D. Hạn chế sự giao lưu với thế giới bên ngoài để bảo vệ bản sắc văn hóa của
3 Tình hình Nhật Bản nửa đầu thế kỉ XIX có điểm gì nổi bật? Tình hình đó đặt ra cho quốc gia này những sự lựa chọn nào?
BÀI 15 CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG
TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Trong các tiền đề sau đây, tiền đề nào quan trọng nhất dẫn đến cách
mạng bùng nổ và thắng lợi ở Nga năm 1917?
B. Nước Nga là nơi tập trung cao độ các mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc. C. Đầu năm 1917, nước Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc thế giới.
D. Giai cấp vô sản Nga có lý luận và đường lối cách mạng đúng đắn.
Câu 2. Tính chất của cuộc cách mạng Tháng Mười Nga 1917:
A. là cuộc cách mạng tư sản kiểu cũ. B. là cuộc cách mạng XHCN.
C. là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. D. là cuộc cách mạng tư sản điển hình.
Câu 3. Sự kiện mở đầu cho cuộc cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga?
A. Cuộc biểu tình của nữ công nhân thủ đô Peetorograt. B. Các Xô viết được thành lập.
C. Cuộc tấn công vào cung điện Mùa Đông. D. Lenin về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng.
Câu 4. Đâu không phải là ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga 1917?
A. Mở ra kỉ nguyên mới và làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước Nga. B. Lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga giai cấp công nhân đứng lên làm chủ đất nước.
C. Làm thay đổi cục diện thế giới.
D. Đưa tới sự ra đời của nhà nước tư sản đầu tiên trên thế giới.
Câu 5. Tính chất của cuộc cách mạng tháng Hai ở Nga là gì?
A. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ. B. Cách mạng vô sản.
C. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. D. Cách mạng văn hóa.
Câu 6. Tính chất của cuộc cách mạng Tháng Mười Nga 1917 là
A. cuộc cách mạng tư sản kiểu cũ. B. cuộc cách mạng XHCN.
C. cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. D. cuộc cách mạng tư sản điển hình.
Câu 7. Đâu không phải là ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga 1917?
A. Mở ra kỉ nguyên mới và làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước Nga. B. Lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga giai cấp công nhân, nhân dân lao động đứng lên làm chủ đất nước.
C. Làm thay đổi cục diện chính trị thế giới.
D. Đưa tới sự ra đời của nhà nước tư sản đầu tiên trên thế giới.
Câu 8. Tình trạng chính trị của nước Nga sau thắng lợi của Cách mạng tháng
Hai là?
A. Xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. B. Quân đội cũ nổi dậy chống phá.
C. Các nước đế quốc can thiệp vào nước Nga.
D. Nhiều đảng phái phản động nổi dậy chống phá cách mạng.
Câu 9. Thể chế chính trị của nước Nga sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Hai
1917 là?
A. Thể chế quân chủ chuyên chế. B. Thể chế Cộng hòa.
C. Thể chế quân chủ lập hiến. D. Thể chế Xã hội chủ nghĩa.
Câu 10: Tính chất của cách mạng tháng Mười Nga là: A. Cuộc cách mạng tư sản kiểu cũ
B. Cuộc cách mạng XHCN C. Cuộc cách mạng DCTS
D. Cuộc cách mạng tư sản điển hình
Câu 11.Thái độ của Nga hoàng đối với cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất 1914- 1918 như thế nào?
A. Đứng ngoài cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. B. Đầy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc. C. Tham chiến một cách có điều kiện.
D. Tham gia cuộc chiến tranh khi thấy lợi nhuận.
Câu 12.Sự tồn tại của chế độ quân chủ và những tàn tích phong kiến ở Nga đã tác động đến nền kinh tế như thế nào?
A. Bước đầu tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. B. Tạo điều kiện cho kinh tế phát triển mạnh mẽ.
C. Kìm hãm nặng nề sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. D. Làm cho nền kinh tế khủng hoảng, suy yếu trầm trọng.
Câu 13.Tình trạng chính trị của nước Nga sau thắng lợi của Cách mạng tháng Hai là
A. xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. B. quân đội cũ nổi dậy chống phá.
C. các nước đế quốc can thiệp vào nước Nga.
D. nhiều đảng phái phản động nổi dậy chống phá cách mạng.
Câu 14.Sự kiện nào mở đầu cho cuộc cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga? A. Cuộc biểu tình của nữ công nhân thủ đô Peetorograt.
B. Các Xô viết được thành lập.
C. Cuộc tấn công vào cung điện Mùa Đông. D. Lênin về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng.
Câu 15.Trước phong trào đấu tranh của nhân dân, thái độ của Nga hoàng như thế nào?
A. Bất lực, không còn khả năng tiếp tục thống trị được nữa. B. Đàn áp, dập tắt được phong trào của nhân dân.
C. Nhờ sự giúp đỡ của các đế quốc khác. D. Bỏ chạy ra nước ngoài
Câu 16.Hình thức đấu tranh trong cuộc Cách mạng tháng Hai ở Nga 1917 là gì? A. Khởi nghĩa từng phần.
B. Biểu tình thị uy.
C. Chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang. D. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Câu 17.Thái độ của nhân dân trước việc Nga hoàng đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc như thế nào?
A. Đồng tình ủng hộ.
B. Bất lực trước tình hình đó.
C. Nổi dậy đấu tranh đòi lật đổ chế độ Nga hoàng. D. Bỏ chạy ra nước ngoài.
Câu 18.Đầu thế kỉ XX, nước Nga theo thể chế chính trị nào? A. Xã hội chủ nghĩa.
B. Dân chủ đại nghị. C. Quân chủ chuyên chế. D. Quân chủ lập hiến.
Câu 19.Tính chất của cuộc cách mạng tháng Hai ở Nga là gì? A. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.
B. Cách mạng vô sản.
C. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. D. Cách mạng văn hóa.
Câu 20. Tính chất của cuộc cách mạng Tháng Mười Nga 1917 là A. cuộc cách mạng tư sản kiểu cũ.
B. cuộc cách mạng XHCN.
C. cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. D. cuộc cách mạng tư sản điển hình.
Câu 21. Đâu khôngphải là ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga 1917? A. Mở ra kỉ nguyên mới và làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước Nga. B. Lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga giai cấp công nhân, nhân dân lao động đứng lên làm chủ đất nước.
C. Làm thay đổi cục diện chính trị thế giới.
D. Đưa tới sự ra đời của nhà nước tư sản đầu tiên trên thế giới.
Câu 23.“Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. Nguyễn Ái Quốc rút ra điều này dưới sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng nào sau đây?
A. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Trung Hoa. B. Cách mạng Tư sản Pháp.
C. Cách mạng Tháng Mười Nga. D. Cách mạng Tháng Hai ở Nga.
Câu 24. Trên tờ báo sự thật, số ra ngày 27/1/1924, Nguyễn Ái Quốc có viết: Khi còn sống, Người là cha, thầy học, đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng XHCN”. Nguyễn Ái Quốc đang nói về ai?
A. Phiden Catxtro. B. Mao Trạch Đông. C. Lênin.
D. Các Mác.
Câu 25 Trước cách mạng tháng Hai năm 1917 nước Nga tồn tại chế độ chính trị
nào?
A. Cộng hòa.
B. Quân chủ lập hiến. C. Quân chủ chuyên chế.
D. Liên minh tư sản và quý tộc mới.
Câu 26. Việc tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) đã tác động
như thế nào đối với nước Nga?
A. Giàu lên nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến.
B. Kinh tế suy sụp,quân đội thiếu vũ khí và lương thực, thua trận, mất đất. C. Phải bồi thường chiến phí với khoản tiền khổng lồ.
D. Giai cấp tư sản được hưởng lợi.
Câu 27. Sau cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga các Xô viết thành lập gồm
A. quân lính, đại địa chủ tư sản hóa. B. tư sản và đại địa chủ tư sản hóa. C. công nhân, nông dân, binh lính. D. công nhân, nông dân, tư sản.
Câu 28.“Tự do cho nước Nga” là khẩu hiệu trong cuộc đấu tranh cách mạng
nào ở nước Nga năm 1917? A. Cuộc đấu tranh của binh lính B. Cách mạng tháng Mười. C. Cách mạng tháng Hai.
D. Cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân.
Câu 29. Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga có tính chất là cuộc cách mạng
A. tư sản dân quyền. B. xã hội chủ nghĩa. C. tư sản triệt để. D. dân chủ tư sản.
Câu 30. Cục diện hai chính quyền song song không thể tồn tại lâu dài ở Nga
năm 1917 vì
A. các nước đế quốc bao vây cô lập và tổ chức tấn công vào Nga
B. sự tồn tại của hai chính quyền khiến Nga không thể phát triển kinh tế TBCN C. hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập nhau về quyền lợi.
D. sự tồn tại của hai chính quyền không đưa nước Nga thoát khỏi CTTGI.
Câu 31. Điểm giống nhau giữa cách mạng tháng Hai và cuộc cách mạng tháng
Mười ở Nga năm 1917 là đều
A. giành được chính quyền về tay nhân dân lao động.
B. đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích, đứng đầu là Lê-nin. C. lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa.
D. đưa nước Nga phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Câu 32. Từ thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga, rút ra bài học kinh
nghiệm gì cho tất cả các cuộc cách mạng vô sản trên thế giới? A. Xây dựng khối liên minh công nông.
B. Truyền thống đoàn kết của dân tộc. C. Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. D. Kết hợp giành và giữ chính quyền.
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Trình bày tình hình nước Nga trước cách mạng năm 1917.
* Chính trị:
- Đầu TK XX, nước Nga là nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga Hoàng Ni cô lai II. Chế độ này đang rơi vào tình trạng khủng hoảng.
- Năm 1914, Nga Hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước.
* Kinh tế:
Nền kinh tế của nước Nga kiệt quệ, suy sụp:
+ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đình đốn
+ quân đội thiếu vũ khí và lương thực, liên tiếp thua trận, mất đất.
* Xã hội:
- Đời sống của các tầng lớp nhân dân Nga, đặc biệt là công nhân, nông dân và hơn 100 dân tộc khác trong đế quốc Nga vô cùng cực khổ.
- Phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga Hoàng lan rộng khắp nơi. Chính phủ Nga Hoàng ngày càng trở nên bất lực, không còn khả năng để tiếp tục thống trị được nữa.
Như vậy, nước Nga trước CM là nơi hội tụ của những mâu thuẫn gay gắt phản ánh sự khủng hoảng của CĐQCCC nước Nga. Toàn bộ những mâu thuẫn gay gắt ấy đã làm cho nước Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của CNĐQ, dẫn tới sự hình thành những tiền đề khách quan cho 1 cuộc CM xã hội bùng nổ.
Câu 2: Cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga diễn ra và giành thắng lợi như thế nào? Nêu tính chất cuộc cách mạng này.
*Diễn biến
- 23/2 (8/3) Mở đầu là cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở Pê tơ rô grat. - 26/2 (11/3) diễn ra cuộc Tổng cuộc bãi công với sự hưởng ứng của công nhân toàn thành phố.
- 27/2 (12/3) dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn sê vích, công nhân đã chuyển từ bãi công chính trị thành khởi nghĩa vũ trang. Binh lính được giác ngộ đã ngả theo cách mạng, quân khởi nghĩa đã chiếm toàn bộ các công sở quan trọng, buộc Nga Hoàng Ni cô lai II phải thoái vị.
* Kết quả:
- Chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ. Nga trở thành nước Cộng hòa. - Sau Cách mạng tháng Hai, Nga xuất hiện 2 chính quyền song song tồn tại: + Xô Viết bao gồm đại biểu công nhân, nông dân và binh lính.
+ Chính phủ Lâm thời gồm đại biểu tư sản và đại địa chủ tư sản hóa. cuộc cách mạng dân chủ tư sản đã tháng Hai đã thắng lợi ở Nga.
* Tính chất: Cuộc cách mạng tháng Hai mang tính chất là cuộc cách mạng dân
chủ tư sản. (kiểu mới)
- Nhiệm vụ: Lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng. - Lãnh đạo: Đảng Bôn-sê-vich
- Lực lượng: Công nhân-nông dân-binh lính.
Câu 3:Vì sao năm 1917 nước Nga diễn ra hai cuộc cách mạng (2đ) (2đ)
- Cuộc Cách mạng tháng hai (1917) đã lật đổ chế độ Nga hoàng nhưng thành quả Cách mạng chưa thắng lợi hoàn toàn.
- Hai chính quyền song song tồn tại đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể tồn tại lâu dài. Trước tình hình đó, Lê-nin và Đảng Bôn-sê- vích đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm Cách mạng, lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời. (1đ)
- Trải qua 8 tháng đấu tranh hòa bình nhưng giai cấp tư sản không chịu từ bỏ quyền lực của mình, mặt khác lực lượng quần chúng đông đảo đủ sức lật đổ giai cấp tư sản. Chính vì vậy, Đảng Bôn-sê-vích đã chuyển sang khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền làm cuộc Cách mạng thứ Hai- Cách mạng tháng Mười.(1)đ
Câu 4: Ý nghĩa lịch của cách mạng tháng Mười Nga. (2đ)
* Đối với nước Nga:(1đ)
+ Cách mạng tháng 10 mở ra một kỉ nguyên mới và làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận hàng triệu con người ở Nga. + Lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga, giai cấp công nhân, nhân dân lao động
và các dân tộc được giải phóng thoát khỏi mọi gông xiềng nô lệ, đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.
* Đối với thế giới:
+ Cách mạng tháng Mười có ảnh hưởng mạnh mẽ tới tiến trình lịch sử và cục
diện thế giới
+ Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười và sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa Xô Viết đầu tiên trên Thế giới đã làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống hoàn chỉnh bao trùm Thế giới
Câu 5: Cách mạng tháng Mười (1917) ở Nga có ảnh hưởng như thế nào đến
Việt Nam?
Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười đến Việt Nam.
- Năm 1920, sau khi đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lê-nin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Đó là con đường đi theo Cách mạng tháng Mười Nga, con đường Cách mạng vô sản.
- Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười đến Việt Nam thông qua con đường sách báo, lí luận và qua các thanh niên tiến bộ giữa lớp huấn luyện tại Quảng Châu của Nguyễn Ái Quốc.
- Từ kinh nghiệm thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười, đó là sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Liên Xô; Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào tháng 2/1930 đã lãnh đạo Cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác:
- Trong Cách mạng, Đảng ta cũng học tập kinh nghiệm từ Cách mạng tháng Mười : Đoàn kết công – nông – binh thành một khối thống nhất để tạo nên sức mạnh vĩ đại; Xây dựng và củng cố chuyên chính vô sản; Xây dựng lực lượng Cách mạng vững chắc kết hợp chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa Quốc tế vô sản
Câu 6:Trình bày tình hình nước Nga trước cách mạng năm 1917.
* Chính trị:
- Đầu TK XX, nước Nga là nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga Hoàng Ni cô lai II. Chế độ này đang rơi vào tình trạng khủng hoảng.
- Năm 1914, Nga Hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước.
* Kinh tế:
Nền kinh tế của nước Nga kiệt quệ, suy sụp:
+ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đình đốn
+ quân đội thiếu vũ khí và lương thực, liên tiếp thua trận, mất đất.
* Xã hội:
- Đời sống của các tầng lớp nhân dân Nga, đặc biệt là công nhân, nông dân và hơn 100 dân tộc khác trong đế quốc Nga vô cùng cực khổ.