chặn đánh các đoàn xe vận tải của thực dân Pháp
Câu 12. Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây thuộc phong trào Cần Vương ở Việt
Nam cuối thế kỉ XIX?
A. Yên Thế.B. Hương Khê. B. Hương Khê. C. Yên Bái. D. Thái Nguyên. II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Phong trào Cần Vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào? Tóm lược diễn biến của phong trào Cần Vương
* Hoàn cảnh:
- Sau hai Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì.
- Phái chủ chiến trong triều đình Huế vẫn nuôi hy vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp khi có điều kiện.
- Dựa vào ý chí của nhân dân và các quan lại chủ chiến tại các địa phương, Tôn Thất Thuyết ra sức xây dựng lực lượng, tích trữ lương thảo và khí giới...
- Sau khi cuộc tấn công quân Pháp ở kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị).Tại đây, ngày 13-7-1885 ông nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân và nhân dân giúp vua cứu nước.
⟹ Phong trào Cần Vương bùng nổ. * Diễn biến. 2 giai đoạn.
- Giai đoạn 1885- 1888: Phong trào bùng nổ khắp cả nước, sôi động nhất là các tỉnh Trung Kì và Bắc Kì.
- Giai đoạn 1888- 1896: Phong trào dần quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn
Câu 2. Tại sao nói “cuộc khởi nghĩa Hương Khê là là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương”?
- Thời gian của cuộc khởi nghĩa Hương Khê kéo dài nhất, từ đầu đến cuối của phong trào Cần Vương( 1885- 1895).
- Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là những tướng lĩnh tài giỏi, có uy tín, tinh thần yêu nước, chiến đấu dũng cảm như Phan Đình Phùng, Cao Thắng...
- Địa bàn hoạt động rộng khắp 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình....
- Cuộc khởi nghĩa có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, trang bị, huấn luyện kĩ càng, tổ chức lực lượng chặt chẽ, hình thức là khởi nghĩa vũ trang...
- Gây nhiều khó khăn và tổn thất cho Pháp, đẩy lùi nhiều cuộc hành quân của Pháp...
Câu 3. Phong trào Cần Vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào?
- Pháp căn bản hoàn thành cuộc chiến tranhh xâm lược Việt Nam và thiết lập bộ máy thống trị ở Nam Kì và Bắc Kì
- Một số quan lại sĩ phu yêu nước và nhân dân phản đối việc kí hiệp ước và chống lại sự đô hộ của Pháp
- Kinh thành Huế thất thủ, nội bộ triều đình chia làm 2 phái: phái chủ hòa và phái chủ chiến (do Tôn Thất thuyết) đứng đầu. Sau đó vua Hàm Nghi ra Tân Sở (Quảng Trị) tiếp tục kháng Pháp. Tôn Thất thuyết thay mặt vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương, kêu gọi quan lại sĩ phu và nhân dân chống Pháp.
- Nhân dân ta hưởng ứng chiếu Cần vương đứng lên chống Pháp, nhiều cuộc khởi nghĩa đã bùng nổ trong thời gian này.
Câu 4. Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê đánh dấu bước phát triển cao nhất của phong trào Cần Vương?
- Thời gian tồn tại lâu nhất trong phong trào Cần Vương (suốt 10 năm) - Có quy mô rộng lớn (hoạt động rộng khắp 4 tỉnh ở Trung Kỳ: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình).
- Lập được nhiều chiến công và gây cho quân Pháp tổn thất nặng nề.
- Cuộc khởi nghĩa đã huy động đến mức cao độ sự ủng hộ và tiềm năng to lớn của nhân dân (người Kinh và người Thượng, của cả đồng bằng và miền núi). - Về quân sự, nghĩa quân đã biết sử dụng những phương thức tác chiến linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong quá trình chuẩn bị lực lượng cũng như khi giao chiến với đối phương
Câu 5. Vì sao Chiếu Cần vương được đông đảo các tầng lớp nhân dân ta hưởng ứng?
- Đó là lời kêu gọi của một ông vua trẻ, có tinh thần yêu nước, khảng khái, ông đã đứng về phía nhân dân , ủng hộ phái chủ chiến chống thực dân Pháp mong muốn giành lại độc lập dân tộc.
- Trong khi triều đình nhu nhược, cam tâm làm tay sai cho giặc, chiếu Cần vương phù hợp với tâm tư nguyện vọng và truyền thống yêu nước của nhân dân
Câu 6. Chiếu Cần vương ra đời nhằm mục đích gì? Tác dụng của chiếu Cần Vương ?
- Ngày 13 -7- 1885 tại Tân Sở ( Quảng Trị ) nhân danh vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết ra chiếu Cần vương, nhằm kêu gọi văn thân sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
- Tác dụng: Chiếu Cần vương làm bùng lên phong trào đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta, trở thành phong trào rầm rộ, sôi nổi trong suốt những năm cuối thế kỉ XIX.
Câu 7. Nêu hoàn cảnh, diễn biến của phong trào Cần Vương.
* Hoàn cảnh:
- Sau hai Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì.
- Phái chủ chiến trong triều đình Huế vẫn nuôi hy vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp khi có điều kiện.
- Dựa vào ý chí của nhân dân và các quan lại chủ chiến tại các địa phương, Tôn Thất Thuyết ra sức xây dựng lực lượng, tích trữ lương thảo và khí giới...
- Sau khi cuộc tấn công quân Pháp ở kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị).Tại đây, ngày 13-7-1885 ông nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương kêu gọi văn thân và nhân dân giúp vua cứu nước.
⟹ Phong trào Cần Vương bùng nổ. * Diễn biến. 2 giai đoạn.
- Giai đoạn 1885- 1888: Phong trào bùng nổ khắp cả nước, sôi động nhất là các tỉnh Trung Kì và Bắc Kì.
- Giai đoạn 1888- 1896: Phong trào dần quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn.
Câu 8.Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất
trong phong trào Cần Vương?
- Thời gian của cuộc khởi nghĩa Hương Khê kéo dài nhất, từ đầu đến cuối của phong trào Cần Vương( 1885- 1895).
- Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là những tướng lĩnh tài giỏi, có uy tín, tinh thần yêu nước, chiến đấu dũng cảm như Phan Đình Phùng, Cao Thắng...
- Địa bàn hoạt động rộng khắp 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình....
- Cuộc khởi nghĩa có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, trang bị, huấn luyện kĩ càng, tổ chức lực lượng chặt chẽ, hình thức là khởi nghĩa vũ trang...
- Gây nhiều khó khăn và tổn thất cho Pháp, đẩy lùi nhiều cuộc hành quân của Pháp...
Câu 9. Tại sao nói “cuộc khởi nghĩa Hương Khê là là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
nhất trong phong trào Cần Vương”?
Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương vì:
- Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, địa bàn rộng
- Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là văn thân các tỉnh Thanh –Nghệ - Tĩnh - Thời gian tồn tại 10 năm
- Tính chất ác liêt chống Pháp và triều đình phong kiến bù nhìn. - Tổ chức chặt chẽ, chỉ huy thống nhất
BÀI 27. KHỞI NGHĨA YÊN THẾ VÀ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁPCỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI CUỐI THẾ KỈ XIX CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI CUỐI THẾ KỈ XIX
PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước chống
Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX là gì?
A. Khuynh hướng phong kiến đã lỗi thời, bế tắc về đường lối đấu tranh B. Thực dân Pháp có ưu thế hơn Việt Nam về vũ khí, kĩ thuật.
C. Không biết cách tập hợp lực lượng để xây dựng mặt trận thống nhất dân tộc. D. Hình thức đấu tranh đơn độc, chỉ có khởi nghĩa vũ trang là duy nhất
Câu 2. Điểm chung của phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế cuối thế
kỉ XIX ở Việt Nam là
A. mục tiêu đánh Pháp.
B. do văn thân, sĩ phu lãnh đạo.C. bảo vệ chế độ phong kiến. C. bảo vệ chế độ phong kiến.