và Bộ tài chính hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục xin cấp vốn đầu tư công ích.

Trong hoạt động kinh doanh vấn đề công ích đang được thể hiện ở giá bán điện nội bộ của EVN cho Công ty điện lực 1. Việc điều tiết lợi nhuận cho Công ty điện lực 1 thông qua giá bán nội sẽ không còn phù hợp trong tương lai khi mà thị trường điện cạnh tranh ra đời. Tuy nhiên để đáp ứng tiến độ cổ phần hoá, để giải quyết vấn đề công ích trong kinh doanh bán điện Công ty điện lực 1 vẫn phải xây dựng phương án kinh doanh trong điều kiện bù lỗ qua giá bán đầu nguồn của EVN.

Các giải pháp về bài toán công ích cho Công ty Điện lực trong điều kiện cổ phần hoá đã đưa ra trên đây chưa phải là tối ưu do các giới hạn về điều kiện hiện tại cũng như thời gian phải tiến hành cổ phần hoá Công ty. Việc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam tiếp tục vai trờ điều tiết bằng hình thức bù chéo qua giá bán điện đầu nguồn là không thích hợp về lâu dài bởi sự hình thành thị trường bán buôn và bán lẻ cạnh tranh sẽ tự động loại trừ các bù chéo qua giá. Cơ chế điều tiết nêu trên cũng chưa xét đến các tổ chức bán buôn điện nông thôn, có thể là đối tượng được tài trợ trong tương lai nếu trợ giá bán

Giải pháp áp dụng cho Công ty Điện lực 1 là trợ giá bán buôn đầu nguồn. Kiến nghị tách khoản trợ giá minh bạch trên hoá đơn và sổ sách kế toán. Tuy nhiên giải pháp này chỉ có tính chất ngắn hạn. Trong dài hạn, đề xuất thành lập Quĩ Công ích Điện lực với nhiệm vụ tiếp nhận và phân bổ các nguồn trợ cấp hoạt động công ích và hoạt động với tư cách độc lập khỏi Chính phủ cũng như Tổng Công ty Điện lực Việt Nam.

Như phần trên đã trình bày, EVN thay mặt Nhà nước thực hiện các chính sách xã hội nên hiệu quả sản xuất kinh doanh không được đánh giá

chính xác. Nhằm đánh giá, nhìn nhận sự tiến bộ của doanh nghiệp đòi hỏi phải tách hoạt động công ích ra khỏi hoạt động sản xuất kinh doanh. Về vấn đề này, xin đề xuất 2 phương án tổ chức hạch toán như sau:

Một phần của tài liệu Cổ phần hoá và một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá công ty điện lực 1 (Trang 90 - 95)