Thoát khỏi khủng hoảng kinh tế II TỰ LUẬN

Một phần của tài liệu weharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkh (Trang 71 - 73)

II. TỰ LUẬN

Câu 1 Sự phát triển của kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX.

- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) đã tạo cho nước Mĩ cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế. Trong những năm 20 của thế kỉ XX, Mỹ bước vào thời kì phồn vinh, trở thành trung tâm công nghiệp thương mại, tài chính quốc tế.

- Trong những năm 1923-1929, sản lượng công nghiệp của Mĩ tăng 69%, năm 1928 vượt quá sản lượng toàn châu Âu, chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp của thế giới, Mĩ đứng đầu thế giới về ngành sản xuất ô tô, dầu lửa, thép….Về tài chính, Mĩ nắm 60% trữ lượng vàng thế giới.

Nguyên nhân:

- Mĩ có những cơ hội trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất: Mĩ giàu

lên nhờ buôn bán vũ khí, trở thành chủ nợ.

- Giai cấp tư sản Mĩ đã dùng mọi biện pháp nhằm cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền, tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân.

Câu 2 Nước Mĩ thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế thế giới 1929- 1933 vì:

- Nước Mỹ thoát khỏi tình trạng khủng hoảng do tổng thống Mĩ Ph. Ru-dơ-ven thực hiện Chính sách mới.

- Chính sách mới bao gồm các biện pháp nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính.

Chính phủ ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng với những quy định chặt chẽ đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.

Nhà nước tư sản đã tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.

=> Chính sách mới đã góp phần giải quyết những khó khăn của nền

kinh tế, đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, làm cho nước Mỹ duy trì chế độ dân chủ tư sản.

Câu 3. Tình hình nước Mĩ trong những năm 1929 – 1939 có đặc điểm như thế nào?

Nước Mỹ trong những năm 1929-1939:

- Cuối tháng 10/1929, nước Mỹ lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy

+ Hàng nghìn ngân hàng, công ty công nghiệp và thương mại bị phá sản. Đến cuối hè năm 1932, sản xuất công nghiệp Mỹ giảm 2 lần so với năm 1929, 75% dân trại bị phá sản, hàng triệu người thất nghiệp.

- Để đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng, năm 1932 Ru-dơ-ven đắc cử Tổng thống, đã thực hiện Chính sách mới.

- Chính sách mới đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mỹ, giải quyết phần nào khó khăn cho người lao động, góp phần làm cho nước Mỹ duy trì chế độ dân chủ tư sản.

Câu 4. Trình

bày nội dung chủ yếu của Chính sách mới của Ph.Ru-dơ- ven.

Trình bày nội dung chủ yếu của Chính sách mới của Ph.Ru-dơ-ven.

Các biện pháp nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của nền kinh tế - tài chính.

- Ban hành các đạo luật phục hưng công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng... những quy định chặt chẽ, đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước. - Nhà nước tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm việc làm mới và ổn định tình hình xã hội. Câu 5. Trong thập niên 20 của thế kỉ XIX, kinh tế Mĩ và Nhật Bản có điểm gì giống nhau và khác nhau?

- Giống nhau: Cả Mĩ và Nhật Bản đều thu được nhiều lợi và ít bị mất mát trong chiến tranh.

- Khác nhau:

+ Kinh tế Mĩ phát triển cực kì nhanh chóng do cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền, tăng cường độ lao động, bóc lột công nhân.

+ Kinh tế Nhật Bản phát triển không đều, mất cân đối( trong vòng mấy năm đầu) rồi lại lâm vào khủng hoảng, công nghiệp không có sự cải thiện, nông nghiệp lạc hậu, trì trệ, kinh tế phát triển chậm chạp, bấp bênh.

BÀI 19. NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939) (1918 – 1939)

Câu 1.Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động đến nền kinh tế Nhật Bản như thế nào?

A. Kìm hãm sự phát triển kinh tế Nhật Bản.B. Biến Nhật Bản thành bãi chiến trường. B. Biến Nhật Bản thành bãi chiến trường.

Một phần của tài liệu weharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkhweharha;hdkjsdhkjdsha;hdfljksahfkh (Trang 71 - 73)